Trung Quốc có hai con đường dẫn đến thống trị thế giới
Tác giả: HAL BRANDS VÀ JAKE SULLIVAN – Foreign Policy – 22 tháng Năm 2020
Người dịch : Lê Nguyễn
Tóm lược: Các chế độ độc tài chuyên chính, dù là Liên Bang Xô Viết hay Trung Quốc có xuất xứ từ chủ nghĩa Mao, sẽ không bao giờ ngừng việc thách thức các nước có lối sống tự do, dân chủ và tôn trọng các quyền con người đứng đầu là Mỹ. Bài viết này cho thấy Trung Quốc có thể đang tích cực tiến hành một trong hai phương thức hoặc cả hai để thách thức vị thế của Hoa Kỳ trên thế giới tương tự như Liên Xô đã làm sau thế chiến thứ hai trong Chiến tranh Lạnh. Tình hình thế giới trong Chiến tranh Lạnh so với hiện nay khác nhau rất nhiều nhưng nội dung của cuộc đối đầu đó vẫn giữ nguyên mức độ. Hoa Kỳ có thể thua cuộc trước thách thức tranh giành bá chủ thế giới của Trung Quốc, một chế độ cho dù bị ngờ vực và khó tin cậy do tính chất cai trị bằng độc tài chuyên chính, vẫn không làm cho họ rời ý định. Nhưng khả năng thành công của họ cũng khó lường nếu các yếu tố kinh tế và chính trị bên trong Trung Quốc có điều bất ổn.
Nước Mỹ có nguy cơ đánh mất lợi thế phát minh sáng chế như thế nào?
Tác giả: Walter Isaacson – Time.com 03-01-2019
Người dịch: Lê Nguyễn
Tóm lược: Hoa kỳ đã dẫn đầu thế giới trong phát minh khoa học kỹ thuật kể từ sau Thế chiến thứ hai và không ngừng áp dụng những tiến bộ đó để nâng cao chất lượng cuộc sống, gần nhất là internet và các ứng dụng của nó. Nhưng những thập niên gần đây, chính phủ Hoa kỳ đã giảm mạnh kinh phí cho lĩnh vực nghiên cứu phát minh. Bộ ba tam giác là chính phủ, học viện và công nghiệp tư nhân đang bị đảo ngược về lảnh đạo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Kết luận bài viết của giáo sư Walter Isaacson khuyến cáo Hoa Kỳ cần gấp rút xem xét lại chính sách tài trợ là bước quan trọng đầu tiên để tạo ra, một lần nữa, những đột phá trong nghiên cứu sẽ dẫn đến những đổi mới trong tương lai, thay vì tiếp tục con đường hiện nay của Mỹ là phá hủy hạt giống của Hoa Kỳ trước vụ thu hoạch tiếp theo.
Đóng tài khoản Trump: Chủ của Twitter đã phân bua như thế nào
Tác giả: Jack Dorsey, chủ nhân mạng xã hội Twitter
Người dịch: Trần Ngọc Cư
DĐKP giới thiệu: Chỉ còn một ngày nữa là lễ tuyên thệ của Joe Biden hoàn tất. Nếu trong vòng 24 giờ nữa vẫn không có gì xáo trộn xảy ra ở Washington thì triều đại Trump chính thức chấm dứt ở đây. Chúng ta có thể khép lại chương sách Donald Trump, DĐKP cũng có cơ hội ngưng đề tài này, dành nó cho các nhà phân tích lịch sử tiếp tục công việc. Tuy nhiên, một đề tài khác lại nảy sinh, đó là việc các mạng xã hội đã đóng tài khoản, làm vô hiệu hóa tiếng nói của Trump trong tuần qua. Câu hỏi là: Trong các nước dân chủ, việc làm đó có phạm luật hay không, có đi ngược quyền tự do ngôn luận hay không? Cuộc thảo luận chắc chắn sẽ kéo dài vô tận không có lời kết, không ai thắng ai thua, nhưng cũng rất cần thiết. Chỉ mong rằng thảo luận lần này đứng đắn hơn, dựa trên dữ liệu khoa học, luật học và quyền công dân, chứ không hỗn loạn bát nháo (hay nói cách khác: kém văn hóa) như đã từng tranh luận về hiện tượng Trump. Xin giới thiệu lời giải thích của chính chủ nhân Twitter, ông Jack Dorsey. Người dịch TNC gửi DĐKP ngày 17.01.2021.
