Trang chủ » 2022 » Tháng Một

Monthly Archives: Tháng Một 2022

Tháng Một 2022
H B T N S B C
 12
3456789
10111213141516
17181920212223
24252627282930
31  

Thư viện

Tại sao người Nhật có rất nhiều họ?

Dân số của Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Đại Hàn vào năm 2020 lần lượt là 1,439 triệu, 126 triệu, 97 triệu và 51 triệu người. Trong khi đó số họ, family name trong tiếng Anh và 名 字 (myoji) trong tiếng Nhật, của người dân trong các quốc gia nói trên lần lượt là khoảng 5 ngàn, 200 ngàn, 1 ngàn (số họ của người Kinh chỉ khoảng 165) và 300 họ. Số họ của Nhật Bản nhiều hơn Trung Quốc 40 lần, Việt Nam 200 lần và Đại Hàn 900 lần.

[Đọc tiếp]

Hoa và trái (Thầy Nhất Hạnh trong tôi)

Tác giả: Cao Huy Thuần

DĐKP giới thiệu: Trong bài trước, chúng tôi giới thiệu cảm nghĩ của một khoa học gia thế hệ trẻ, mà như cô nói, đến lúc ra ngoại quốc mới biết đến một người Việt Nam nức tiếng năm châu. Tiếp theo xin giới thiệu cảm xúc của một học giả thuộc thế hệ lớn tuổi, sinh ra và lớn lên ở Huế cùng quê hương với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đã sát cánh với nhau suốt mọi chặng đường thăng trầm của quê hương: Cao Huy Thuần, giáo sư đại học Paris. Dù có lúc hai người ở hai nơi cách nhau nửa quả địa cầu, nhưng đều hoạt động cho một chí hướng chung: hết lòng vì đạo pháp, vì hòa bình, vì tự do và tiến bộ. Và cho đến tuổi xế chiều, cả hai vẫn tiếp tục hành động cho những ước mơ chưa thành tựu.

[Đọc tiếp]

Thích Nhất Hạnh và những quan điểm đối chọi khi nói về ông

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Phương Mai, ĐH Khoa học Ứng dụng Amsterdam

DĐKP giới thiệu: Tiếp theo trong loạt bài về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, chúng tôi hân hạnh giới thiệu những ý nghĩ của một nữ khoa học gia thuộc thế hệ trẻ, sinh ra, lớn lên và thành đạt ở Việt Nam, rồi ra nghiên cứu lâu năm tại đại học Amsterdam. Đây là những ý nghĩ chân thành rất thú vị của nhà khoa học nói về một người, mà như tác giả nói, là cô chưa từng nghe tên trong thời gian ở quê nhà, mãi đến khi ra ngoại quốc mới biết đến một vị Thiền sư mà tên tuổi vang danh khắp nơi trên thế giới, làm vẻ vang cho người Việt Nam. Và như cô nói, tên tuổi của Thiền sư được nhắc đến nhiều lần trong các bài giảng lý thuyết ở Đại học như một “Father of mindfulness”.

[Đọc tiếp]

Cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tác giả: Văn Tâm

DĐKP giới thiệu: Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã vĩnh viễn rời xa chúng ta. Mặc dù từ ba năm qua, ai cũng biết sẽ có ngày này, nhưng giờ đây, ai cũng có cảm giác như rơi vào một khoảng trống sâu thẳm, đau khổ tiếc thương cho một cuộc đời vĩ đại. Lúc trẻ, Thiền sư là linh hồn của trào lưu “thanh niên phụng sự xã hội” ở miền Nam, lúc trưởng thành Thiền sư nhiệt tình dấn thân cho hòa bình, nhân quyền bất bạo động, lúc về già Thiền sư quên mình để phục vụ đạo pháp, phục vụ cho đời, xoa dịu khổ đau cho bao nhiêu người. Lời giáo huấn của Thiền sư đã thấm sâu vào trái tim của hàng triệu người khắp mọi nơi trên thế giới. Thiền sư đã mang ánh sáng từ bi của Đức Phật tỏa vào thế giới u minh. Để tưởng nhớ công ơn của một vị Thầy vĩ đại, DĐKP không có khả năng bày tỏ cảm xúc của mình, mà chỉ có thể chép lại cuộc đời của Thiền sư để độc giả chiêm nghiệm sau này. Xin cám ơn bạn Văn Tâm và Luật Khoa Newsletter đã cống hiến một bài viết công phu, súc tích và đặc sắc.

