Trang chủ » Bút ký

Category Archives: Bút ký

Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thư viện

Vĩnh biệt Ngô Tấn Dũng

Bạn Ngô Tấn Dũng đã ra đi ngày 2.9.2022. Hôm nay, gia đình Ngân-Chiêu Dương tổ chức lễ tang ở Nghĩa Trang Kehl rất thân tình ấm cúng, chan chứa tình cảm thương yêu. Tiễn đưa Dũng, ngoài gia đình của Ngân, còn có rất đông anh em bè bạn từ khắp nơi về dự, những người bạn lâu năm đã từng quen biết nhau từ lúc mới sang Đức cách đây 50 năm. Có người lái xe 800Km từ Berlin, 700Km từ Oldenburg, từ Aachen, Düsseldorf, Hannover, München, Stuttgart, Frankfurt, Ingelsheim, Langen, Bad Nauheim, Bad Camberg, Mannheim… Đường xa vạn dặm cũng không dài bằng tình cảm chan chứa của bạn bè đối với Dũng. Xin giới thiệu với các bạn một bài viết thay cho lời tiễn đưa, do bạn Trần Cung đã đăng trên Diễn Đàn. Ở cuối bài có vài hình của buổi tang lễ hôm nay.

[Đọc tiếp]

Dr. Nguyễn Ba hat uns verlassen

Nachruf von Dr. Nguyễn Xuân Xanh
Übersetzung von den Editoren der Dien Đan Khai Phong

Nguyen Ba hat uns am 21. März 2022 um 20:00 Uhr in der Stadt Hannover verlassen. Der Tod eines Menschen wird das Leben und die Gründe, sich daran zu erinnern, nicht auslöschen, wenn es ein lebenswertes und sinnvolles Leben ist. Nguyen Ba hat so ein Leben.

[Weiter lesen]

Hoa và trái (Thầy Nhất Hạnh trong tôi)

Tác giả: Cao Huy Thuần

DĐKP giới thiệu: Trong bài trước, chúng tôi giới thiệu cảm nghĩ của một khoa học gia thế hệ trẻ, mà như cô nói, đến lúc ra ngoại quốc mới biết đến một người Việt Nam nức tiếng năm châu. Tiếp theo xin giới thiệu cảm xúc của một học giả thuộc thế hệ lớn tuổi, sinh ra và lớn lên ở Huế cùng quê hương với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, đã sát cánh với nhau suốt mọi chặng đường thăng trầm của quê hương: Cao Huy Thuần, giáo sư đại học Paris. Dù có lúc hai người ở hai nơi cách nhau nửa quả địa cầu, nhưng đều hoạt động cho một chí hướng chung: hết lòng vì đạo pháp, vì hòa bình, vì tự do và tiến bộ. Và cho đến tuổi xế chiều, cả hai vẫn tiếp tục hành động cho những ước mơ chưa thành tựu.

[Đọc tiếp]

Thích Nhất Hạnh và những quan điểm đối chọi khi nói về ông

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Phương Mai, ĐH Khoa học Ứng dụng Amsterdam

DĐKP giới thiệu: Tiếp theo trong loạt bài về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, chúng tôi hân hạnh giới thiệu những ý nghĩ của một nữ khoa học gia thuộc thế hệ trẻ, sinh ra, lớn lên và thành đạt ở Việt Nam, rồi ra nghiên cứu lâu năm tại đại học Amsterdam. Đây là những ý nghĩ chân thành rất thú vị của nhà khoa học nói về một người, mà như tác giả nói, là cô chưa từng nghe tên trong thời gian ở quê nhà, mãi đến khi ra ngoại quốc mới biết đến một vị Thiền sư mà tên tuổi vang danh khắp nơi trên thế giới, làm vẻ vang cho người Việt Nam. Và như cô nói, tên tuổi của Thiền sư được nhắc đến nhiều lần trong các bài giảng lý thuyết ở Đại học như một “Father of mindfulness”.

[Đọc tiếp]

Cuộc đời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tác giả: Văn Tâm

DĐKP giới thiệu: Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã vĩnh viễn rời xa chúng ta. Mặc dù từ ba năm qua, ai cũng biết sẽ có ngày này, nhưng giờ đây, ai cũng có cảm giác như rơi vào một khoảng trống sâu thẳm, đau khổ tiếc thương cho một cuộc đời vĩ đại. Lúc trẻ, Thiền sư là linh hồn của trào lưu “thanh niên phụng sự xã hội” ở miền Nam, lúc trưởng thành Thiền sư nhiệt tình dấn thân cho hòa bình, nhân quyền bất bạo động, lúc về già Thiền sư quên mình để phục vụ đạo pháp, phục vụ cho đời, xoa dịu khổ đau cho bao nhiêu người. Lời giáo huấn của Thiền sư đã thấm sâu vào trái tim của hàng triệu người khắp mọi nơi trên thế giới. Thiền sư đã mang ánh sáng từ bi của Đức Phật tỏa vào thế giới u minh. Để tưởng nhớ công ơn của một vị Thầy vĩ đại, DĐKP không có khả năng bày tỏ cảm xúc của mình, mà chỉ có thể chép lại cuộc đời của Thiền sư để độc giả chiêm nghiệm sau này. Xin cám ơn bạn Văn Tâm và Luật Khoa Newsletter đã cống hiến một bài viết công phu, súc tích và đặc sắc.

