URANI – nguồn năng lượng sạch? Phần 1
Tác giả: TS Phạm Hải Hồ
Quá trình khai thác urani
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu hiện nay, việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả là hai giải pháp hiển nhiên, không cần tranh cãi. Các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu lửa, than đá, khí thiên nhiên tạo ra nhiều khí nhà kính, nguyên nhân chủ yếu của hiểm họa nói trên. Hơn nữa, trữ lượng của chúng lại ngày càng giảm và sẽ cạn kiệt trong một tương lai không xa lắm.
Tìm hiểu nước Đức: Xây dựng khung trật tự cạnh tranh
Tác giả: Tôn Thất Thông
Giới thiệu: Kể từ sau thế chiến thứ II nước Đức theo đuổi mô hình Kinh tế Thị trường Xã hội, một mô hình đã đưa nước Đức phát triển từ tình trạng điêu tàn năm 1945 để trở thành một quốc gia có kinh tế mạnh nhất châu Âu. Mô hình kinh tế này đã được thay đổi và bổ sung theo từng thời kỳ, nhưng những chính sách chủ đạo vẫn còn giá trị và còn áp dụng cho đến bây giờ. Mô hình kinh tế này đặt trên nền tảng lý thuyết „Tự do trong Trật tự“ (Ordoliberalism) do trường phái Freiburg, đứng đầu là giáo sư Walter Eucken khởi xướng từ thập niên 1930. Lý thuyết này phác họa 7 nguyên tắc có tính chất kiến tạo và 4 nguyên tắc có tính chất điều phối cho một trật tự kinh tế mà họ cho rằng sẽ bền vững lâu dài. Thế nào là khung trật tự kinh tế? Làm thế nào để kiến tạo nó? Làm thế nào để duy trì và bảo vệ nó? Bài viết sau đây chỉ là vài gợi ý ban đầu cho những ai quan tâm nghiên cứu sâu hơn chính sách kinh tế Đức. Qua đó có thể phát hiện nhiều nhân tố khả dĩ áp dụng được cho một nước mới phát triển như Việt Nam.
Nhân mùa khai trường, vài đề nghị cụ thể về giáo dục
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai
Bài này đặt trọng tâm trên vài đề nghị có tính bền vững cho những cải tổ giáo dục cần làm để hướng tới một trường học hiện đại, nơi thầy và trò cùng hạnh phúc làm việc, để các em tiến tới việc làm chủ một số tri thức và kỹ năng có thể giúp chúng sống chung với người khác trong một xã hội bình an.