Trang chủ » Lịch sử » Nghiên cứu Lịch sử

Category Archives: Nghiên cứu Lịch sử

Tháng Sáu 2023
H B T N S B C
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Hiệp ước Sykes-Picot và 100 năm hỗn loạn ở Trung Đông

Chủ nghĩa thực dân ở Trung Đông (Phần 3)
Tác giả: Tôn Thất Thông

Sự hỗn loạn suốt một thế kỷ ở Trung Đông là hậu quả của Sykes-Picot cho đến hiện tại. Hoa Kỳ, Nga và ở một mức độ nào đó là Liên minh châu Âu là những cường quốc quốc tế mới đã thay thế Anh và Pháp trong việc cố gắng định hình khu vực Trung Đông. Họ có những toan tính riêng liên quan đến cách thức khu vực này nên phát triển như thế nào. Họ đã đầu tư mạng sống và tiền bạc để hiện thực hóa những toan tính đó. Ngoài ra, những cường quốc lớn trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Saudi Arabia lại có những kế hoạch riêng cho tương lai của khu vực. Nhưng một lần nữa, chính sự thay đổi không ngừng của các chủ thể địa phương, các tác nhân nhà nước và phi-nhà-nước sẽ định hình kết quả cuối cùng cho khu vực.

[Đọc tiếp]

Hiệp ước Sykes-Picot và bi kịch Palestine

Chủ nghĩa thực dân ở Trung Đông (Phần 2)
Tác giả: Tôn Thất Thông

Nhiều nguyên nhân xung đột ở Trung Đông có thể được tìm thấy ở châu Âu. Cơ sở cho các tranh chấp được đặt ra bởi những lời hứa mâu thuẫn của người Anh với người Ả Rập và Do Thái trong Thế chiến I về quyền tự quyết ở Palestine, và bởi các địa vị khác nhau mà người bản địa được hưởng dưới Khế ước Ủy thác của Hội Quốc Liên trao cho Anh từ năm 1922 trở đi. Cuộc diệt chủng người Do Thái ở châu Âu trong nửa đầu thế kỷ 20 đã nâng cao sự ủng hộ quốc tế đối với một nhà nước Do Thái ở Palestine, theo đề xuất của Liên Hiệp Quốc vào năm 1947 với kế hoạch phân chia của họ.

[Đọc tiếp]

Hiệp ước Sykes-Picot vẽ lại bản đồ Trung Đông

Chủ nghĩa thực dân ở Trung Đông (Phần 1)
Tác giả: Tôn Thất Thông

Với một vài nét bút mà sử gia James Barr gọi là “đường vẽ trên cát”, Anh và Pháp đã tùy tiện vẽ lại bản đồ Trung Đông nhưng không để ý đến yếu tố văn hóa, chủng tộc, tôn giáo, bản sắc và như thế đã phá vỡ cấu trúc xã hội của đế chế Ottoman được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước vốn dĩ có khả năng tự hóa giải những xung khắc tại địa phương. Điều đó đã đặt nền móng cho nhiều cuộc xung đột vũ trang kéo dài tới hôm nay mà các nước Trung Đông và cả thế giới phải bận tâm.

[Đọc tiếp]

Những lời nói dối của phương Tây

Tác giả: Georg Diez, der Spiegel số 44/2013
Người dịch: Ninh Dương

Trong một ngôi làng ở độ cao 2100 mét trên dãy Himalaya, nhà trí thức Ấn Độ Pankaj Mishra cắt nghĩa cho thế giới phương Tây hiểu những gì phương Đông đánh giá họ: chẳng bao nhiêu.

[Đọc tiếp]

Chủ nghĩa thực dân: Bồi thường thế nào cho hợp lý?

Tác giả: Maximilian Popp, Spiegel số 45/2022.
Người dịch: Tôn Thất Thông

Chủ nghĩa thực dân: Người Đức đã thực hiện cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20 ở Namibia. 100 năm sau, Cộng hòa Liên bang Đức chính thức xin lỗi, trong 30 năm tới, nước này muốn trả một tỷ euro thông qua các dự án phát triển. Như vậy đã đủ cho những tội ác với hệ lụy kéo dài cho đến ngày nay hay không? Con cháu của những người bị sát hại trả lời: không.

