Trang chủ » Văn hóa, xã hội » Điểm báo văn hóa xã hội
Category Archives: Điểm báo văn hóa xã hội
Rostock-Lichtenhagen 1992: Một cuộc thảm sát được báo trước
Tác giả: Franka Maubach, ZEIT 22-8-2022
Người dịch: Nguyễn Nhật Lệ
DĐKP giới thiệu: Cách đây đúng 30 năm, một cuộc bạo động mang tính kỳ thị chủng tộc ở Rostock-Lichtenhagen vốn có thể đã làm nhiều người Việt Nam thiệt mạng. Xin giới thiệu bài phân tích của GS Franka Maubach, người thử truy tìm nguồn gốc của nạn kỳ thị chủng tộc ở Đức. Bài phân tích rất hữu ích cho người Việt Nam đang sinh sống ở Đức, khi quan tâm đến tâm lý xã hội của người bản xứ.
May mắn là không ai chết, nhưng tác giả gọi đó là cuộc thảm sát vì như tác giả nhận xét, “Sự leo thang về các tin đồn và định kiến, bản chất cực đoan và thời gian của bạo lực, sự tham gia của người dân, khoảng trống quyền lực bi thảm và sự bất động chính trị cho phép người ta gọi đó một cuộc thảm sát”.
Điểm sách: On Earth We’re Briefly Gorgeous, của Ocean Vương
Người điểm sách: Đỗ Kim Thêm
Trong sự đòi hỏi về nghệ thuật cao độ, có một cái gì đó mới thành hình. Bằng văn phong mới lạ và ngôn ngữ xuất sắc, Ocean Vương tổng hợp thành công các lĩnh vực tự truyện, thi ca và tiểu luận. Tác giả xem sáng tạo về đề tài bản sắc như là một vai trò tự ủy thác để giải phóng cho thân phận mình.
Ocean Vương và tác phẩm 24 thứ tiếng
Phỏng vấn: Khuê Phạm (ZEIT ONLINE Team)
Người dịch: Tôn Thất Thông
ND: Hiếm khi có một tiểu thuyết của tác giả gốc Việt trở thành Bestseller được dịch ra 24 thứ tiếng. Và càng thú vị hơn khi được đọc bài phỏng vấn tác giả rất đặc sắc trên báo chí quốc tế. Điều thú vị thứ nhất, người được phỏng vấn là Ocean Vương, một người Mỹ gốc Việt mới 30 tuổi, vừa xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay trong năm nay, đã trở thành một bestseller của New York Times và nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng. Thứ hai, Ocean Vương rời bỏ Việt Nam năm 1990 lúc mới lên hai, gia đình nông dân nghèo, không ai giúp đỡ nhưng cuối cùng, với hai bàn tay trắng đã vươn lên vị trí vinh quang mà hàng triệu người mơ ước. Thứ ba, người phỏng vấn là nhóm ký giả tờ báo lớn của Đức, ZEIT ONLINE, được hướng dẫn bởi nữ ký giả Khuê Phạm, một người Đức gốc Việt thế hệ hai. Thứ tư, nội dung phỏng vấn xoay quanh chủ đề nhập cư, và dường như có một sự đồng cảm sâu sắc giữa người phỏng vấn và người trả lời. Lối đặt câu hỏi và phong cách đối đáp của hai bên quả thật tuyệt diệu đối với dân nhập cư, nhất là người nhập cư châu Á. Cuộc phỏng vấn cho ta thêm một cảm giác thú vị rằng, cộng đồng trí thức Việt Nam ở hải ngoại không phải chỉ có chuyên gia trong các ngành nghề truyền thống, mà đã có những who-is-who trong văn học và truyền thông đại chúng. Người dịch xin thay đổi tựa đề cho phù hợp.
Pierre Bourdieu và “Sự khốn khổ của thế gian”
La misère du monde, NXB Seuil, 1993 (coll. Points), 1468 trang.
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai (Xem thêm trang nhà: https://huynhmai.org/)
Pierre Bourdieu (1930-2002), xã hội học gia người Pháp.
Nếu Auguste Comte và Emile Durkheim được xem như hai bậc tiên phong của xã hội học thì Pierre Bourdieu đóng vai người cha trí tuệ của một số không nhỏ các nhà xã hội học trên thế giới hiện nay. Các khái niệm như “sự tái tạo xã hội”, “bốn loại vốn”, “tập tính”, “trường”, “bạo lực biểu tượng”, … của ông thường được bàn đến. Bài này giới thiệu một tác phẩm do Pierre Bourdieu chủ biên, La Misère du Monde – Sự khốn khổ của thế gian – xuất bản năm 1993.
Xã hội học về sức khỏe tâm thần
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai
Sociologie de la santé mentale
Các chuyên khoa đi rất sâu: ngành xã hội học về y khoa chẳng hạn – vốn chỉ là một nhánh của xã hội học, ngành này còn chia năm xẻ bảy. Trong xã hội học về y khoa có xã hội hội học về giấc ngủ, xã hội học về SIDA/ HIV, xã hội học về trợ tử hay an tử … và xã hội học về các bệnh tâm thần. Xã hội học về sức khỏe tâm thần lo nghiên cứu về những người mang bệnh tâm thần, về liên hệ của họ với xã hội, về hình ảnh mà xã hội có đối với bệnh nhân tâm thần, về những bác sĩ chuyên khoa tâm thần học nữa…
Một thất bại của giới sĩ phu Việt
Tác giả: Nguyễn Cảnh Bình
DĐKP giới thiệu: Trở lại vấn đề trí thức với câu hỏi của người bạn: “Đôi khi mình không khỏi không nghĩ là vấn nạn của quê hương phải chăng trước tiên là thất bại của trí thức VN?” chúng tôi xin giới thiệu một góc nhìn phê phán về vai trò giới sĩ phu Việt Nam trong việc truyền bá chữ quốc ngữ cho đại chúng, chưa đi sâu vào vai trò sáng tác ra ngôn ngữ. Bài viết ngắn ngủi nhưng cũng đặt thêm cho chúng ta những câu hỏi tiếp theo: Tại sao nước Việt Nam sản sinh nhiều anh hùng đánh giặc giỏi nhưng vẫn thiếu bóng dáng một nhà tư tưởng có sức mạnh khai sáng? Người Việt Nam đã nhiều lần lật đổ các chế độ thống trị ngoại bang, nhưng tại sao khi chế độ mới đã mục rã thì vẫn chưa bao giờ có một cuộc cải cách từ bên trong mang ý nghĩa cách mạng?
[Đọc tiếp]