Bạch Đằng: Một chiến trường xưa hiển lộ dần
Tác giả: Lauren Hilgers
Dịch giả: Trần Ngọc Cư
Một nhóm khảo cổ quốc tế khám phá vết tích của trận thủy chiến Bạch Đằng:
Đã hơn một lần, quân xâm lược dùng sông Bạch Đằng để tiến chiếm Thăng Long, vì thế lãnh đạo quân sự Việt Nam, qua nhiều thế kỷ, đã nghiên cứu các phụ lưu và thủy triều của dòng sông vốn thay đổi địa hình theo từng con nước lên xuống. Tri kiến này là cơ sở để phát triển các chiến thuật quân sự cao cấp và đóng một vai trò chủ yếu trong trận hỏa chiến có tầm kích của một thiên anh hùng ca vào năm 1288 giữa các lực lượng của Tướng Trần Hưng Đạọ và một đội thuyền được Hoàng đế Hốt Tất Liệt (Kublai Khan) đầy quyền lực của Trung Quốc giao nhiệm vụ viễn chinh. Trận Bạch Đằng đã thắp sáng một vùng trời nước đầm lầy với những chiến thuyền đang chìm và đang bốc cháy, tạo cho Trần Hưng Đạo một chỗ đứng vinh quang trong lịch sử Việt Nam.
[Đọc tiếp]
Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng (3)
Tác giả: Jerry Z. Muller
Trần Ngọc Cư dịch
Xin giới thiệu phần thứ ba, cũng là phần cuối cùng của loạt bài “Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng”. Quí độc giả nào chưa xem các phần trước, xin tham khảo Phần 1 ở đây và Phần 2 ở đây.
Trong bài tiểu luận này, Giáo sư Jerry Z. Muller phân tích những đặc tính bất biến của chủ nghĩa tư bản, đó là tính năng động kinh tế cũng như tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế – những đặc tính luôn luôn đi với nhau như bóng với hình; như cái Thiện và cái Ác cùng tồn tại một lúc trong thân phận con người. Để đối phó với tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong thế giới tư bản tiên tiến, đặc biệt tại Hoa Kỳ, Muller nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì một chính sách nhà nước phúc lợi hợp lý để đảm bảo sự ổn định và hài hòa xã hội, đồng thời chống lại cả loại hình chính trị đặc quyền đặc lợi (politics of privilege) của cánh Hữu lẫn loại hình chính trị sách động hận thù (politics of resentment) của cánh Tả.
[Đọc tiếp]
Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng (2)
Tác giả: Jerry Z. Muller
Trần Ngọc Cư dịch
Xin giới thiệu phần thứ hai của loạt bài “Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng”. Quí độc giả nào chưa xem phần một, xin tham khảo Phần 1 ở đây.
Trong bài tiểu luận này, Giáo sư Jerry Z. Muller phân tích những đặc tính bất biến của chủ nghĩa tư bản, đó là tính năng động kinh tế cũng như tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế – những đặc tính luôn luôn đi với nhau như bóng với hình; như cái Thiện và cái Ác cùng tồn tại một lúc trong thân phận con người. Để đối phó với tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong thế giới tư bản tiên tiến, đặc biệt tại Hoa Kỳ, Muller nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì một chính sách nhà nước phúc lợi hợp lý để đảm bảo sự ổn định và hài hòa xã hội, đồng thời chống lại cả loại hình chính trị đặc quyền đặc lợi (politics of privilege) của cánh Hữu lẫn loại hình chính trị sách động hận thù (politics of resentment) của cánh Tả.
[Đọc tiếp]
Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng (1)
Tác giả: Jerry Z. Muller
Trần Ngọc Cư dịch (đã đăng lần đầu trên Pro&Contra 25.6.2013)
Dẫn nhập: Trong trận chiến ý thức hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, người ta có thể nói không sai là chủ nghĩa tư bản đã thắng. Thậm chí một số nước “cộng sản” như Trung Quốc và Việt Nam cũng đang ôm ấp một dạng thức nào đó của chủ nghĩa tư bản, mà có người gọi là “tư bản nhà nước”, hay một cách mỉa mai “tư bản đỏ”.
Dù dưới dạng thức nào đi nữa, ít ai có thể chối cãi rằng chủ nghĩa tư bản là đường lối hữu hiệu nhất để tạo ra đời sống thịnh vượng kinh tế cho xã hội loài người.
Trong bài tiểu luận sau đây, Giáo sư Jerry Z. Muller phân tích những đặc tính bất biến của chủ nghĩa tư bản, đó là tính năng động kinh tế cũng như tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế – những đặc tính luôn luôn đi với nhau như bóng với hình; như cái Thiện và cái Ác cùng tồn tại một lúc trong thân phận con người. Để đối phó với tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong thế giới tư bản tiên tiến, đặc biệt tại Hoa Kỳ, Muller nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì một chính sách nhà nước phúc lợi hợp lý để đảm bảo sự ổn định và hài hòa xã hội, đồng thời chống lại cả loại hình chính trị đặc quyền đặc lợi (politics of privilege) của cánh Hữu lẫn loại hình chính trị sách động hận thù (politics of resentment) của cánh Tả.
