Trang chủ » 2018 » Tháng Tư

Monthly Archives: Tháng Tư 2018

Tháng Tư 2018
H B T N S B C
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
30  

Tìm chuyên mục

Thư viện

“Đánh Tư Sản” ở miền Nam sau 1975

Tác giả: Tú Hoa

DĐKP giới thiệu:  Để đánh giá ngày 30.4 thiết tưởng chúng ta nên xem xét lại những chính sách được đem ra thực hiện sau 1975 và hậu quả của chúng. “Đánh Tư Sản” là một trong những chính sách quan trọng trong thập niên đầu sau chiến tranh. Tư sản là ai? Họ là những doanh nhân thành đạt tích lũy được tài sản, kẻ ít người nhiều. Tài sản đó họ có được do việc mạo hiểm bỏ vốn kinh doanh, người nhiều kẻ ít. Điểm chung của họ là đam mê chuyện kinh tế, có ý chí và năng lực kinh doanh. Chung quanh họ còn có một đội ngũ đông đảo chuyên viên kinh tế, kỹ sư, kỹ thuật viên, gộp lại thành một lực lượng đông đảo lao động lành nghề, một loại “hạ tầng cơ sở mềm” để kiến tạo kinh tế quốc gia, tính chung số đó cũng xấp xỉ một triệu người. Miền Nam cần 20 năm mới xây dưng được đội ngũ tinh hoa hiếm có như thế. Trong một sớm một chiều, họ biến mất trên vũ đài kinh tế vì chính sách “đánh tư sản” và vì họ là một thành phần của bên thua cuộc. Đấy là một sai lầm về chính sách, lại là sai lầm quá lớn liên quan đến cả triệu công dân, và liên quan đến tương lai của dân tộc. Có nên gọi đó là tội ác lịch sử? Thế hệ trẻ Việt Nam cần tỉnh táo đánh giá lại những gì cha anh đã gây nên cho đất nước để công minh phán xét và chọn thái độ.

[Đọc tiếp]

Nhớ lại và suy ngẫm từ mấy câu chuyện sau 30-4-1975

Tác giả: Đào Công Tiến

DĐKP giới thiệu: Sắp đến ngày 30.4, chúng tôi xin giới thiệu một bài viết của PGS TS Đào Công Tiến, một “người trong cuộc”, nguyên hiệu trưởng Đai học Kinh tế TP. HCM. Bài này là một trong 17 bài tiểu luận “Để tư duy lý luận không còn đứng mãi bên lề cuộc sống” xuất bản năm 2017. Như tác giả nói,  “tất cả nội dung của những bài viết đều liên quan đến tư duy lý luận gắn liền với chuyện dân, chuyện nước mà tôi quan tâm, gởi gắm vào đó tâm huyết và sự hiểu biết của mình”.

[Đọc tiếp]

Khi bạn không biết làm gì

Tác giả: Luật Sư Lê Văn Luân

DĐKP giới thiệu: Vừa nhận được email của người bạn giới thiệu một bài viết hay, xin giới thiệu tiếp đến độc giả (dù chưa xin phép tác giả, nhưng chúng tôi tin rằng tác giả sẽ không phàn nàn). Đọc xong bài này, chúng tôi chạnh lòng nhớ đến lời nhắc nhở của nữ triết gia Hannah Arendt cách đây gần nửa thế kỷ: “Mọi hình thức bạo quyền đều dựa trên sự tán đồng công khai hoặc thầm lặng của đám đông, và không có thành viên nào trong đám đông ấy có thể rũ bỏ trách nhiệm”. 

[Đọc tiếp]

Phạm Quỳnh: nhà yêu nước bị giết oan

Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

DĐKP giới thiệu: Mới đây, Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh (một quỹ tư nhân có uy tín ở Việt Nam) vinh danh Phạm Quỳnh về đóng góp của ông cho nền văn hóa VN. DĐKP hân hạnh giới thiệu một bài khảo cứu có giá tri về nhân vật hiếm có này. Trong lịch sử có những nhân vật tài hoa uyên bác, nếu sống trong một giai đoạn thanh bình trong một đất nước văn minh thì có thể đóng góp nhiều cho xã hội. Nhưng lỡ sống trong giai đoạn chiến tranh nhiễu nhương, lại không thuộc phe thắng trận, thì lại bị các nhà viết sử chà đạp một cách oan ức. Phạm Quỳnh là người như thế. Phạm Quỳnh bị Việt Minh cáo buộc là theo thực dân, bán nước và bị Việt Minh giết năm 1945. Lịch sử sẽ phán xét tội ác này. Và thanh niên Việt Nam cần tỉnh táo phân ranh công tội cho rõ ràng.

[Đọc tiếp]

 

Lịch sử văn minh châu Âu (1)

Lúc khởi đầu, mọi dân tộc đều như nhau

Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức

Văn minh châu Âu là một đề tài rất rộng, khó lòng trình bày một cách đầy đủ trong khuôn khổ báo mạng. Vì thế, chúng tôi chỉ có thể trình bày trên trang mạng này những bài biên khảo ngắn thuộc đề tài trên, nhưng có tính chất độc lập, không theo thứ tự thời gian, cũng không theo một chuẩn mực có hệ thống. Tùy lượng thời gian cho phép và điều kiện tiếp cận tài liệu cần thiết, tác giả sẽ lần lượt phổ biến kết quả nghiên cứu để góp phần vào diễn đàn tranh luận. Nếu có lúc vài ba tháng chưa viết xong bài nào vì độ phức tạp của nó, thì cũng là chuyện có thể xảy ra, mong quí độc giả thông cảm.

Xin mời độc giả theo dõi bài đầu tiên như một lời dẫn nhập. Tác giả rất mong được đón nhận nhiều ý kiến phản hồi. Mọi phê bình khen chê đều có ích cho những bài biên khảo tiếp theo.

[Đọc tiếp]

 

Tia sáng rọi vào quá khứ bị lãng quên

Tác giả: WILHELM G SOLHEIM II, Giáo Sư Nhân Chủng Học Đại Học Hawaii
Biên dịch: Trần Ngọc Dụng

Trong thập niên qua (1960), cả thế giới đang hướng sự chý ý về vùng Đông Nam Á là vì cuộc chiến đang diễn ra tại đây. Những hoạt động quân sự ào ạt đã lấn át các khám phá mới đầy thú vị liên quan đến lịch sử và con người tiền sử từng sinh sống tại vùng này.

Tuy nhiên, về lâu về dài thì những khám phá này sẽ có ảnh hưởng sâu đậm hơn hẳn các hoạt động quân sự vừa nói, đặc biệt về khía cạnh khảo cổ học – theo cách chúng tôi nghĩ về vùng này và con người sống tại đó, cũng như về lối suy nghĩ của chính họ.

[Đọc tiếp]

 

Diễn Từ Vinh Danh Giải Văn Hóa Phan Châu Trinh 2018

Tác giả: nhà văn Nguyên Ngọc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học

Giữ lời hẹn đúng từ ngày này năm trước, chúng ta lại gặp nhau, cũng trong căn phòng ấm cúng này, để chào mừng những vị tân khoa của giải Văn hóa Phan Châu Trinh năm 2018, năm thứ 11 của Quỹ và của Giải. Cho đến giờ phút này, chúng tôi nghĩ đã có thể nói lần nữa chúng ta lại có được một mùa giải đẹp.

[Đọc tiếp]