Vì sao chính trị gia Donald Trump có cơ sở hậu thuẫn đáng nể sợ
Tác giả: Trần Ngọc Cư
DĐKP giới thiệu: Cuối cùng thì Donald Trump cũng rời khỏi vũ đài quyền lực. Chính trị gia Trump sẽ không còn ảnh hưởng gì nhiều, nhưng trên góc nhìn tâm lý xã hội thì hiện tượng Trump vẫn còn tồn tại, và học giả năm châu còn tốn nhiều bút mực cho hiện tượng có một không hai đó, đi kèm với những hệ lụy khó lường lên hệ thống chính trị phương Tây. Xin giới thiệu một cách nhìn thú vị của Trần Ngọc Cư, cây viết quen thuộc đã sống ở Mỹ 50 năm, đã tiếp cận hàng ngày với một xã hội cực kỳ khó hiểu, chịu tác động của một hệ thống thông tin cực kỳ phân liệt. DĐKP nhận được bài này đúng vào hôm Nhà Trắng thông báo cho Joe Biden là họ sẵn sàng kích hoạt quá trình chuyển giao quyền lực sau ba tuần dằng co.
Cách mạng khoa học trong thời đại khai sáng (Phần 2)
Những bước đi quyết định
Tác giả: Tôn Thất Thông
Trong bài trước (xem ở đây), chúng ta đã ngược dòng lịch sử để trở về năm 1543, khi Nicolaus Copernicus xuất bản tác phẩm nổi danh làm đảo lộn những giá trị khoa học được tôn thờ cả 2000 năm trước. Sự biến đổi hệ hình đó trong ngành thiên văn học không những mang lại ánh sáng mới cho khoa học tự nhiên, mà còn làm nổi bật tầm quan trọng của sự giải phóng tư tưởng để thoát ra khỏi tù túng chật hẹp của ý thức hệ. Có như thế, sức sáng tạo của con người mới có thể phát triển mạnh mẽ. Phương pháp của Copernicus – dùng sự quan sát, đo đạc, thử nghiệm để tìm ra mối quan hệ tổng thể – đã chấp cánh cho khoa học để tạo nên những cuộc cách mạng tiếp theo mà chúng ta sẽ khảo sát trong những bài tiếp theo đây.
Anh Cả Cò – Người tù xử lý nội bộ
Hồi ký của Trần Thư
Sai lầm có tầm vóc ngang hàng với tôi ác của đảng cộng sản Việt Nam sau 1954 thì có nhiều. Bản án cải cách ruộng đất và Nhân văn Giai phẩm là hai thí dụ mà chúng ta đã biết. Nhưng có một vụ án khác cũng không kém phần tàn khốc: “vụ án chống đảng” cuối thập niên 1960, đã gây bao oan ức cho hàng vạn người, đại đa số là trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo có lòng với dân tộc. Nếu kể thêm hệ lụy cho gia đình thì khỏi nói là tầm vóc lớn bao nhiêu. Dưới chế độ này, chúng ta khó hy vọng lịch sử sẽ được viết một cách khách quan để trả lại công lý cho nạn nhân. Cùng lắm chúng ta chỉ chờ đợi những bài viết ngắn, những hồi ký của nạn nhân để may ra thấy được một ít ánh sáng. Xin giới thiệu hồi ký của nạn nhân Trần Thư.
Đương đầu với chủ nghĩa chủng tộc, sửa sai lịch sử
Tác giả: Thomas Piketty
Người dịch: Nguyễn Ngọc Giao
Làn sóng động viên chống lại chủ nghĩa chủng tộc và nạn kỳ thị [diễn ra sau cái chết của George Floyd, cuối tháng 5.2020, chú thích của người dịch] đặt ra một vấn đề then chốt : vấn đề sửa sai, bồi thường trước những hậu quả của quá khứ thực dân, của chế độ nô lệ rõ ràng còn tồn tại. Dù phức tạp đến đâu cũng không thể lần khân tránh né, ở Hoa Kỳ cũng như ở Châu Âu.
