Trang chủ » 2021 » Tháng Tư

Monthly Archives: Tháng Tư 2021

Tháng Tư 2021
H B T N S B C
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Trung Quốc: Kinh tế thần kỳ, còn tích lũy tài sản ròng ra sao?

Michael Beckley – Đại học Tufts, Massachusetts, Hoa Kỳ và Viện Nghiên Cứu American Enterprise Institute, 13 December 2019
Người dịch : Lê Nguyễn

Tóm lược: Bài viết này đã có từ năm 2019, nhưng nội dung vẫn còn  giá trị giúp chúng ta hiểu rõ thêm về Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong suốt ba thập kỷ qua thật là ngoạn mục. Nhưng vỏ bọc cho tỷ lệ tăng trưởng hai con số đó chỉ khéo che chắn cho các chi phí quốc gia  tiềm ẩn còn phải trả của Trung Quốc, đó chính là những lý do làm hạn chế khả năng giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về độ giàu có giữa hai nước. Trung Quốc đã đạt được mức tăng trưởng cao với chi phí cao, và bây giờ chi phí  tăng lên trong khi tốc độ tăng trưởng đang chậm lại. Những dữ liệu mới dùng để tính toán bao gồm hết các chi phí này cho thấy Hoa Kỳ giàu hơn Trung Quốc nhiều lần, và khoảng cách có thể đang tăng lên hàng nghìn tỷ đô la mỗi năm.

[Đọc tiếp tại đây]

Toán học và triết học (1933)

Tác giả: Max Black[1]
Người dịch: Nguyễn Văn Khoa

Sự thành công của phương pháp khoa học đã khiến giới triết gia mơ tưởng tới một thứ triết lý mang tính khoa học, và có triển vọng một ngày nào đó đạt được mức độ chắc chắn, cũng như những thành tựu chồng chất của khoa học, bằng cách vay mượn chính những kỹ thuật của các ngành khoa học thiết định. Tuy nhiên, trong chức năng phê phán của nó – và chỉ với khía cạnh này của triết học mà chúng ta quan tâm ở đây – triết học không thể trông mong cạnh tranh với các ngành khoa học được

[Đọc tiếp tại đây]

Chiến lược toàn cầu 2021 của đồng minh đối với Trung Quốc

Các tác giả chính:
Matthew Kroenig, Giám đốc Sáng kiến Chiến lược Toàn cầu,Trung Tâm Nghiên Cứu Atlantic Council, Washington D.C.,Hoa Kỳ.
Jeffrey Cimmino, Trợ lý Giám đốc Sáng kiến Chiến lược Toàn cầu.
Người dịch:
Lê Nguyễn

DĐKP hân hạnh giới thiệu tài liệu nghiên cứu công phu của Atlantic Council, không những có giá trị cao cho người nghiên cứu chính trị, mà còn rất ích lợi cho những nhà hoạch định chính sách đối ngoại. Xin cám ơn bạn Lê Nguyễn đã có công sưu tầm, dịch và giới thiệu cho độc giả.

Tóm lược: Cùng hợp tác, các đồng minh và đối tác có chung chí hướng, một lần nữa có thể thúc đẩy các lợi ích và giá trị của họ, thúc đẩy hệ thống dựa trên luật lệ rộng lớn hơn, đồng thời chống lại thách thức do Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt ra cho thế kỷ 21. Tập nghiên cứu chiến lược này được hoàn thành với sự cộng tác của các chuyên gia từ mười nền dân chủ hàng đầu thế giới. Bài viết dựa theo cách viết tóm gọn để độc giả dễ dàng theo dõi. Độc giả muốn có thêm thông tin chi tiết có thể tải toàn bộ bài viết (83 trang) từ PDF kết nối ở cuối bài.

[Đọc tiếp tại đây]

Phúc Ông trăm truyện (41)

PHƯƠNG CÁCH ĐỂ SỐNG ĐỘC LẬP

Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch : Nguyễn Sơn Hùng

DĐKP giới thiệu: Fukuzawa Yukichi là một nhân vật lỗi lạc của Nhật trong triều đại Minh Trị Thiên Hoàng. Ông là người đầu tiên đưa triết lý khai sáng vào chính trị, kinh tế và văn hóa Nhật Bản ở cuối thế kỷ 19, làm cho Nhật nhanh chóng vươn lên bắt kịp phương Tây sau một nửa thế kỷ. Sự phát triển thần kỳ của Nhật từ đó tới nay mang rõ dấu ấn của Fukuzawa Yukichi. Khi nghĩ hưu, ông tìm cách ghi chép những kinh nghiệm cá nhân đã dẫn ông đến thành công. Cám ơn bạn Nguyễn Sơn Hùng đã sưu tập, dịch và giới thiệu cho độc giả những ý tưởng sâu sắc của vị học giả mà tên tuổi vẫn còn mãi lưu truyền trong sử sách Nhật Bản.

