Trang chủ » Posts tagged 'Dịch thuật'

Tag Archives: Dịch thuật

Tháng Năm 2023
H B T N S B C
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Bạch Đằng: Một chiến trường xưa hiển lộ dần

Tác giả: Lauren Hilgers
Dịch giả: Trần Ngọc Cư

Một nhóm khảo cổ quốc tế khám phá vết tích của trận thủy chiến Bạch Đằng:

Đã hơn một lần, quân xâm lược dùng sông Bạch Đằng để tiến chiếm Thăng Long, vì thế lãnh đạo quân sự Việt Nam, qua nhiều thế kỷ, đã nghiên cứu các phụ lưu và thủy triều của dòng sông vốn thay đổi địa hình theo từng con nước lên xuống. Tri kiến này là cơ sở để phát triển các chiến thuật quân sự cao cấp và đóng một vai trò chủ yếu trong trận hỏa chiến có tầm kích của một thiên anh hùng ca vào năm 1288 giữa các lực lượng của Tướng Trần Hưng Đạọ và một đội thuyền được Hoàng đế Hốt Tất Liệt (Kublai Khan) đầy quyền lực của Trung Quốc giao nhiệm vụ viễn chinh. Trận Bạch Đằng đã thắp sáng một vùng trời nước đầm lầy với những chiến thuyền đang chìm và đang bốc cháy, tạo cho Trần Hưng Đạo một chỗ đứng vinh quang trong lịch sử Việt Nam.
[Đọc tiếp]

Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng (3)

Tác giả: Jerry Z. Muller
Trần Ngọc Cư dịch

Xin giới thiệu phần thứ ba, cũng là phần cuối cùng của loạt bài “Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng”. Quí độc giả nào chưa xem các phần trước, xin tham khảo Phần 1 ở đây và Phần 2 ở đây.

Trong bài tiểu luận này, Giáo sư Jerry Z. Muller phân tích những đặc tính bất biến của chủ nghĩa tư bản, đó là tính năng động kinh tế cũng như tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế – những đặc tính luôn luôn đi với nhau như bóng với hình; như cái Thiện và cái Ác cùng tồn tại một lúc trong thân phận con người. Để đối phó với tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong thế giới tư bản tiên tiến, đặc biệt tại Hoa Kỳ, Muller nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì một chính sách nhà nước phúc lợi hợp lý để đảm bảo sự ổn định và hài hòa xã hội, đồng thời chống lại cả loại hình chính trị đặc quyền đặc lợi (politics of privilege) của cánh Hữu lẫn loại hình chính trị sách động hận thù (politics of resentment) của cánh Tả.
[Đọc tiếp]

Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng (2)

Tác giả: Jerry Z. Muller
Trần Ngọc Cư dịch

Xin giới thiệu phần thứ hai của loạt bài “Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng”. Quí độc giả nào chưa xem phần một, xin tham khảo Phần 1 ở đây.

Trong bài tiểu luận này, Giáo sư Jerry Z. Muller phân tích những đặc tính bất biến của chủ nghĩa tư bản, đó là tính năng động kinh tế cũng như tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế – những đặc tính luôn luôn đi với nhau như bóng với hình; như cái Thiện và cái Ác cùng tồn tại một lúc trong thân phận con người. Để đối phó với tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong thế giới tư bản tiên tiến, đặc biệt tại Hoa Kỳ, Muller nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì một chính sách nhà nước phúc lợi hợp lý để đảm bảo sự ổn định và hài hòa xã hội, đồng thời chống lại cả loại hình chính trị đặc quyền đặc lợi (politics of privilege) của cánh Hữu lẫn loại hình chính trị sách động hận thù (politics of resentment) của cánh Tả.
[Đọc tiếp]

Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng (1)

Tác giả: Jerry Z. Muller
Trần Ngọc Cư dịch (đã đăng lần đầu trên Pro&Contra 25.6.2013)

Dẫn nhập: Trong trận chiến ý thức hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, người ta có thể nói không sai là chủ nghĩa tư bản đã thắng. Thậm chí một số nước “cộng sản” như Trung Quốc và Việt Nam cũng đang ôm ấp một dạng thức nào đó của chủ nghĩa tư bản, mà có người gọi là “tư bản nhà nước”, hay một cách mỉa mai “tư bản đỏ”.

Dù dưới dạng thức nào đi nữa, ít ai có thể chối cãi rằng chủ nghĩa tư bản là đường lối hữu hiệu nhất để tạo ra đời sống thịnh vượng kinh tế cho xã hội loài người.

Trong bài tiểu luận sau đây, Giáo sư Jerry Z. Muller phân tích những đặc tính bất biến của chủ nghĩa tư bản, đó là tính năng động kinh tế cũng như tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế – những đặc tính luôn luôn đi với nhau như bóng với hình; như cái Thiện và cái Ác cùng tồn tại một lúc trong thân phận con người. Để đối phó với tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong thế giới tư bản tiên tiến, đặc biệt tại Hoa Kỳ, Muller nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì một chính sách nhà nước phúc lợi hợp lý để đảm bảo sự ổn định và hài hòa xã hội, đồng thời chống lại cả loại hình chính trị đặc quyền đặc lợi (politics of privilege) của cánh Hữu lẫn loại hình chính trị sách động hận thù (politics of resentment) của cánh Tả.
[Đọc tiếp]

Đông Âu 25 năm hậu cộng sản

Đã 25 năm kể từ ngày toàn bộ gần 15 nước Đông Âu sụp đổ, chấm dứt một thời kỳ hơn 45 năm xã hội chủ nghĩa với chế độ độc đảng. Sau đó không lâu Liên Bang Xô Viết cũng tan rã để cho các nước vệ tinh chung quanh giành lại độc lập. Về mặt chính trị, rõ ràng đây là một bước tiến cách mạng lớn nhất thế kỷ. Về mặt kinh tế, các nước Đông Âu có tăng trưởng hơn hay không? Dân chúng Đông Âu bây giờ thỏa mãn hơn với cuộc sống mới hay còn tiếc nuối chế độ cũ? Hai tác giả Shleifer và Treisman làm một tổng kết có giá tri, Trân Ngọc Cư dịch ra tiếng Việt.
Xin mời quí độc giả theo dõi:
Bản dịch của Trần Ngọc Cư: Những nước bình thường: phương Đông 25 năm hậu cộng sản. Pro&Contra, Tháng 11 30, 2014
Bản gốc tiếng Anh của Andrei Shleifer and Daniel Treisman: Normal Countries
The East 25 Years After Communism
. Foreign Affairs November 2014