Trong mớ bòng bong Toàn Cầu Hóa
Tác giả: Jens Glüsing, Laura Höflinger, Heiner Hoffmann, Ralf Neukirch, Michael Sauga, Bernhard Zand (Tuần báo Spiegel số 21/2023)
Người dịch: Nguyễn Phú Lộc.
G7, câu lạc bộ của những nước không-còn-quan-trọng-lắm: Với cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, trật tự thế giới trước đó đã kết thúc. Các quốc gia như Ấn Độ và Brazil đang thể hiện một phong cách tự tin mới. Sự trỗi dậy của các nước trước đây còn nghèo, cuộc đấu tranh với Trung Quốc, sự phân mảnh của nền kinh tế thế giới – trật tự thế giới của thế kỷ 20 đã kết thúc bằng cuộc chiến của Nga. Các nước G7 đang mất dần ảnh hưởng, đặc biệt là châu Âu đang bị đẩy sang bên lề.
Hiệp ước Sykes-Picot và 100 năm hỗn loạn ở Trung Đông
Chủ nghĩa thực dân ở Trung Đông (Phần 3)
Tác giả: Tôn Thất Thông
Sự hỗn loạn suốt một thế kỷ ở Trung Đông là hậu quả của Sykes-Picot cho đến hiện tại. Hoa Kỳ, Nga và ở một mức độ nào đó là Liên minh châu Âu là những cường quốc quốc tế mới đã thay thế Anh và Pháp trong việc cố gắng định hình khu vực Trung Đông. Họ có những toan tính riêng liên quan đến cách thức khu vực này nên phát triển như thế nào. Họ đã đầu tư mạng sống và tiền bạc để hiện thực hóa những toan tính đó. Ngoài ra, những cường quốc lớn trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Saudi Arabia lại có những kế hoạch riêng cho tương lai của khu vực. Nhưng một lần nữa, chính sự thay đổi không ngừng của các chủ thể địa phương, các tác nhân nhà nước và phi-nhà-nước sẽ định hình kết quả cuối cùng cho khu vực.
Đối với bệnh tật
Điều 16: Bệnh tật sẽ tự bỏ đi, nếu bạn tích cực thân thiện đến gần nó
Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Đối với bệnh tật, nếu bạn sợ và tránh xa, nó sẽ đuổi theo sau bạn. Nhưng nếu bạn tích cực thân thiện đến gần, bệnh tật sẽ tự bỏ đi.
Hiệp ước Sykes-Picot và bi kịch Palestine
Chủ nghĩa thực dân ở Trung Đông (Phần 2)
Tác giả: Tôn Thất Thông
Nhiều nguyên nhân xung đột ở Trung Đông có thể được tìm thấy ở châu Âu. Cơ sở cho các tranh chấp được đặt ra bởi những lời hứa mâu thuẫn của người Anh với người Ả Rập và Do Thái trong Thế chiến I về quyền tự quyết ở Palestine, và bởi các địa vị khác nhau mà người bản địa được hưởng dưới Khế ước Ủy thác của Hội Quốc Liên trao cho Anh từ năm 1922 trở đi. Cuộc diệt chủng người Do Thái ở châu Âu trong nửa đầu thế kỷ 20 đã nâng cao sự ủng hộ quốc tế đối với một nhà nước Do Thái ở Palestine, theo đề xuất của Liên Hiệp Quốc vào năm 1947 với kế hoạch phân chia của họ.
Hiệp ước Sykes-Picot vẽ lại bản đồ Trung Đông
Chủ nghĩa thực dân ở Trung Đông (Phần 1)
Tác giả: Tôn Thất Thông
Với một vài nét bút mà sử gia James Barr gọi là “đường vẽ trên cát”, Anh và Pháp đã tùy tiện vẽ lại bản đồ Trung Đông nhưng không để ý đến yếu tố văn hóa, chủng tộc, tôn giáo, bản sắc và như thế đã phá vỡ cấu trúc xã hội của đế chế Ottoman được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước vốn dĩ có khả năng tự hóa giải những xung khắc tại địa phương. Điều đó đã đặt nền móng cho nhiều cuộc xung đột vũ trang kéo dài tới hôm nay mà các nước Trung Đông và cả thế giới phải bận tâm.