[Đọc tiếp]

Chủ nghĩa thực dân: Châu Âu trên ghế bị cáo

Tác giả: Rebekka Habermas, ZEIT 30.10.2022
Người dịch: Tôn Thất Thông

Quá khứ thuộc địa gây ra những tranh luận sôi nổi. Ai đã bắt đầu và thực hiện chế độ nô lệ? Ai đã bãi bỏ nó? Có thể có công lý cho lịch sử?

[Đọc tiếp]

Đế quốc Anh: Di sản của bạo lực?

Tác giả: Peter Bergen phỏng vấn Caroline Elkins, CNN 25.9.2022
Người dịch: Tôn Thất Thông

Giới thiệu: Nữ Hoàng Elisabeth II vừa được an táng tuần qua. Hàng triệu người Anh rơi nước mắt thương tiếc. Hàng triệu người khác thì nhìn về Luân Đôn bằng ánh mắt hoài nghi và tự hỏi: có phải Nữ Hoàng cũng phải chịu trách nhiệm về những tội ác mà đế chế Anh đã gây ra trên các thuộc địa cũ. Tại sao? Qua bốn tác phẩm khảo cứu công phu, giáo sư sử học Caroline Elkins cung cấp những bằng chứng mới để chúng ta tự tìm câu trả lời.

[Đọc tiếp] 

Chuyện Vua Gia Long và Giám mục Bá Đa Lộc

Tác giả: Tôn Thất Thông

Tuần qua, Diễn Đàn Khai Phóng đã đăng bài “Đi tìm sự thực lịch sử về Vua Gia Long”  của Thụy Khuê. Tác giả đưa ra những phân tích lịch sử mang tính chất phản bác lại những luận cứ đã tồn tại và bám rễ ở Việt Nam qua nhiều thế hệ, cho nên nhận được nhiều ý kiến phản hồi đủ loại xu hướng. Đó là chuyện tất nhiên và đáng hoan nghênh. Chúng tôi xin bổ sung một ít thông tin, hy vọng làm vấn đề sáng tỏ hơn một chút.

[Đọc tiếp]

Đi tìm sự thực lịch sử về vua Gia Long

Tác giả: Thụy Khuê

DĐKP giới thiệu: Vai trò của Vua Gia Long, Minh Mạng nói riêng và của triều Nguyễn nói chung trong lịch sử Việt Nam vẫn còn là đề tài tranh cãi không dứt và dường như trên văn đàn Việt Nam hiếm có một tác phẩm nghiên cứu nào có tính thuyết phục. Sử gia trong nước thì đông đảo, nhưng khi tìm thấy những tư liệu lịch sử đi ngược với đường lối của đảng cộng sản thì cũng chẳng có ai dám đưa ra (trừ một ít người đã về hưu). Ở ngoại quốc thì lực lượng quá mỏng, đề tài này lại không mang tính thời sự nóng hổi. Cho nên hiếm khi chúng ta đọc được một công trình nghiêm túc bằng tiếng Việt, mang tính phản biện với dòng nghiên cứu lịch sử chính thống trong nước. Bài viết sau đây và tác phẩm đi kèm “Vua Gia Long và người Pháp” của Thụy Khuê là công trình hiếm hoi, quý báu rất xứng đáng để tham khảo. Xin trân trọng giới thiệu. 

[Đọc tiếp]

Cách cai trị của Putin dựa trên di sản bạo lực châu Á

Tác giả: Jörg Himmelreich, NZZ 30-8-2022
Biên dịch và chú giải: Tôn Thất Thông

Giới thiệu: Rất nhiều nhà phân tích phương Tây ngạc nhiên về sự bùng nổ chiến tranh ở Ukraine. Có lẽ vì họ quen phân tích theo lo-gic đúng hoặc sai, lợi ích hoặc rủi ro. GS Jörg Himmelreich của đại học Paris dùng cách tiếp cận khác, đứng trên quan điểm lịch sử để truy tìm nguyên nhân phát sinh bạo lực tại Nga nói chung. Cách tiếp cận này có lẽ có ích cho chính trị gia thế giới khi đối đầu với những xung đột lớn trong tương lai, thí dụ như đối đầu với Trung Quốc chẳng hạn. (Xin xem thêm chú giải ở cuối bài, được đánh số bằng [x]).

[Đọc tiếp]