Trang chủ » Văn hóa, xã hội » Bình luận văn hóa xã hội
Category Archives: Bình luận văn hóa xã hội
Rostock-Lichtenhagen 1992: Một cuộc thảm sát được báo trước
Tác giả: Franka Maubach, ZEIT 22-8-2022
Người dịch: Nguyễn Nhật Lệ
DĐKP giới thiệu: Cách đây đúng 30 năm, một cuộc bạo động mang tính kỳ thị chủng tộc ở Rostock-Lichtenhagen vốn có thể đã làm nhiều người Việt Nam thiệt mạng. Xin giới thiệu bài phân tích của GS Franka Maubach, người thử truy tìm nguồn gốc của nạn kỳ thị chủng tộc ở Đức. Bài phân tích rất hữu ích cho người Việt Nam đang sinh sống ở Đức, khi quan tâm đến tâm lý xã hội của người bản xứ.
May mắn là không ai chết, nhưng tác giả gọi đó là cuộc thảm sát vì như tác giả nhận xét, “Sự leo thang về các tin đồn và định kiến, bản chất cực đoan và thời gian của bạo lực, sự tham gia của người dân, khoảng trống quyền lực bi thảm và sự bất động chính trị cho phép người ta gọi đó một cuộc thảm sát”.
Không cần phải lo ngại trình độ giáo dục của một quốc gia quá cao
Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Khôn ngoan hay ngu dại là tương đối. Ở xã hội của toàn người tuyệt giỏi thì người chỉ giỏi một ít sẽ thành người ngu dại. Người giỏi của hiện nay sẽ thành người dở trong vài năm sau. Nếu nói công việc mà xã hội không xem trọng là công việc của người dở, thì theo tiến bộ không bao giờ ngừng của con người, việc phát sinh người dở tương đối cũng sẽ không bao giờ chấm dứt. Do đó, chúng ta không phải cần lo ngại giáo dục quá phổ biến hay phát triển quá rộng rãi.
Chính trị Việt Nam: Một thập kỷ nhìn lại
Tác giả: Đoan Trang, Trịnh Hữu Long
DĐKP: “Bình minh vẫn sẽ đến trên mọi miền Việt Nam vào sáng ngày 1/1/2020, nhưng mặt trời thì không phải nơi nào cũng thấy”. Thay cho lời khai bút đầu năm, xin giới thiệu cùng độc giả bài viết đặc sắc của hai tác giả rất quen thuộc về đề tài “Xã hội Dân sự” ở Việt Nam, niềm hy vọng sau cùng cho quá trình tiến hóa của xã hội.
Viết trong những ngày đất nước đang chuyển mình
Tác giả: Nữ Kiến Trúc Sư Trần Thanh Vân, 30-4-2019
DĐKP giới thiệu: nhân mùa 30.4, chúng tôi xin giới thiệu vài tâm tình của một người có lòng với đất nước nghĩ về tương lai. Bà Trần Thanh Vân vốn là “người trong cuộc”, đã sinh ra và lớn lên trong CNXH, nhưng cuối cùng như tác giả nói, “Tôi từ chối mọi cơ hội được đề bạt thăng chức, tôi không nộp đơn xin vào ĐCS và năm 1992, tôi nằng nặc đòi nghỉ hưu khi mới 51 tuổi”. Giá mà mọi thanh niên Việt Nam có thể chọn được thái độ bất hợp tác, bất phục tùng như thế, và tìm cách độc lập kinh tế với chế độ, ra ngoài tự lập kinh doanh hoặc đầu quân xây dựng lực lượng kinh tế tư nhân, dần dần chiếm lại thế mạnh cho tư nhân, thì có lẽ nhà nước độc tài khó lòng tiếp tục những chính sách vô tội vạ như hiện nay.