Đọc tiếp:

Truyện 41 – PHƯƠNG CÁCH ĐỂ SỐNG ĐỘC LẬP
Truyện 30 – KHÔNG NÊN HIỂU SAI Ý NGHĨA CỦA TỪ “GIÚP ĐỠ”
Truyện 29 – PHẢI SỐNG ĐỘC LẬP KHI TRƯỞNG THÀNH

Phúc Ông trăm truyện (30)

KHÔNG NÊN HIỂU SAI Ý NGHĨA CỦA TỪ “GIÚP ĐỠ”

Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng

Trong cuộc sống, khi con cái đã ra riêng và sống bằng sức mình, cha mẹ không nên can thiệp vào. Ngay cả quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ thiêng liêng nhất của con người, đã vậy nói chi đến quan hệ với người khác. Đối với bà con thân tộc hoặc bạn bè không nên can thiệp dư thừa là điều quá dễ hiểu. Tuy nhiên, nhìn vào thế gian rộng lớn này, chúng ta sẽ thấy thường xảy ra việc can thiệp dư thừa vào cuộc sống người khác để rồi gây ra bất mãn, phiền hà lẫn nhau cho cả hai bên,can thiệp và bị can thiệp…

[Đọc tiếp tại đây]

Phúc Ông trăm truyện (29)

PHẢI SỐNG ĐỘC LẬP KHI TRƯỞNG THÀNH

Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng

Lời người dịch: Quyển “Phúc Ông Trăm Truyện”gồm 100 truyện và quyển “Phúc Ông Trăm Truyện tiếp theo” gồm 19 truyện của FUKUZAWA Yukichi được viết khoảng trên 120 năm về trước. Qua “Lời mở đầu” trong sách, độc giả có thể biết bối cảnh và mục đích của tác giả. Mặc dù đã trên một thế kỷ nhưng phần lớn nội dung vẫn còn hữu ích để tham khảo vào thời điểm hiện nay, và đây cũng là động cơ biên dịch của dịch giả.

[Đọc tiếp tại đây]

Hoa Kỳ, Trung Quốc và đấu trường Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (tiếp theo)

ĐIỀU TRẦN TRƯỚC ỦY BAN THƯỢNG VIỆN VỀ THƯƠNG MẠI, KHOA HỌC VÀ GIAO THÔNG, QUỐC HỘI HOA KỲ – Thứ sáu, 31-07-2020 (Phần II – cuối)

Tác giả: Rush Doshi
Người dịch: Lê Nguyễn

Ghi chú của biên tập viên: Rush Doshi điều trần trước Ủy ban Thương mại, Khoa học và Vận tải của Thượng viện Hoa Kỳ về sự cần thiết phải điều chỉnh lại các chính sách kinh tế của Hoa Kỳ để xây dựng khả năng phục hồi và khả năng cạnh tranh trước thách thức Trung Quốc.

[Đọc tiếp tại đây]

(Ngoài ra, có thể xem lại Phần I ở đây)

Tại sao tư tưởng điều hòa lại cần thiết

Tác giả: Matsushita Kônosuke
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng

Lời giới thiệu của dịch giả: Tư tưởng điều hòa là một trong những tư tưởng triết học quan trọng của Matsushita Kônosuke. Mặc dù nội dung bài này không sâu sắc bằng bài trước (“Bản chất của điều hòa là gì?”), nhưng có thể vì tác giả thấy chưa diễn tả hết ý nên đã bổ sung. Mặc dù chỉ đọc bài trước độc giả cũng có thể nắm được tầm quan trọng của điều hòa nhưng để độc giả có thể theo dõi diễn biến suy nghĩ của tác giả nên dịch giả giới thiệu cả hai bài ở đây.

[Đọc tiếp tại đây]

Thời đại khai sáng và cách mạng kinh tế (P1)

(I) Từ học thuyết trọng thương đến trọng nông

Tác giả: Tôn Thất Thông

Kể từ thế kỷ 16, sau khi đế chế Hồi giáo Ottoman thâu tóm vùng Ả Rập và Đông Âu, nhất là sau khi các chuyến tàu thám hiểm liên lục địa tiến hành thành công và khám phá nhiều vùng đất mới, hoạt động thương mại châu Âu chuyển trọng điểm từ Ý và khu vực Địa Trung Hải sang các nước nằm bên bờ Đại Tây Dương, nhộn nhịp nhất trước hết là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và sau đó vài thập kỷ là Anh, Pháp, Hà Lan và Bỉ…

[Đọc tiếp tại đây]

Hoa Kỳ, Trung Quốc và đấu trường Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

ĐIỀU TRẦN TRƯỚC ỦY BAN THƯỢNG VIÊN VỀ THƯƠNG MẠI, KHOA HỌC VÀ GIAO THÔNG, QUỐC HỘI HOA KỲ. Thứ sáu, ngày 31 tháng 7 năm 2020 (Phần I)
Tác giả: Rush Doshi
Người dịch: Lê Nguyễn

Ghi chú của ban biên tập: Rush Doshi điều trần trước Ủy ban Thương mại, Khoa học và Vận tải của Thượng viện Hoa Kỳ về sự cần thiết phải điều chỉnh lại các chính sách kinh tế của Hoa Kỳ để xây dựng khả năng phục hồi và khả năng cạnh tranh trước thách thức Trung Quốc.

[Đọc tiếp tại đây]