Trang chủ » Dịch thuật Văn học thế giới

Category Archives: Dịch thuật Văn học thế giới

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Bộ sách 9 cuốn „Những nhà tư tưởng lớn“

Người giới thiệu sách: Tôn Thất Thông

Trong vòng ba năm từ 2015 đến cuối 2017, TS Triết học Walther Ziegler hoàn tất một công trình đồ sộ thuộc tủ sách „Những nhà tư tưởng lớn“ (Große Denker in 60 Minuten) bao gồm 20 tác phẩm, mỗi cuốn trình bày một nhà tư tưởng lớn, đa số thuộc thời cận và hiện đại. Bộ sách thật sự là một quả bom tấn trong thị trường sách triết học ở Đức. Nó nhanh chóng được phổ biến rộng rãi và sớm được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Anh, bây giờ thêm tiếng Việt...

[Đọc tiếp tại đây]
(Hoặc xem phiên bản trước trên Diendan.org)

Prometheus

Tác giả: Johann Wolfgang von Goethe
Người dịch: Phạm Hải Hồ

Goethe sáng tác bài ode Prometheus trong khoảng thời gian 1772-1774 giữa trào lưu văn học đươc gọi theo tên vở kịch “Sturm und Drang” (tạm dịch là “Giông bão và thôi thúc”) của nhà thơ – nhà soạn kịch Friedrich Maximilian Klinger. Trào lưu Giông bão và thôi thúc hình thành trong thời đại Khai sáng và kéo dài từ năm 1770 đến 1780…

[Đọc tiếp]

Ocean Vương và tác phẩm 24 thứ tiếng

Phỏng vấn: Khuê Phạm (ZEIT ONLINE Team)
Người dịch: Tôn Thất Thông

ND: Hiếm khi có một tiểu thuyết của tác giả gốc Việt trở thành Bestseller được dịch ra 24 thứ tiếng. Và càng thú vị hơn khi được đọc bài phỏng vấn tác giả rất đặc sắc trên báo chí quốc tế. Điều thú vị thứ nhất, người được phỏng vấn là Ocean Vương, một người Mỹ gốc Việt mới 30 tuổi, vừa xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay trong năm nay, đã trở thành một bestseller của New York Times và nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng. Thứ hai, Ocean Vương rời bỏ Việt Nam năm 1990 lúc mới lên hai, gia đình nông dân nghèo, không ai giúp đỡ nhưng cuối cùng, với hai bàn tay trắng đã vươn lên vị trí vinh quang mà hàng triệu người mơ ước. Thứ ba, người phỏng vấn là nhóm ký giả tờ báo lớn của Đức, ZEIT ONLINE, được hướng dẫn bởi nữ ký giả Khuê Phạm, một người Đức gốc Việt thế hệ hai. Thứ tư, nội dung phỏng vấn xoay quanh chủ đề nhập cư, và dường như có một sự đồng cảm sâu sắc giữa người phỏng vấn và người trả lời. Lối đặt câu hỏi và phong cách đối đáp của hai bên quả thật tuyệt diệu đối với dân nhập cư, nhất là người nhập cư châu Á. Cuộc phỏng vấn cho ta thêm một cảm giác thú vị rằng, cộng đồng trí thức Việt Nam ở hải ngoại không phải chỉ có chuyên gia trong các ngành nghề truyền thống, mà đã có những who-is-who trong văn học và truyền thông đại chúng. Người dịch xin thay đổi tựa đề cho phù hợp.

[Đọc tiếp]