Trang chủ » Môi trường
Category Archives: Môi trường
Hydro xanh đang thay đổi cán cân quyền lực trên thị trường năng lượng toàn cầu như thế nào
Tác giả: Gerald Traufetter, Spiegel 16-2-2023
Người dịch: Daniel Trần
Nền công nghiệp trong tương lai sẽ sản xuất với ít than, dầu và khí đốt hơn và cũng sẽ thay đổi cán cân quyền lực trên thị trường năng lượng. Theo một nghiên cứu, các khoản đầu tư có trị giá mười nghìn tỷ đô la.
Chủ nghĩa tư bản – Tìm một hành trình êm ái hơn (2)
Về huyền thoại tăng trưởng không ngừng
Tác giả: Susanne Beyer, Simon Book, Thomas Schulz – Spiegel số 1/2023
Người dịch: Tôn Thất Thông
Nếu phần lớn dân số quyết định giảm sự hủy hoại sinh thái bằng cách tiêu thụ ít hàng hóa vật chất hơn và tập trung nhiều hơn vào giải trí và dịch vụ thì trên quan điểm kinh tế, hoàn toàn không có gì sai lầm khi nền kinh tế sẽ hành động hướng về nhu cầu đó.
Chủ nghĩa tư bản – Tìm một hành trình êm ái hơn
Có phải Marx đang được hồi sinh?
Tác giả: Susanne Beyer, Simon Book, Thomas Schulz – Spiegel số 1/2023
Người dịch: Tôn Thất Thông
Người dịch giới thiệu: Chủ nghĩa tư bản đã phát triển cực thịnh từ hậu bán thế kỷ 20, mang lại nhiều phồn vinh vật chất nhưng đồng thời cũng để lại cho chúng ta hai vấn đề nan giải: sự bất bình đẳng xã hội và sự tàn phá môi trường sống. Đó là hai vấn đề mà Karl Marx đã đặt ra từ 150 năm trước. Mặc dù tại các nước gọi là môn đồ của Marx – như Trung Quốc, Việt Nam chẳng hạn – hai vấn đề nói trên còn tệ hại hơn nhiều nước khác, nhưng nhiều chuyên gia ngày nay đều đồng ý rằng, bằng cách này hay cách khác, tư tưởng của Marx không thể xem nhẹ khi tìm đường giải quyết hai vấn đề nêu trên. Bài biên khảo sau đây giới thiệu những biện giải của vài khuôn mặt sáng giá nhất trên thế giới trong các lĩnh vực kinh tế và triết học, những người đang mạnh mẽ lên tiếng về vấn nạn chúng ta đang đối mặt và họ đều có một điểm chung là, chủ nghĩa tư bản vẫn có thể tồn tại, nhưng cần được cải tạo lại tận gốc.
Tỉnh thức từ một giấc mơ hoang tưởng
Tác giả: Wilhelm Schmid
Người phỏng vấn: Kurt-Martin Mayer, tuần báo FOCUS
Người dịch: Tôn Thất Thông
Người dịch giới thiệu: Chiến tranh Ukraine đã kéo cả thế giới vào một cuộc khủng hoảng hiếm có. Nạn lạm phát lên cao trong hầu hết các nước. Giới trung lưu thì lo lắng cho túi tiền eo hẹp của mình, nhiều người còn giận dữ phàn nàn. Trong lúc đó, GS Wilhelm Schmid, triết gia về nghệ thuật sống, thì tỉnh táo hơn và xem đây là cơ hội để mọi người thay đổi lối sống, vừa đối phó hiệu quả với giá cả ngày càng tăng, vừa góp phần gián tiếp giải quyết tệ nạn tàn phá môi trường. Nghe thì có vẻ hoang đường, nhưng xin mời quý vị thưởng lãm bài phỏng vấn. Và nếu quý vị có thể làm được vài chuyện mà bài này nêu ra, như tiết chế nhu cầu tiêu thụ, cắt giảm chi tiêu, hạn chế du lịch đường xa, bớt sử dụng ô tô hàng ngày v.v… thì quý vị đã góp phần đáng kể để ngăn chặn việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ, bảo vệ môi trường cho các thế hệ sau.
Các nước giàu có nên trả tiền cho thiệt hại khí hậu ở những nước nghèo?
Tác giả: Ban Biên Tập The Economist
Người dịch: Nguyễn Hàn Giang
Người dịch giới thiệu: Hội nghị thượng đỉnh khí hậu năm nay (COP 27) đã có một bước tiến tượng trưng nhưng cũng quan trọng: Một kho bạc được mọi nước đồng ý xây dựng để hỗ trợ những thiệt hại do sự biến đổi khí hậu gây ra cho các nước nghèo. Nhưng kho bạc vẫn còn trống rỗng. Ai sẽ chi tiền vào đó, chi bao nhiêu, vẫn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ. Phương tiện duy nhất: ý thức và tiếp đó là sức ép của công dân các nước, đặc biệt các nước công nghiệp, lên chính phủ của họ để trích một phần từ GDP để sung vào kho bạc.
