Trang chủ » Văn hóa, xã hội » Nghiên cứu văn hóa xã hội
Category Archives: Nghiên cứu văn hóa xã hội
Hội nhập hay phân cực: Những hiệu ứng xã hội của mạng xã hội trực tuyến
Tác giả: Trần Hữu Quang
Tóm tắt: Mạng xã hội trực tuyến trên Internet ngày nay đã lan truyền rộng khắp các tầng lớp xã hội ở hầu hết các quốc gia. Vậy câu hỏi có thể đặt ra là đâu là những hiệu ứng xã hội tích cực của mạng xã hội, và đâu là những hiệu ứng tiêu cực? Nó góp phần vào sự hội nhập xã hội hay sự phân cực xã hội và sự phân hóa xã hội? Tại sao lại nảy sinh hiện tượng “tung tin giả” trên mạng xã hội? Tại sao lại người ta lại thích nghe “tin giả” và tin vào “tin giả”? Thế nào là tình trạng “ngộ độc” trên mạng xã hội? Đấy chỉ là một vài trong số những câu hỏi mà bài tổng quan nghiên cứu sau đây cố gắng giải đáp.
Tiền bạc không quý bằng giáo dục
Tác giả FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Hiệu quả của giáo dục không to lớn như người đời thường nghĩ và kỳ vọng. Nó cũng không tuyệt vời. Giáo dục chỉ đơn thuần phát triển, phát huy các bẩm chất đã có sẵn khi con người chào đời.
Rostock-Lichtenhagen 1992: Một cuộc thảm sát được báo trước
Tác giả: Franka Maubach, ZEIT 22-8-2022
Người dịch: Nguyễn Nhật Lệ
DĐKP giới thiệu: Cách đây đúng 30 năm, một cuộc bạo động mang tính kỳ thị chủng tộc ở Rostock-Lichtenhagen vốn có thể đã làm nhiều người Việt Nam thiệt mạng. Xin giới thiệu bài phân tích của GS Franka Maubach, người thử truy tìm nguồn gốc của nạn kỳ thị chủng tộc ở Đức. Bài phân tích rất hữu ích cho người Việt Nam đang sinh sống ở Đức, khi quan tâm đến tâm lý xã hội của người bản xứ.
May mắn là không ai chết, nhưng tác giả gọi đó là cuộc thảm sát vì như tác giả nhận xét, “Sự leo thang về các tin đồn và định kiến, bản chất cực đoan và thời gian của bạo lực, sự tham gia của người dân, khoảng trống quyền lực bi thảm và sự bất động chính trị cho phép người ta gọi đó một cuộc thảm sát”.
Không cần phải lo ngại trình độ giáo dục của một quốc gia quá cao
Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Khôn ngoan hay ngu dại là tương đối. Ở xã hội của toàn người tuyệt giỏi thì người chỉ giỏi một ít sẽ thành người ngu dại. Người giỏi của hiện nay sẽ thành người dở trong vài năm sau. Nếu nói công việc mà xã hội không xem trọng là công việc của người dở, thì theo tiến bộ không bao giờ ngừng của con người, việc phát sinh người dở tương đối cũng sẽ không bao giờ chấm dứt. Do đó, chúng ta không phải cần lo ngại giáo dục quá phổ biến hay phát triển quá rộng rãi.
Ảnh hưởng tốt hay lợi ích của giáo dục kế tục đến nhiều đời của con cháu
Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Để làm tốt nông nghiệp của ngũ cốc và cây trái việc quan trọng nhất là tuyển chọn hạt giống và nỗ lực bồi dưỡng, cải tạo chúng. Con cái của chúng ta cũng tương tự như vậy…
Khả năng giáo dục không ngoài phát triển phẩm chất đã có sẵn
Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Tài năng của con người bị hạn chế do bẩm sinh hay di truyền. Con người không thể vượt qua giới hạn này.
Nên quan tâm đến ảnh hưởng của di truyền trong giáo dục con cái
Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Đối với việc giáo dục con cái, trước hết chúng ta cần phải quan sát tình trạng sức khỏe, thể chất của chúng. Kế đến sau khi xem xét biết chúng có thể theo đường học vấn đến nơi đến chốn, mới bắt đầu cho chúng theo đuổi học vấn.
Không nên keo kiệt chi phí giáo dục con cái
Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Phong tục tập quán xã hội không dễ gì tiêu mất được.
Một cách đặt từ mới trong tiếng Nhật
TỪ NGUYÊN CỦA KANKÔ 観光 (QUAN QUANG)
Tác giả: Nguyễn Sơn Hùng
Trong tiếng Việt người ta dùng từ du lịch hoặc du ngoạnđể chỉ việc đi thăm viếng những nơi đặc biệt như danh lam thắng cảnh hoặc có nội dung gì nổi tiếng. Trong tiếng Nhật cũng có các từ du lịch 遊歴 (yuureki), du lãm 遊覧 nhưng không có từ du ngoạn 遊玩. Tiếng Trung Quốc có từ du ngoạn 遊玩.
Nam trọng nữ khinh ở Nhật Bản chỉ là hình thức bên ngoài
Phúc Ông trăm truyện – số 36
Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Việc phụ nữ Nhật Bản đối với nam giới có thái độ nhún nhường và quyền lợi, quyền hành của họ thấp là sự thật. Tuy nhiên, quan hệ nam nữ trong thực tế ở Nhật Bản không tồi tệ như thấy ở hình thức bên ngoài mà đôi lúc và tùy trường hợp quyền hành thực chất của phụ nữ Nhật Bản còn mạnh hơn phụ nữ Tây phương rất nhiều.