Dương Thu Hương – Người nước ngoài nghĩ gì về tiểu thuyết „Chốn Vắng“?
Tác giả: Ninh Dương (tóm lược từ các bài điểm sách Anh và Pháp ngữ)
DĐKP giới thiệu: Qua tác phẩm “Chốn vắng”, nữ văn sĩ Dương Thu Hương đã lọt vào mắt xanh của Viện Hàn Lâm Pháp và đoạt giải thưởng danh giá “Prix mondial Cino Del Duca“ năm 2023. Một vinh dự rất hiếm có. Chắc hẳn độc giả Việt Nam muốn tìm hiểu xem, yếu tố nào trong tác phẩm của Dương Thu Hương đã đánh động tâm hồn giới thưởng ngoạn nước ngòai, và làm sao tâm tư người Việt Nam có thể đi vào tầng sâu của lòng người ngoại quốc. DĐKP xin giới thiệu bài viết đặc sắc của Ninh Dương. Anh đã đọc hàng chục bài điểm sách và phê bình văn học tiếng Anh và Pháp liên quan đến tác phẩm “Chốn vắng”, để rút ra những phần sâu sắc nhất, tổng kết và sắp xếp lại trong một cấu trúc tài tình để giới thiệu độc giả. Tuy trong bài có rất nhiều trích dẫn, nhưng độc giả không hề thấy phong thái của “văn dịch”, mà bài viết toát ra một văn phong thanh thoát rất Việt Nam. Với kinh nghiệm sống nhiều năm ở châu Âu, Ninh Dương đã thành công trong việc chuyển tải tâm hồn giới điểm sách ngoại quốc sang sự tinh tế trong ngôn từ Việt Nam. Xin nhường lời cho Ninh Dương chuyện trò với độc giả.
Biết sử dụng hữu hiệu học lịch
Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Học lịch (trình độ học ở nhà trường) chỉ là dụng cụ của con người. Bạn nên ghi nhớ sự tự chủ của mình để sử dụng, không nên bị trói buộc hoặc làm nô lệ cho học lịch.
Biến đổi khí hậu và nông dân Đồng bằng sông Cửu Long
Biến đổi khí hậu buộc nông dân Đồng bằng sông Cửu Long phải thay đổi suy nghĩ. Giờ đây họ sản xuất tôm – và trả giá đắt cho bài học.
Tác giả: Matthias Müller, NZZ Thụy Sĩ
Người dịch: Ninh Dương
Từ nghìn năm nay, sông Mekong là huyết mạch của Đông Nam Á. Thế nhưng, ở vùng đồng bằng châu thổ dòng sông hùng vĩ, biến đổi khí hậu đã có mặt ở khắp mọi nơi. Việc canh tác lúa bị hạn chế một cách đáng kể vì lý do đất bị nhiễm mặn.
Nhiệt tâm và thành ý
Nhiệt tâm và thành ý đối với công việc và sinh hoạt hàng ngày là nền tảng giúp bạn thành công.
Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Kiến thức, trí tuệ và tài năng cả 3 đều quan trọng nhưng quan trọng hơn tất cả là nhiệt tâm và thành ý. Có 2 điều này thì bất cứ việc gì cũng có thể hoàn thành được.
Những lời nói dối của phương Tây
Tác giả: Georg Diez, der Spiegel số 44/2013
Người dịch: Ninh Dương
Trong một ngôi làng ở độ cao 2100 mét trên dãy Himalaya, nhà trí thức Ấn Độ Pankaj Mishra cắt nghĩa cho thế giới phương Tây hiểu những gì phương Đông đánh giá họ: chẳng bao nhiêu.