Cộng Hòa Weimar: Thử nghiệm dân chủ lần thứ hai
Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức
Vào ngày này cách đây 102 năm, một nghị viên cao cấp ở Berlin, với giọng nói xúc động cao độ, không chuẩn bị nội dung, không bàn bạc trước với ai, và cũng chưa được cấp trên cho phép, đứng lên cửa sổ tòa nhà quốc hội, trước một rừng người đang chờ đợi, dõng dạc tuyên bố “Cộng hòa Đức muôn năm”. Không ai nghĩ rằng khẩu hiệu đó đã mở màn cho một nền cộng hòa mới mẻ sẽ được thành lập ngay sau đó, trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, và cuối cùng chỉ tồn tại được 14 năm…Xin giới thiệu với bạn đọc bài viết đã được đăng trước đây, nay được cập nhật và bổ sung nhân ngày sinh nhật thứ 102 của Cộng hòa Weimar.
Trung Quốc: canh bạc “tuần hoàn kép” của Tập
Tác giả: Alex Payette
Người dịch: Huỳnh Thiện Quốc Việt
Đây là khẩu hiệu sắp tới, “là” sự đáp trả toàn diện đối với những khó khăn kinh tế của Trung Quốc. Tập Cận Bình đặt cược vào chính sách “tuần hoàn kép” (双循环, shuang xunhuan): Trung Quốc phải giảm sự phụ thuộc vào cầu của nước ngoài (“tuần hoàn quốc tế”) trong sự tăng trưởng kinh tế, và kích thích cầu trong nước (“tuần hoàn trong nước”) để tự bảo vệ tốt hơn trước các cú sốc từ bên ngoài. Nhưng ý-lực này cũng đi đôi với một lựa chọn chính trị rõ ràng: một sự “chuyển hướng sang cánh tả” không mặc cảm. Ở đây không có gì liên quan đến “chủ nghĩa xã hội dân chủ” của Jaurès và Blum. Trung Quốc tự giam mình trong chủ nghĩa tân Mao-ít: sự thống trị của Đảng trong việc kiểm soát xã hội và nền kinh tế, đóng cửa và tự cung tự cấp.
Một chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu
Tác giả: Joseph R. Biden, Jr., “Why America Must Lead Again,” Foreign Affairs, March/April 2020.
Người dịch: Trần Ngọc Cư
Dẫn nhập của người dịch: Có khả năng đáng kể Joe Biden sẽ đắc cử Tổng thống Mỹ trong những ngày sắp đến, chúng tôi mạo muội trích dịch một phần trong bài tiểu luận “Why America Must Lead Again” [Tại sao Mỹ phải trở lại vai trò lãnh đạo], đặc biệt có liên quan đến chính sách mậu dịch và nhân quyền đối với Trung Quốc, điều mà nhiều người Việt Nam có lẽ đang thắc mắc.
Bá quyền kết thúc thế nào – Sự rã rệu của quyền lực Mỹ (Phần III, kết luận)
Tác giả: Alexander Cooley và Daniel H. Nexon, Foreign Affairs, July/August 2020
Người dịch: Trần Ngọc Cư
DĐKP giới thiệu: Sau phần 1 (Thế đơn cực đang biến mất) và phần 2 (Sự tái hiện của các đại cường), đã đến lúc tác giả đúc kết và đưa ra những kết luận riêng. Đúng hay sai thì tùy từng độc giả phán xét, nhưng điều quan trọng là toàn bài viết có thể góp phần trả lời một số câu hỏi thời sự như: chính sách “America first” mang lợi lộc hay tai hại cho Mỹ và cả thế giới phương Tây? Có phải Donald Trump đã làm suy yếu các thể chế cộng sản, hay đang tạo điều kiện cho Trung Quốc & Co. vươn lên vững vàng hơn? Vai trò của Mỹ trong thế giới phương Tây sẽ thế nào trong tương lai? Và một câu hỏi lớn hơn: trật tự thế giới sẽ thế nào trong tương lai?