Tự tìm ra thiên phận
Điều 5: Tự mình tìm ra thiên phận của mình
Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Hãy tự tìm ra thiên phận của bạn. Trước hết hãy thiết tha mong muốn và cầu nguyện. Nếu bền tâm tiếp tục cầu nguyện, tự nhiên tự bạn sẽ tìm ra thiên phận của mình trong cuộc sống hàng ngày.
Khí hậu: vấn đề gai góc về trách nhiệm lịch sử của các nước phát triển
Tác giả: Michel Damian và Patrick Criqui
Người dịch: Thái Thị Ngọc Dư
Các bạn sẽ không bỏ qua: Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung về khí hậu của Liên Hiệp Quốc khai mạc ngày thứ hai 7/11/2022 tại Charm el-Cheikh, Ai Cập. Các cuộc thảo luận, hứa hẹn sẽ gay go, sẽ tiếp tục cho đến ngày 18 tháng 11 tới. Thật vậy, đây sẽ là hội nghị các bên (COP) đầu tiên mà vấn đề bồi thường tài chính cho những thiệt hại mà các nước đang phát triển phải chịu sẽ là ưu tiên trong chương trình nghị sự.
Thành công của làm người
Điều 4: Sống theo thiên phận
Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Hãy phát huy trọn vẹn thiên phận trời đã ban cho bạn. Đó là cách sống đúng đắn có thể thỏa mãn bản thân và người khác, đồng thời thành công của việc làm người cũng có trong đó.
Triết học hôm nay và ngày mai
DĐKP giới thiệu: Hôm 19.11.2022, Văn Lang Books đã tổ chức rất thành công buổi họp báo ra mắt bộ sách triết học „Những nhà tư tưởng lớn“ bao gồm 19 tác phẩm. Hiếm khi ở Việt Nam có một kiểu họp báo tương tự: vừa trực diện tại hội trường vừa trực tuyến chạy song song, lại là buổi họp báo song ngữ có người dịch tại chỗ, tạo nên một buổi giao lưu văn hóa quốc tế đầy ý nghĩa, một cơ hội trao đổi trực tiếp giữa tác giả, dịch giả và độc giả. Tổ chức họp báo theo dạng đó không dễ dàng, nhưng Văn Lang Books đã tổ chức thành công rực rỡ, mang lại một „hào khí triết học“ và nguồn cảm hứng cho mọi thành viên tham dự, từ cử tọa đến các dịch giả và tác giả Dr. Ziegler. DĐKP hân hạnh giới thiệu hai bài phát biểu, một của người chủ trương dự án dịch thuật, TS triết học Lưu Hồng Khanh, và một của chính tác giả bộ sách, TS triết học Walther Ziegler. Dù chỉ là hai bài chào mừng, nhưng cũng là hai tiểu luận hàm chứa những ưu tư triết học cho hiện tại và tương lai.
Bản chất con người: Càng mài giũa càng sáng chói
Điều 3: Rèn luyện mài giũa thiên phận của mình
Tác giả: MATSUSHITA Kônosuke (*)
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Con người có bản chất sáng chói giống như đá nguyên thủy của kim cương. Nhưng nếu không mài giũa thì bản chất ưu tú đó sẽ không được phát huy.
Nạn Đói: Vấn đề lớn nhất của thế giới nhưng có thể giải quyết được
Tác giả: Ladislaus Ludescher, Frankfurter Rundschau, 9.11.2022
Người dịch: Nguyễn Phú Lộc
Khoảng 828 triệu người đang chết đói. Tuy nhiên, công chúng chỉ chú ý đến nó như một cước chú bên lề. Một bình luận của Ladislaus Ludescher.
Họp báo ra mắt bộ sách: Những nhà tư tưởng lớn
Văn Lang vừa thông báo Link vào ZOOM: https://1link.click/r/LZBadoshIj. Phòng họp báo Zoom sẽ được mở cửa vài giờ trước khi bắt đầu (3 giờ chiều VN, Thứ bảy 19.11.2022). Ngoài ra quý vị cần download Zoom Application, nếu trước đó chưa dùng lần nào. Xin trân trọng kính mời.

Chủ nghĩa thực dân: Bồi thường thế nào cho hợp lý?
Tác giả: Maximilian Popp, Spiegel số 45/2022.
Người dịch: Tôn Thất Thông
Chủ nghĩa thực dân: Người Đức đã thực hiện cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20 ở Namibia. 100 năm sau, Cộng hòa Liên bang Đức chính thức xin lỗi, trong 30 năm tới, nước này muốn trả một tỷ euro thông qua các dự án phát triển. Như vậy đã đủ cho những tội ác với hệ lụy kéo dài cho đến ngày nay hay không? Con cháu của những người bị sát hại trả lời: không.
Chủ nghĩa thực dân: Châu Âu trên ghế bị cáo
Tác giả: Rebekka Habermas, ZEIT 30.10.2022
Người dịch: Tôn Thất Thông
Quá khứ thuộc địa gây ra những tranh luận sôi nổi. Ai đã bắt đầu và thực hiện chế độ nô lệ? Ai đã bãi bỏ nó? Có thể có công lý cho lịch sử?