Trang chủ » 2016 » Tháng Tư

Monthly Archives: Tháng Tư 2016

Tháng Tư 2016
H B T N S B C
 123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Cơn mưa đầu mùa trị giá bao nhiêu?

Tác giả: Nguyễn Thanh Lâm

Ông Nguyễn Thanh Lâm du học Tây Đức cuối thập niên 1960. Sau khi tốt nghiệp đại học Köln ngành kinh tế, ông công tác một thời gian dài trong công nghiệp Đức, vai trò sau cùng là thành viên ban tư vấn kinh tế của Lufthansa trước khi ông quyết định thành lập công ty riêng có những hoạt động liên quan đến Việt Nam. Trong thời gian gần đây ông đặc biệt chú trọng đến các vấn đề kinh tế, nông nghiệp và môi trường vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tôi xin giới thiệu bài báo mới trong chuyên mục đó.
[Đọc tiếp]

Im Fluss des Älterswerdens

Autor – Tác giả: Lan-Anh
Vortrag beim Abschlussfeier der Ausbildung über die ehrenamtliche interkulturelle Senior-, Demenz- und Sterbebegleitung.
(Phát biểu tại buổi lễ bế mạc khóa học về Săn sóc người già, người lãng trí và người đang chờ chết)

Seit einiger Zeit im Rentenalter spüre ich einen Flow, wenn ich die drei Worte Seniorenbegleitung, Demenzbegleitung, Sterbebegleitung lese. Sie machen mich nachdenklich, da ich bisher das Wort “Begleitung” nur in einer lebendigen Umwelt hörte. Lebendig ist aber doch das Altern: Erinnerungen rufen, Gedächtnis trainieren, Bilanz ziehen, Lernen für die Entwicklung, Lernen mit und von dem Nachwuchs, Lernen von der Diversität, Lernen von sich selbst bis zum Tod … Das Leben vibriert intensiver, als das Todesbewusstsein klarer wird.

[Bitte weiter lesen – Đọc tiếp]

Đọc sách “Việt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao”

Tác giả: Stein Tonnesson, sử gia Na Uy
Điểm sách: Vũ Tường, giáo sư đại học Oregon, USA

DĐKP giới thiệu: Lịch sử Việt Nam năm 1946 có hai sự kiện quan trọng: Hiêp ước Sơ bộ ngày 6.3.1946 và chiến tranh đông dương bùng nổ ngày 19.12.1946. Nếu Hiệp ước Sơ bộ lóe ra chút ánh sáng cho hoà đàm thành công thì biến cố 19.12.1946 đã làm tiêu tan mọi hy vọng. Giới truyền thông đảng CSVN luôn luôn biện minh rằng đánh Pháp đến cùng là con đường tất yếu và tốt nhất để giành độc lập. Thế hệ trẻ Việt Nam suốt hơn 40 năm nay đều học lịch sử như thế. Nhiều trí thức yêu nước tại Việt Nam dù không là đảng viên cũng tin như thế. Một số nhà nghiên cứu đứng đắn ở hải ngọai, vốn dĩ có một ít cảm tình với phong trào Việt Minh cũng dễ dàng chấp nhận lập luận đó. Thế nhưng, nghiên cứu tình hình chính trị thế giới sau thế chiến II, xem xét quan hệ quốc tế và tương quan lực lượng lúc ấy giữa bốn nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô thì chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy: tiến hành chiến tranh không phải là con đường duy nhất để dành độc lập, lại càng không thể là con đường tốt nhất, mà nó chỉ thể hiện sự thắng thế của phe chủ chiến trong nội bộ đảng CSVN lúc ấy, với hàng triệu sinh mạng người Việt Nam hy sinh. Stein Tonnesson với tư liệu phương tây và Vũ Tường với tư liệu trích từ Văn kiện Đảng tập 8 cung cấp cho chúng ta một ít tư liệu để góp phần soi sáng một giai đoạn lịch sử mang tính định mệnh của dân tộc Việt Nam, một bước ngoặt oan nghiệt dẫn đến 8 năm chiến tranh, đất nước chia đôi và tiếp theo là cuộc chiến lần thứ hai khốc liệt đến tận 1975. Tổng cộng dân tộc Việt Nam mất 30 năm cho chiến lược “dùng bạo lực cách mạng để cướp chính quyền” với quyết tâm “đánh đến cùng”: mất 30 năm phát triển và xây dựng, thêm vài triệu nhân mạng, thêm mảnh đất bị cày xới bởi bom đạn và khai quang, thêm một thế hệ thanh niên bị chấn thương tâm lý vì chiến tranh. Phải chăng mất mác này có thể tránh được với tư tưởng hiếu hòa cộng thêm một ít khôn ngoan về ngoại giao?

[Đọc tiếp]

Một thất bại của giới sĩ phu Việt

Tác giả: Nguyễn Cảnh Bình

DĐKP giới thiệu: Trở lại vấn đề trí thức với câu hỏi của người bạn: “Đôi khi mình không khỏi không nghĩ là vấn nạn của quê hương phải chăng trước tiên là thất bại của trí thức VN?” chúng tôi xin giới thiệu một góc nhìn phê phán về vai trò giới sĩ phu Việt Nam trong việc truyền bá chữ quốc ngữ cho đại chúng, chưa đi sâu vào vai trò sáng tác ra ngôn ngữ. Bài viết ngắn ngủi nhưng cũng đặt thêm cho chúng ta những câu hỏi tiếp theo: Tại sao nước Việt Nam sản sinh nhiều anh hùng đánh giặc giỏi nhưng vẫn thiếu bóng dáng một nhà tư tưởng có sức mạnh khai sáng? Người Việt Nam đã nhiều lần lật đổ các chế độ thống trị ngoại bang, nhưng tại sao khi chế độ mới đã mục rã thì vẫn chưa bao giờ có một cuộc cải cách từ bên trong mang ý nghĩa cách mạng?
[Đọc tiếp]

Buch der Zeit

Thơ của Lan Anh

Ein Leben, ein Buch
Roman,
Gedicht,
Geschichte.
Seite um Seite,
Kapitel um Kapitel,
Anfang und Ende.
Geschrieben, revidiert,
Ohne schieren Anfall..