Trang chủ » Kinh tế

Category Archives: Kinh tế

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Cái chết dần dần của sông Mê Kông

Tác giả: Maria Stöhr, Spiegel số 17/2024
Người dịch Nguyễn Hàn Giang

ĐÔNG NAM Á: Các con đập và cuộc khủng hoảng khí hậu đang ảnh hưởng đến một trong những con sông dài nhất thế giới. Sông đã nuôi sống hàng triệu người, nhưng hệ sinh thái của nó đang bị đe dọa. Dòng sông có thể được cứu chữa không?

[Đọc tiếp]

Triển vọng kinh tế toàn cầu và Việt Nam năm 2024

Tác giả: Trần Quốc Hùng (*)

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng chậm lại bởi nhiều yếu tố rủi ro bất định, nền kinh tế Việt Nam còn tồn tại những khó khăn riêng cản trở sự phát triển.

[Đọc Tiếp]

300 năm Adam Smith: Hãy cứu lấy chủ nghĩa tân tự do!

Tác giả: Stefan Kolev
Người dịch: Nguyễn Phú Lộc

Triết gia đạo đức học người Scotland Adam Smith sinh năm 1723 và được coi là người sáng lập kinh tế học cổ điển. Ngày nay, “tân tự do” thường được dùng như một từ bẩn thỉu. Thế mà Adam Smith đã là một người theo chủ nghĩa tân tự do. Và chủ nghĩa tự do rất cần được đổi mới một lần nữa.

[Đọc tiếp]

Làm thế nào để tự định hướng trong vùng “cao nguyên tân tự do”?

Cuộc trò chuyện với Thomas Piketty, Felicia Wong và Gary Gestle
Chuyển ngữ: Phạm Như Hồ

Đây có phải là sự kết thúc của chủ nghĩa tân tự do? Đối với một số người, “đỉnh cao” đã qua; đối với những người khác, chúng ta đang chuyển vào trong một vùng “cao nguyên”: làm thế nào để tìm đường đi và làm thế nào để hình dung chuyện gì sẽ xảy ra sau này?

[Đọc tiếp]

Một lịch sử các học thuyết tân tự do

Tác giả: Christian Chavagneux
Người dịch: Huỳnh Thiện Quốc Việt

Serge Audier duy trì mối quan hệ mật thiết với lịch sử tri thức của chủ nghĩa tân tự do. Sau nhiều tác phẩm viết về chủ đề này, đây lại là một tác phẩm mới dày 500 trang, được thông báo như là tập đầu tiên của một ấn phẩm sẽ có hai tập.

[Đọc tiếp]

Một chuyến thăm Adam Smith ở Edinburgh

Và cuộc trò chuyện với ông (16. 12. 2023)
Tác giả: Nguyễn Xuân Xanh

Sự mong muốn cải thiện tình trạng của chúng ta, một mong muốn… đến với chúng ta từ trong bụng mẹ, và không bao giờ rời bỏ chúng ta cho đến khi chúng ta xuống mồ. Tài sản mà mỗi người có được bằng sức lao động của chính mình, vì nó là cơ sở gốc của mọi tài sản khác, nên nó là tài sản thiêng liêng và bất khả xâm phạm nhất.

[Đọc tiếp]

Hai gương mặt của học thuyết tân tự do

Tác giả: JEREMY ADELMAN, Project Syndicate
Biên dịch: Tôn Thất Thông

Những người khởi xướng học thuyết tân tự do là những nhà tư tưởng mới, những người theo đuổi học thuật đồng thời tìm cách áp dụng các khái niệm của họ vào thế giới thực. Tất cả đều phải vật lộn với một câu hỏi đã thống trị phần lớn thế kỷ 20: Liệu [kinh tế] tự do có dẫn đến thịnh vượng hay đó là con đường quanh co?

[Đọc tiếp]

Tài chính hóa đã làm cho nền kinh tế trở nên mong manh hơn

Tác giả: Trần Quốc Hùng

Kể từ những năm 1980, sự tăng trưởng của các hoạt động và tài sản tài chính đã đóng vai trò ngày càng chi phối nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Khi khoảng cách giữa khối lượng giao dịch tài chính và giá trị tài sản tài chính trên toàn thế giới tăng lên đáng kể so với các hoạt động kinh tế cơ bản được đo bằng GDP toàn cầu – vốn đang chậm lại – các nền kinh tế trở nên mong manh hơn…

[Đọc tiếp]

Adam Smith và “Phồn vinh của các Quốc gia”

Tôn Thất Thông
Phỏng theo phim tài liệu của ARTE.TV France & ZADIG Productions

Giới thiệu: Ai cũng thừa nhận rằng, Adam Smith đã khai sinh lý thuyết kinh tế hiện đại, là cha đẻ của nền kinh tế mà ngày nay chúng ta gọi là tư bản chủ nghĩa. Điều phiền toái là, vài khái niệm cốt lõi được Smith trình bày rất tổng quát mà để hiểu toàn diện, chúng ta cần đặt chúng vào luồng tư duy triết học đạo đức của Adam Smith. Bài tóm tắt sau đây lấy ý từ bộ phim tài liệu dài 60 phút của đài ARTE.TV, chủ yếu đề cập đến ba trong nhiều khái niệm quan trọng vốn dĩ đã gây khá nhiều tranh cãi, thậm chí việc hiểu sai của một số lãnh đạo kinh tế đã dẫn đến hậu quả vô cùng tai hại. Ba khái niệm đó là ‘phân công lao động, tư lợi và bàn tay vô hình’. Nội dung bộ phim này tóm tắt ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu lâu năm về Adam Smith, những giáo sư đại học ngành kinh tế, sử học, triết học và nhân chủng học (xin xem danh sách ở cuối bài).

[Đọc tiếp]

Smith, “bàn tay vô hình” và tự do thương mại

Tác giả: Francisco VERGARA
Người dịch: Nguyễn Đôn Phước

Trong tác phẩm Của cải của các dân tộc, thành ngữ “bàn tay vô hình” không biểu thị một cơ chế giá cả nhưng biểu thị những bản năng và khuynh hướng tự nhiên. Trong số này, điều được các nhà kinh tế đương đại gọi là “home bias” giải thích việc ưu đãi nền công nghiệp quốc gia. Một khuynh hướng được giả định là giảm thiểu những tác động của hệ thống tự do thương mại.

[Đọc tiếp]