Giải thưởng Lãnh đạo Xuất sắc năm 2021 (Phần 2)
Giải thưởng Lãnh đạo Xuất sắc năm 2021 vinh danh những nhân vật có tầm nhìn táo bạo trong một thời kỳ đầy thử thách.
Do Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), Hoa Kỳ. November 10, 2021
Người dịch: Lê Nguyễn
DĐKP giới thiệu: Trong bài trước, chúng tôi đã giới thiệu hai lãnh đạo xuất sắc của Liên Hiệp châu Âu. Để tiếp theo, xin giới thiệu bài diễn văn của ba nhà lãnh đạo tuyệt vời trong lĩnh vực y khoa và vi sinh học đã để lại dấu ấn không phai mờ trong những năm 2020 và 2021, mà nếu không có những nhân vật này, có lẽ thế giới còn chịu nhiều tai ương hơn vì COVID-19. Đó là: GS Victor J. Dzau, chủ tịch Viện Hàn lâm Y khoa Hoa Kỳ; TS Özlem Türeci, nữ chủ tịch tập đoàn vi sinh học BioNTech, nơi đầu tiên nghiên cứu thành công thuốc tiêm chủng Covid; TS Ugur Sahin, đồng chủ tịch BioNTech, cũng là chồng của Özlem Türeci. Cả ba nhà lãnh đạo này đều là người nhập cư trên dưới 50 năm, làm vẻ vang cho cộng đồng nhập cư trên thế giới.
Giải thưởng Lãnh đạo Xuất sắc năm 2021
Giải thưởng Lãnh đạo Xuất sắc năm 2021 vinh danh những nhân vật có tầm nhìn táo bạo trong một thời kỳ đầy thử thách.
Do Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), Hoa Kỳ. November 10, 2021
Người dịch: Lê Nguyễn
Giới thiệu: Atlantic Council vừa trao giải thưởng cho sáu nhà lãnh đạo xuất sắc nhất năm 2021 trong nhiều ngành khác nhau. DĐKP xin giới thiệu bài tường thuật và các bài diễn văn của những người nhận giải. Vì bài tường thuật quá dài, DĐKP xin phép căt bớt và đăng làm 3 kỳ. Kỳ một với bài diễn văn khai mạc và diễn văn của hai người nhận giải:
TS Ursula von der Leyen, chủ tịch Liên Hiệp châu Âu
TS Albert Bourla, chủ tịch tập đoàn dược phẩm Pfizer
Muốn cơ thể cường tráng, hãy ăn sáng đúng cách
Nguồn: Chương trình TV NKH Gatten, Nhật Bản
Biên dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Vì lý do kỹ thuật, tựa đề quá dài được thay đổi như trên từ tựa đề gốc: “MUỐN CƠ THỂ TĂNG CƠ BẮP CẦN PHẢI ĂN SÁNG CÓ TRÊN 20 GRAM CHẤT ĐẠM ĐỐI VỚI BẤT KỲ NAM NỮ Ở TUỔI NÀO!”
Vào mỗi buổi sáng chúng ta mất đi một số cơ bắp, vì trong thời gian ngủ trong đêm trước, các cơ bắp của chúng ta phải tự lấy amino-acid của chúng cung cấp cho: 1) ngũ tạng, 2) chức năng chế tạo miễn dịch, 3) chế tạo nhiếu tố (enzyme), kích thích tố, 4) tiêu thụ năng lượng. Nên nhớ cơ thể chúng ta không có chức năng tích trữ amino-acid nên trước khi ngủ dù có ăn nhiều chất đạm hơn nhu cầu đòi hỏi của các chức năng nói trên cũng bị bài tiết sa thải ra ngoài. Do đó, các cơ bắp phải lấy amino-acid của chúng cung cấp cho các chức năng nói trên.
Giới thiệu sách: Tinh thần võ sĩ đạo hiện vẫn còn sống
Tác giả: ISHIKAWA Mariko
Giới thiệu: Nguyễn Sơn Hùng
Trong quá trình tìm hiểu tinh thần võ sĩ đạo của Nhật Bản tình cờ người viết đọc được quyển sách “Tinh Thần Võ Sĩ Đạo Hiện Vẫn Còn Sống” của nữ tác giả Ishikawa Mariko xuất bản năm 2008. Tác giả thuật lại những điều của bà nội truyền dạy cho tác giả từ bé đến 12 tuổi.