Tự do và bình đẳng trong tiếp cận tri thức – Vấn đề chủ chốt để cải thiện nền học thuật
Tác giả: Hà Thủy Nguyên
DĐKP giới thiệu: Việt Nam đang có chính sách độc quyền về văn hóa và tư tưởng. Các nhà lý luận đảng CSVN rất hãnh diện về thành quả đó, và rất hăng hái biện luận cho chính sách độc quyền này. Các lý luận gia đó không hề hay biết rằng, họ đang lập lại chính sách của châu Âu thời trung cổ, một chính sách đã kềm hãm xã hội châu Âu không ngóc đầu lên nổi suốt nhiều thế kỷ. Mãi đến khi họ thoát khỏi vòng kim cô “độc quyền triết học” của Giáo Hội, lục địa châu Âu mới bắt đầu thăng hoa kể từ thế kỷ 17. Hệ lụy của chính sách “độc quyền về văn hóa và tư tưởng” tại Việt Nam hiện nay vô cùng rộng lớn và bao trùm nhiều lĩnh vực. Một trong những hậu quả tai hại đó được Hà Thủy Nguyên trình bày dưới đây ngắn gọn, dễ hiểu và rất sắc bén. Cho dù bài viết chỉ nêu lên một khía cạnh rất nhỏ, nhưng đủ để chúng ta suy ngẫm chiêm nghiệm, nhất là đối với các bạn trẻ quan tâm đến tương lai đất nước.
Truyền thông xã hội và nền dân chủ
Tác giả: Francis Fukuyama
Người dịch: Huỳnh Hoa
Mạng internet và sự trỗi dậy của truyền thông xã hội đã làm thay đổi cuộc tranh luận về tự do ngôn luận trên khắp thế giới. Xưa nay vẫn luôn có những thông tin xấu, tuyên truyền, và thông tin giả tạo được cố ý đưa ra để gây ảnh hưởng tới các kết quả chính trị. Sự bảo vệ quyền tự do ngôn luận truyền thống đã từng là thương trường của các ý tưởng: nếu có thông tin xấu thì giải pháp khắc phục không phải là kiểm duyệt hoặc kiểm soát nó mà là đưa ra những thông tin đúng, cuối cùng cái đúng sẽ khống chế cái xấu. Nhiều thông tin hơn thì bao giờ cũng tốt hơn…
Merkel gặp Trump: có liên quan gì đến huấn nghiệp song hành tại Đức?
Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức 17.3.2017
Merkel gặp Trump, đấy chắc hẳn là một sự kiện được nhiều người đang quan tâm. Tác giả bài này cũng không phải là ngoại lệ. Theo dõi diễn biến cuộc họp và buổi họp báo hôm nay, tác giả rất ngạc nhiên về một đề tài nhàm chán, tưởng chừng không có trọng lượng gì cho buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai vị nguyên thủ này: đấy là đề tài mô hình huấn nghiệp song hành của Đức.
Lang thang trong giáo dục
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai
Phụ huynh, cha mẹ học sinh đều có chủ đích đẩy con em mình học càng cao càng tốt. Thi vào Đại học để đổi đời, để bảo đảm cho tương lai. Tích cực mà nói, ta bảo đó là biểu hiệu của truyền thống hiếu học. Nhưng nếu nhìn một cách tiêu cực, ta có thể thấy rằng đó không khác gì tính thực dụng. Thế là các em đi học vì được xã hội hóa trong bối cảnh đó: phải có điểm cao, phải có mảnh bằng để cha mẹ vui lòng, để kiếm ăn sau này…
Mấy vấn đề về xã hội học (tóm tắt)
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai
DĐKP giới thiệu: Nguyễn Huỳnh Mai là một trong ít người phụ nữ Việt Nam du học tại Bỉ sớm nhất, từ những năm cuối của thập niên 1960, lại chọn một môn học rất khó ở các trường đại học châu Âu thời ấy: tâm lý xã hội học. Với kinh nghiệm nghề nghiệp từ lúc tốt nghiệp đến lúc hưu trí, những trình bày của Nguyễn Huỳnh Mai có giá trị cao, rất đáng tin cậy, lại trình bày bằng một văn phong giản dị, dễ hiểu, ngôn từ không quá chuyên môn cho nên độc giả dễ dàng theo dõi. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài viết ngắn, trong đó có nhiều links đến những đề tài về tâm lý xã hội học mà tác giả đã phổ biến trong những năm qua. Ai quan tâm đến tâm lý xã hội học, nên viếng đến những links này.
“Con cha cháu cụ” – xã hội học, tự lập và tự trọng
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai
Chuyện con bí thư tỉnh ủy, con của Thủ tướng, của Bộ trưởng được bổ nhiệm vào chức vụ cao , thăng quan tiến chức nhanh, … làm một vài bạn trẻ tò mò muốn biết tình hình ở Bỉ.
Cha truyền con nối ở Bỉ có chứ. Thứ nhất là …