[Đọc tiếp]
Trí thức Việt Nam hôm qua và hôm nay
Nhân đọc lại email của anh bạn PDT ở Berlin: “Đôi khi mình không khỏi không nghĩ là vấn nạn của quê hương phải chăng trước tiên là thất bại của trí thức VN?” tôi chợt thấy rằng, đây là vấn đề rất nhạy cảm (về tâm lý xã hội), nhưng cũng nên đặt lên bàn để mọi người cùng tham gia bàn luận. Trong tinh thần đó, chúng tôi giới thiệu vài góc nhìn sắc sảo của ông Vương Trí Nhàn, nhà phê bình văn hóa xã hội tiếng tăm trong nước với hy vọng rằng qua đây sẽ có thêm nhiều ý kiến khác. Qũy thời gian không còn nhiều để tiếp tục im lặng và lẩn tránh vấn đề này.
[Đọc tiếp]
Đừng để mất rồi mới tiếc !
Trò chuyện với ông Nguyễn Thanh Lâm
Ghi chép và thực hiện: Nguyễn Quang
Chiều 3/3/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Cuộc họp lần thứ VI của Ủy ban Quốc gia về biến đổi khí hậu, với nhiều nội dung quan trọng. Trò chuyện với Sinh Viên Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Lâm, chuyên gia chương trình nghiên cứu tổng thể Mekong Delta nhận định, biến đổi khí hậu là một câu chuyện mà mọi người Việt Nam cần nhận thức sâu sắc hơn nữa, nhìn ra những thách thức của tương lai để gìn giữ đất và nước.
[Đọc tiếp]
Nhật Bản 1955 – 1973
Tác giả: Trần Văn Thọ
Giai đoạn ấy đúng là một thời đại rực rỡ trong lịch sử Nhật. Thử lùi thêm lại lịch sử để xem đêm trước của thời đại đó có những đặc tính gì.
Đêm trước đó có thể hình dung bằng một một câu ngắn: người dân tin tưởng vào tương lai của đất nước, ai cũng mơ về một ngày mai tươi sáng và thấy có trách nhiệm để làm cho giấc mơ trở thành hiện thực. Không khí nói chung là như vậy nhưng ai là những người dẫn dắt dư luận để tạo ra niềm tin và thổi vào tâm hồn người dân giấc mơ đó? Đó là lãnh đạo chính trị, là trí thức, là lãnh đạo doanh nghiệp. Với tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm cao, họ kết tập trí tuệ của mọi tầng lớp để làm cho Nhật khắc phục sự hoang tàn đổ nát sau Thế chiến II, khắc phục sự tủi nhục phải chịu sự cai trị của quân đội Mỹ (đến năm 1951) và vươn lên địa vị của một đất nước thượng đẳng.
Sự hổ thẹn dưới vài góc nhìn
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai
Sống và chết vì hổ thẹn? Từ Đông sang Tây ta đều có những thí dụ như thế.
Ai trong chúng ta đều đã phải, ít nhất là một lần, đối mặt với sự hổ thẹn.
Đó là một hiện tượng của người sống trong xã hội – hổ thẹn vì không đúng chuẩn, vì ngại ánh mắt phán xét của người khác…
[Đọc tiếp]
Khoa học và chính trị ?
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai
Nghị định số 109/2012 NĐ-CP thay thế Viện Xã hội học bằng một Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội với mục đích nghiên cứu và đào tạo để tư vấn cho Đảng và nhà nước để phát triển nhanh và phát triển bền vững…
[Xin đọc tiếp bài bình luận]
Thị phần dệt may Campuchia tại EU vượt Việt Nam
Xin giới thiệu độc giả bài báo hôm nay, để báo động thêm về tình hình tụt hậu của VN so với thế giới. Cũng cần đính chính chút đỉnh về ý kiến của tác giả bài báo: “Đây có thể là một cảnh báo về năng lực cạnh tranh của Việt Nam kém đi do đồng nội tệ định giá theo đồng đô la Mỹ vốn đã tăng giá so với hầu hết mọi đồng tiền của các nước“. Nếu chỉ là như thế thì không khó gì để điều chỉnh kỹ thuật. Vấn đề nằm ở gốc sâu xa hơn: ngày nào kinh tế tư nhân chưa được thừa nhận, bảo vệ tuyệt đối, khuyến khích, nâng đỡ thì doanh nhân Việt Nam còn thận trọng trong đầu tư và Việt Nam còn tiếp tục tụt hậu. Hy vọng bộ phận chóp bu đã mở mắt ra?