Trang chủ » Danh nhân » Dịch thuật danh nhân

Category Archives: Dịch thuật danh nhân

Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thư viện

Tự tìm ra thiên phận

Điều 5: Tự mình tìm ra thiên phận của mình

Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng

Hãy tự tìm ra thiên phận của bạn. Trước hết hãy thiết tha mong muốn và cầu nguyện. Nếu bền tâm tiếp tục cầu nguyện, tự nhiên tự bạn sẽ tìm ra thiên phận của mình trong cuộc sống hàng ngày.

[Đọc tiếp]

Những điều xin ghi nhớ để sống

Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke
Người Dịch: Nguyễn Sơn Hùng

LỜI NGƯỜI DỊCH: Khi sắp trọn 90 tuổi, MATSUSHITA Kônosuke, nhà sáng lập tập đoàn Panasonic ngày nay, đã tuyển chọn đút kết 28 hạng mục mà ông nghĩ là nên ghi nhớ để sống ở đời. Trong tác phẩm “NHỮNG ĐIỀU KIỆN CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO” (2) ông đã nêu ra 102 điều. Từ đó chúng ta có thể hiểu 28 hạng mục được giới thiệu dưới đây rất quan trọng đối với ông để thành công trong việc làm người.

[Đọc tiếp]

Giải thưởng truyền hình Hanns-Joachim Friedrichs: Mai Thi Nguyen-Kim và Harald Lesch

Nguồn: Hanns-Joachim-Friedrichs Foundation
Người dịch: Tôn Thất Thông

Ký giả khoa học Dr. Ing. Mai Thi Nguyen-Kim và ký giả khoa học Giáo sư Harald Lesch được trao giải thưởng Hanns-Joachim-Friedrichs-Preis 2019.

(Ghi chú ND: Hanns-Joachim Friedrichs là ký giả xuất sắc của đài truyền hình ARD. Chương trình nổi tiếng nhất của ông là Tagesthemen – Câu chuyện hàng ngày. ARD hay gọi là Đài I, bên cạnh Đài II ZDF, là đài truyền hình lớn nhất của Đức. Mai Thi là con gái út của hai bạn V&S, du học Tây Đức năm 1970).

[Đọc tiếp]

Đọc Karl Marx! Một cuộc trao đổi với Immanuel Wallerstein

Marcello Musto phỏng vấn Immanuel Wallerstein

Trong ba thập kỉ qua, các chính sách và hệ tư tưởng tân tự do gần như không bị thách thức trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, cùng với những bất bình đẳng sâu sắc tồn tại trong lòng xã hội chúng ta – đặc biệt giữa phương Bắc và phương Nam– và các vấn đề môi trường đầy thảm họa của thời đại chúng ta đã thúc giục nhiều học giả, nhà phân tích kinh tế và chính trị gia mở lại cuộc tranh luận về tương lai của chủ nghĩa tư bản và sự cần thiết của một đối chọn khác. Chính trong bối cảnh này, hầu như ở khắp nơi trên thế giới, nhân dịp sinh nhật lần thứ 200 của Marx, đã có “sự hồi sinh của Marx”; trở về với vị tác gia trong quá khứ vốn thường bị gắn kết một cách sai trái với chủ nghĩa giáo điều Marx – Lenin, và sau đó nhanh chóng bị bác bỏ sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin [tháng 11/ 1991].

Đọc tiếp