Trung Quốc những năm 2020 rất giống Nhật Bản những năm 1990
Tác giả: Harry Robertson và Andy Kiersz, Business Insider, 16-10-2021
Người dịch: Lê Nguyễn
Quốc gia nằm ở Châu Á. Nó có một nền kinh tế mở rộng nhanh chóng và đã trở nên giàu có nhờ xuất khẩu. Nó có mức đầu tư cao và nợ cũng cao, và một thị trường bất động sản phát triển mạnh. Sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của nước này có tiềm lực vượt qua Mỹ. Đó có thể là Trung Quốc vào những năm 2020, nhưng đó cũng chính là Nhật Bản đã được trông thấy vào những năm 1980, khi đất nước này được ca ngợi như một phép màu kinh tế…
Bài học cải cách này ngày nay còn giá trị tham khảo không?
Tác giả: Nguyễn Sơn Hùng
Lời mở đầu: Vào năm 1894 (Minh Trị năm thứ 27) để thế giới hiểu thêm về người Nhật, đặc biệt tinh thần võ sĩ đạo và muốn giải thích người Nhật không phải là dân tộc hiếu chiến, Uchimura Kanzô (1) (Nội Thôn Giám Tam, 1861~1930)đã cho xuất bản Japan and Japanese: Essays (Nhật Bản và Người Nhật Bản: Các Tiểu Luận) ở Tokyo, sách viết bằng tiếng Anh. Sau đó sách này được thêm phần mở đầu ở phần đầu sách và được xuất bản lại với nhan đề mới “Representative Men of Japan (Những Người Nhật Bản Tiêu Biểu)” vào năm 1908 (M41) ở Tokyo, cũng bằng tiếng Anh.
Công nghệ bán dẫn chính là tử huyệt của Trung Quốc
Sau khi đăng bài “Trung Quốc chạy nước rút tìm kiếm Chip nano“, nhiều độc giả viết thư yêu cầu DĐKP khai thác thêm chủ đề “Trung Quốc và công nghệ bán dẫn”. Hy vọng thời gian tới các biên tập viên liên hệ sẽ đáp ứng yêu cầu. Tiện đây xin giới thiệu bài viết đăng năm ngoái, nhưng còn tính thời sự cao, được cập nhật và bổ sung thêm nhiều dữ liệu, hy vọng đúng với chờ đợi của quí độc giả. Đọc tiếp:
Bài 1: Thanh Hà – Trung Quốc chạy nước rút tìm kiếm Chip nano
Bài 2: Tôn Thất Thông – Điểm tử huyệt Trung Quốc: Công nghệ bán dẫn
Trung Quốc chạy nước rút tìm kiếm “Chip nano”
Tác giả: Thanh Hà
DĐKP giới thiệu: Chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan ngày càng hung hãn làm dấy lên nhiều lo ngại. Liệu Trung Quốc có dám tấn công Đài Loan hay không? Liệu Đài Loan có thể tự phòng thủ được không? Liệu Mỹ có trực tiếp can thiệp hay không? Trong hai tháng qua, DĐKP đã giới thiệu nhiều bài viết để giúp thêm dữ liệu hòng tìm câu trả lời – dựa trên quan điểm chính trị và quân sự. Có một cách nhìn khác không kém phần quan trọng chưa nói tới: Một mặt, Trung Quốc đang tụt hậu về công nghệ bán dẫn, chỉ sản xuất được 16% nhu cầu bán dẫn cho cả nước. Riêng với các Chip cao cấp đời mới, Trung Quốc không sản xuất được và hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài. Mặt khác trong lĩnh vực này, Đài Loan là nguồn cung rất quan trọng, chỉ riêng công ty TSMC đã chiếm hơn 50% thị phần thế giới về gia công Chip (Foundry). Riêng các Chip cao cấp nhất loại 7 nano, TSMC đang độc quyền. Vậy thì, có phải nhờ thế mà Đài Loan đang có “thẻ bảo hiểm nhân mạng” chống lại sự tấn công từ Trung Quốc, hay TSMC chính là mồi ngon làm cho Trung Quốc phải nhanh chóng ra tay thâu tóm, dù rủi ro sẽ vô cùng lớn: Trung Quốc có thể sẽ bị cô lập, mất nguồn cung cấp bán dẫn làm kinh tế tê liệt, hoặc nếu toàn bộ lãnh đạo cao cấp của TSMC trốn được ra ngoại quốc, thì Trung Quốc cũng mất cả chì lẫn chài.
Mỹ phải tránh chiến tranh với Trung Quốc về Đài Loan bằng mọi giá
Tác giả: Daniel L. Davis (Trung Tá về hưu),The Guardian, 5-10-2021
Người dịch: Lê Nguyễn
Tâm trạng phổ biến của những quan chức Washington là sẽ chiến đấu nếu Trung Quốc cố chinh phục Đài Loan. Đó sẽ là một sai lầm.