[Đọc tiếp]

Đức Quốc xã truyền cảm hứng cho những người cộng sản Trung Quốc

Tác giả: Chang Che, The Atlantic, December 1, 2020.
Người dịch: Lê Nguyễn

DĐKP giới thiệu: Trong 20 năm qua, lý thuyết chính trị của đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thay đổi hẳn nội dung. Nhà nước mạnh, nhà nước chuyên chế, lãnh tụ quyền lực tuyệt đối trở thành những khái niệm chủ đạo và công khai trong các học thuyết ra đời thời gian qua. Để biện minh cho tư tưởng Tập Cận Bình, nhà lý luận Vương Hổ Ninh không thèm đếm xỉa đến Marx-Lenin, nhưng không ngần ngại đem học thuyết „nhà chuyên chế quyền lực“ của Niccolò Machiavelli ra làm chuẩn (xem ở đây), một học thuyết đã bị châu Âu cho về hưu cách đây 500 năm. Bây giờ, DĐKP xin giới thiệu bài viết mới để độc giả thấy rằng, ĐCSTQ không ngần ngại áp dụng cả học thuyết của Đức Quốc xã để biện minh cho „nhà nước chuyên chế tuyệt đối“, „nhà nước toàn trị“ khi đưa ra các chính sách bóp nghẹt tự do của công dân.

[Đọc Tiếp]

Tự do xuất bản thúc đẩy sự phát triển văn minh

Tác giả: Tôn Thất Thông

Giới thiệu: Chính sách độc quyền xuất bản của Việt Nam hiện nay có thể mang lại tai hại nào cho sự phát triển văn minh quốc gia? Xin giới thiệu câu chuyện lịch sử châu Âu cách đây 500 năm để chiêm nghiệm. Hy vọng qua đây, thanh niên trí thức ở Việt Nam thấy rõ hơn tầm quan trọng của quyền tự do xuất bản, một phương tiện then chốt để quảng bá tri thức và kiến tạo nền văn minh châu Âu trước đây. Họ đã hưởng quyền tự do xuất bản để phổ biến tri thức từ thế kỷ 16, cho nên mới văn minh sớm hơn các lục địa khác. Tiếc thay, các bạn trẻ ở Việt Nam đang bị cướp mất quyền tự do đó. Hãy làm mọi chuyện để giành lại, cho mình và con cháu về sau được hưởng.

[Đọc tiếp]

Truyện Banzan tìm thầy để học

Tác giả: Nguyễn Sơn Hùng

Được giới thiệu của con rể của lãnh chúa Ikeda Terumasa, năm 16 tuổi (1634) Kumazawa Banzan đã phục vụ cho cháu nội ông là Ikeda Mitsumasa, sau là lãnh chúa của phiên Okayama. Năm 1637 (19 tuổi) Banzan xin đi tùng quân dẹp loạn nhưng không được chấp nhận nên trở về quê. Sau đó Banzan đi đây đó để tìm thầy học. Năm 1641 (23 tuổi) trên đường tìm thầy, khi nghe một võ sĩ (samurai) ở quán trọ kể lại chuyện người dẫn ngựa mướn ở quê của Nakae Tôju, Banzan quyết định đến nhà Tôju xin được học.

[Đọc tiếp]

COVID-19 sẽ biến đổi chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào

COVID-19 sẽ biến đổi chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào và ASEAN phải ứng phó ra sao?
Giám đốc nghiên cứu: Hong Jukhee
Nhóm biên tập: Mohd Imran Said Mohd Shamsunahar, Eleen Ooi Yi Ling, Nor Amirah Mohd Aminuddin. CARIASEAN Research and Advocacy | 11 tháng 4, 2020
Người dịch: Lê Nguyễn

Lời giới thiệu: Nghiên cứu này được viết vào giữa tháng 4 năm 2020 trong giai đoạn thế giới đang hết sức hoảng hốt, lo sợ, bối rối đối đầu với đại dịch Covid-19 như một bóng đen ập xuống. Thị trường chứng khoán dao động trong biên độ khủng hoảng hàng ngày tưởng chừng như có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Đã gần hai năm trôi qua nhưng đại dịch vẫn còn đó, cho dù thế giới có phần bình tỉnh hơn do có thêm vắc xin và các loại thuốc kháng khuẩn khác. Nhưng các biến thể vi rút vẫn tiếp tục xuất hiện do số lượng chích ngừa vẫn còn rất thấp, nhất là ở các nước đang phát triển. Tác động gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu của Covid-19 từ những ngày đầu đại dịch vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn trầm trọng hơn, lạm phát đã trở lại sau nhiều thập kỷ vắng bóng. Bài viết này đã có gần hai năm nhưng vẫn còn giá trị tham khảo xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

[Đọc tiếp]