[Đọc tiếp]

Anh Cả Cò – Người tù xử lý nội bộ

Hồi ký của Trần Thư

Sai lầm có tầm vóc ngang hàng với tôi ác của đảng cộng sản Việt Nam sau 1954 thì có nhiều. Bản án cải cách ruộng đất và Nhân văn Giai phẩm là hai thí dụ mà chúng ta đã biết. Nhưng có một vụ án khác cũng không kém phần tàn khốc: “vụ án chống đảng” cuối thập niên 1960, đã gây bao oan ức cho hàng vạn người, đại đa số là trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo có lòng với dân tộc. Nếu kể thêm hệ lụy cho gia đình thì khỏi nói là tầm vóc lớn bao nhiêu. Dưới chế độ này, chúng ta khó hy vọng lịch sử sẽ được viết một cách khách quan để trả lại công lý cho nạn nhân. Cùng lắm chúng ta chỉ chờ đợi những bài viết ngắn, những hồi ký của nạn nhân để may ra thấy được một ít ánh sáng. Xin giới thiệu hồi ký của nạn nhân Trần Thư.

[Đọc tiếp ở đây]

Thư gởi anh Diệu

Tác giả: Cao Huy Thuần

DĐKP giới thiệu: GS Phan Đình Diệu vừa từ giã chúng ta hôm 13.5.2018. Chúng ta mất đi một nhà trí thức, mà trí tuệ và dũng khí rất hiếm gặp trong xã hội thoái hóa hiện nay ở Việt Nam. Để tưởng nhớ, DĐKP xin đăng lại bài viết của GS Cao Huy Thuần. Đây là bức thư như viết cho một người bạn, thân thiết như lời tâm sự với người yêu, nhưng có lúc nghiêm trang như một hồi chuông cảnh tỉnh, lúc khác là một nhắc nhở thân tình, ” như khi nhìn lên trời, thấy trăng lưỡi liềm, hãy biết chắc rằng mai mốt trăng tròn”.

[Đọc tiếp]

Nhớ và ghi vội đôi điều về anh Phan Đình Diệu

Tác giả: Nguyễn Hoàng

DĐKP giới thiệu: Anh Phan Đình Diệu, cựu Viện Trưởng Viện Khoa Học Tính Toán và Điều Khiển, cựu Viện Phó Viện Khoa Học Việt Nam, vừa từ trần ngày 13.5.2018. Dù là “người trong cuộc”, và mặc dù bị chèn ép, đe dọa, trấn áp, anh Diệu luôn là người đấu tranh cho lẽ phải trong một đất nước đầy rẫy chuyện xấu xa. Anh đấu tranh theo cách riêng của anh, chắc hẳn đã có hiệu quả nhất định, và quan trọng hơn là những điều anh đã làm cho dân cho nước. Tôi nhớ một lần gặp anh năm 1987 tại Đức, anh có nói đại khái là “các anh đừng lo, chủ nghĩa xã hội trên thế giới sẽ tan rã trễ lắm là năm 2000”. Đó không phải là một điều tiên tri, mà là phán đoán với trí tuệ và viễn kiến. CNXH ở Nga và Đông Âu đã sụp đổ sớm hơn 10 năm như dự đoán, nhưng ở Việt Nam thì chưa. Chúng ta sẽ là những người tiếp nối bước chân anh Phan Đình Diệu cho những chuyện còn lại, cuối cùng thì cũng là làm cho dân cho nước như ý nguyện anh Diệu.

Xin giới thiệu với độc giả bài tâm tình đặc sắc của tác giả Nguyễn Hoàng.

[Đọc tiếp]

 

Im Fluss des Älterswerdens

Autor – Tác giả: Lan-Anh
Vortrag beim Abschlussfeier der Ausbildung über die ehrenamtliche interkulturelle Senior-, Demenz- und Sterbebegleitung.
(Phát biểu tại buổi lễ bế mạc khóa học về Săn sóc người già, người lãng trí và người đang chờ chết)

Seit einiger Zeit im Rentenalter spüre ich einen Flow, wenn ich die drei Worte Seniorenbegleitung, Demenzbegleitung, Sterbebegleitung lese. Sie machen mich nachdenklich, da ich bisher das Wort “Begleitung” nur in einer lebendigen Umwelt hörte. Lebendig ist aber doch das Altern: Erinnerungen rufen, Gedächtnis trainieren, Bilanz ziehen, Lernen für die Entwicklung, Lernen mit und von dem Nachwuchs, Lernen von der Diversität, Lernen von sich selbst bis zum Tod … Das Leben vibriert intensiver, als das Todesbewusstsein klarer wird.

[Bitte weiter lesen – Đọc tiếp]

Giới thiệu “Zu Hause sein” của Minh-Khai Phan-Thi

Người điểm sách: Tôn Thất Thông
Hôm nay chủ nhật, trời lạnh, nằm trong chăn ấm đọc nốt những trang cuối cùng của cuốn „Zu Hause sein“. Gấp sách lại. Nhắm mắt để nhớ lại một bé gái 3-4 tuổi trong đêm văn nghệ đại hội thể thao năm nào (hình như 1978) tại Darmstadt cũng như vài lần họp Tết sau đó. Lớn thì ai cũng trưởng thành và khôn ra, đấy là lẽ thường, nhưng khi đọc xong cuốn sách tôi cũng không khỏi ngạc nhiên đến thú vị, thấy lòng mình êm ả với một niềm hạnh phúc đơn sơ: bé gái ngày xưa bây giờ đã thành một nhân vật đáng được ca ngợi, thán phục, và cũng xin chia vui với cha mẹ của tác giả, người bạn lâu năm của tôi ở München, Berlin.
[Đọc tiếp]