Khí hậu: vấn đề gai góc về trách nhiệm lịch sử của các nước phát triển
Tác giả: Michel Damian và Patrick Criqui
Người dịch: Thái Thị Ngọc Dư
Các bạn sẽ không bỏ qua: Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung về khí hậu của Liên Hiệp Quốc khai mạc ngày thứ hai 7/11/2022 tại Charm el-Cheikh, Ai Cập. Các cuộc thảo luận, hứa hẹn sẽ gay go, sẽ tiếp tục cho đến ngày 18 tháng 11 tới. Thật vậy, đây sẽ là hội nghị các bên (COP) đầu tiên mà vấn đề bồi thường tài chính cho những thiệt hại mà các nước đang phát triển phải chịu sẽ là ưu tiên trong chương trình nghị sự.
Nga đe dọa dùng vũ khí hạt nhân: Thực hư thế nào?
Tác giả: Christian Speicher, Sven Titz phỏng vấn GS Walter Rüegg, NZZ 11.10.2022
Người dịch: Daniel Trần
Trong một cuộc phỏng vấn, chuyên gia vũ khí hạt nhân Walter Rüegg giải thích việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine sẽ có những ảnh hưởng gì đối với Thụy Sĩ hoặc Đức, và đưa đến một kết luận bất ngờ: Điều đó chỉ có tác dụng hoàn toàn về mặt tâm lý – như một biện pháp răn đe. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật không mang lại ích lợi gì trên chiến trường.
Vì sao điện hạt nhân có thể là lựa chọn duy nhất của chúng ta
Tác giả: BRIAN BETHUNE, July 13, 2020, CPA Canada
Người dịch: Lê Nguyễn
Ghi chú: Châu Âu đang nhanh chóng thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng tái tạo. Châu Âu đã lệ thuộc rất lâu vào nhiên liệu hóa thạch mua từ Nga. Việc Nga quyết tiến hành chiến tranh xâm lược Ukraine và có triển vọng đe dọa an ninh các nước Đông Âu và ngay cả toàn Châu Âu, có thể là có lý do tiềm ẩn từ việc lệ thuộc đó. Vấn đề an ninh cho Châu Âu đã trở nên vô cùng thúc bách, nó cũng thôi thúc Châu Âu nhanh chóng phát triển năng lượng tái tạo, và trong ngắn hạn tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch. Khá tình cờ, đầu năm 2022 Ủy Ban Châu Âu của Liên Âu cũng có đề nghị mới về năng lượng hạt nhân khiến những người quan tâm đến nội dung này cảm nhận ra được áp lực rất lớn về an ninh ở Châu Âu cũng như về biến đổi khí hậu.
Thăng trầm của Maya – Bài học về môi trường (P3)
Những nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn
Tác giả: Tôn Thất Thông
Tóm tắt: Trong phần một (xem ở đây, có kèm video), chúng ta đã có một cái nhìn sơ lược về lịch sử thăng trầm của Maya. Phần hai (xem ở đây) trình bày vài thành quả khoa học dựa theo những ghi chép trong bốn cuốn sách xếp (codices) duy nhất còn tồn tại. Phần ba, cũng là phần cuối khảo sát tiến trình thăng trầm của lịch sử Maya qua các thời kỳ, và căn cứ vào các tài liệu khảo cổ về sau, chúng ta thử xem đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự suy tàn bí ẩn của một nền văn hóa cao với sức sống mãnh liệt của người dân. Tất nhiên là không đầy đủ, nhưng chúng tôi sẽ chú trọng đến những nguyên nhân nào mà lịch sử Maya có thể cung cấp những bài học hữu ích cho thế hệ chúng ta và con cháu về sau.
Thăng trầm của Maya – bài học về môi trường (P2)
Những thành quả khoa học của Maya
Tác giả: Tôn Thất Thông
Tóm tắt: Trong phần một (xem ở đây, có kèm video), chúng ta đã có một cái nhìn sơ lược về lịch sử thăng trầm của Maya. Trình độ văn minh và các sự kiện lịch sử Maya được các giáo sĩ và học giả ghi chép cẩn thận trong các văn thư. Tiếc là trong hàng vạn kinh văn đó, chỉ còn sót lại bốn văn tự còn tồn tại và được lưu giữ cẩn thận. Từ bốn văn tự đó, chúng ta xem thử Maya đã có những thành quả khoa học nào, từ đó so sánh sơ bộ với văn minh thế giới đương thời. Việc phân tích nguyên do của sự suy tàn được dời lại vào phần 3, sẽ lên mạng tuần sau.