Cử tri bầu Donald Trump và sự suy giảm của nền công nghiệp chế tạo Hoa Kỳ
Tác giả: WILLIAM B. BONVILLIAN, Giáo Sư MIT
Người dịch: Lê Nguyễn
Tóm lược: Bài viết này ra đời cách đây đã hơn bốn năm, nhưng nội dung của nó vẫn còn nguyên giá trị. Là một học giả về công nghiệp sản xuất chế tạo Mỹ, tác giả cho chúng ta thấy một số vấn đề của xã hội Hoa Kỳ qua phân tích về sự suy giảm của lĩnh vực này cũng như liên hệ của nó đến sự xuất hiện của Donald Trump. Lĩnh vực công nghiệp sản xuất chế tạo Hoa Kỳ đã không được đánh giá đúng mức bởi các lý thuyết kinh tế thiếu trải nghiệm thực tế. Lĩnh vực này khi tương tác với thị trường thương mại toàn cầu nhất là với thị trường Trung Quốc, đã phải chịu đựng sức ép rất lớn bởi chính sách tân trọng thương (neo-mercantilism) và thương mại kiểu lợi ích quốc gia (nationalism) chỉ nhằm đạt được lợi ích riêng chứ không vì sự thịnh vượng chung toàn cầu theo nghĩa thương mại để cùng có lợi. Hoa Kỳ có thể sẽ rút ra được kinh nghiệm và điều chỉnh cho lĩnh vực này vì nó có thể tạo cộng hưởng với các yếu tố khác như kỳ thị chủng tộc, gây ra hậu quả chính trị rất lớn. Mặc dù nhiệm kỳ Trump sắp chấm dứt, nhưng những nguyên do đưa đến hiện tượng Trump vẫn còn hiện hữu, và nếu chính phủ mới không giải quyết rốt ráo, nó có thể sẽ trở lại sau này. Kinh nghiệm này không chỉ có giá trị cho Hoa Kỳ, mà cho mọi quốc gia công nghiệp.
Bạo loạn ở Capitol: Sự xấu hổ có thể dẫn đến sự cải thiện ngay bây giờ
Tác giả: Jennifer Jacquet, Giáo sư Đại học New York
Người phỏng vấn: Carla Baum, ZEIT Online 11-01-2021
Người dịch: Tôn Thất Thông
Sau cuộc tấn công ở Điện Capitol, cựu Tổng thống Barack Obama đã nói về một “khoảnh khắc vô cùng ô nhục và xấu hổ cho đất nước chúng ta”. Những lời thú nhận như vậy không phải là hiếm ở Hoa Kỳ: Sau cuộc bầu cử Donald Trump vào năm 2016, nhiều người Mỹ đã cảm thấy rất xấu hổ. Và khi Trump từ chối thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử của mình vào tháng 11, người chiến thắng Joe Biden đã nói về “một sự bẽ mặt”. Còn nỗi xấu hổ của cả đất nước thì sao? Jennifer Jacquet, nữ giáo sư tại NYU – chuyên gia nghiên cứu lâu năm về hình phạt, cảm giác tội lỗi và sự xấu hổ – lên tiếng giải thích.
Cơ bản của giáo dục là gì?
Tác giả: Matsushita Konosuke
Trích từ “Triết học của Mattsushita Kônosuke” xuất bản năm 2002, trang 253-258.
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Thay vì khai bút đầu năm, DĐKP hân hạnh giới thiệu với độc giả một bản dịch vừa nhận được. Văn phong bản dịch trong sáng, nội dung sâu sắc mang nội hàm cao về triết lý giáo dục, tác giả là một nhân vật không xa lạ trong thời đại chúng ta. Xin mời thưởng thức trong những ngày đầu năm 2021 và xin chúc mọi nhà an lạc.