Trang chủ » Văn hóa, xã hội » Nghiên cứu văn hóa xã hội (Trang 2)

Category Archives: Nghiên cứu văn hóa xã hội

Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thư viện

Vợ chồng nên kính trọng lẫn nhau

Phúc Ông trăm truyện (24)
Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng

Vợ chồng cùng sống chung, thân thiết thương yêu lẫn nhau là lẽ đương nhiên. Biết rằng lời khuyên của người ngoài ít khi được để ý đến, nhưng có một chuyện mà người viết vẫn muốn khuyên thêm ở đây là ngoài yêu thương và thân mật, vợ chồng nên tương kính nhau (kính trọng lẫn nhau).

[Đọc tiếp]

Về khái niệm tư duy phản biện

Tác giả: RUSSELL BROOKER
Người dịch: Phạm Thị Ly

Tư duy phản biện là một quá trình tư duy nhằm chất vấn các giả định hay giả thiết. Đó là cách để khẳng định rằng một nhận định nào đó là đúng hay sai, đôi khi đúng, hay có phần đúng. Nguồn gốc của khái niệm tư duy phản biện có thể tìm thấy trong tư tưởng của phương Tây đối với phương pháp tư duy theo lối Socrat của người Hy lạp cổ, còn ở phương Đông, là trong kinh Vệ đà của nhà Phật. Tư duy phản biện là thành tố quan trọng của mọi nghề nghiệp chuyên môn. Nó là một phần của quá trình giáo dục và ngày càng có tầm quan trọng đáng kể đối với sự tiến bộ của sinh viên thông qua đào tạo bậc đại học, tuy các nhà giáo dục vẫn còn tranh luận về ý nghĩa chính xác và tầm cỡ của vấn đề này.

[Đọc tiếp]

Sự khủng hoảng tâm lý xã hội theo cách nhìn S. Freud

Tác giả: Mạc Văn Trang

DĐKP: Xã hội Việt Nam ngày càng xảy ra nhiều bạo lực, nhưng ít ai chú ý phân tích nguyên nhân sâu xa dựa vào các nguyên lý về tâm lý xã hội, cho nên cũng chỉ nêu lên một cách tiêu cực, than vắn thở dài mà không tìm được lối thoát, đôi khi vội vàng kết án sai đối tượng. Nhà phân tâm học người Áo, Sigmund Freud phát triển một nền tảng lý thuyết có thể giúp chúng ta lý giải phần nào nguyên nhân sinh ra con người bạo lực. Bài viết sau đây của GS TS Mạc Văn Trang là một trong rất ít bài hiếm hoi sử dụng nền tảng lý thuyết của Freud để soi sáng thêm nguyên nhân của bạo lực trong xã hội Việt Nam. Xin cám ơn tác giả đã cho phép đăng trên DĐKP.  

[Đọc tiếp]

VĂN HÓA BẢN ĐỊA VÀ NHU CẦU “VIỆT HÓA”

Tác giả: Trần Ngọc Vương

Ở Việt Nam hiện nay có 54 tộc người đang sinh sống. Theo cách phân loại ngôn ngữ văn hóa, các tộc người ở Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người khác nhau. So sánh về mật độ tộc người trên diện tích lãnh thổ, có lẽ Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ cao bậc nhất trên thế giới. Về thành phần chủng tộc, có lẽ chỉ thiếu người da đỏ, còn thì các đại chủng khác đều có đại diện cư trú trên dải đất hình chữ S này!

[Đọc tiếp]

Từ độc quyền triết học thời trung cổ…

Từ độc quyền triết học thời trung cổ, nghĩ về độc quyền văn hóa và tư tưởng ngày nay: Hậu quả và biện pháp phản kháng.

Tác giả: Tôn Thất Thông

Tóm tắt: Bài tiểu luận này trước hết sẽ trình bày quá trình hình thành tình trạng độc giáo và độc quyền nghiên cứu triết học trong thời trung cổ châu Âu. Tiếp đó chúng ta xem xét những hậu quả tai hại nào xảy đến cho châu Âu vì chế độ độc quyền đó. Mỗi tiểu mục sẽ có vài so sánh với chế độ độc quyền về văn hóa và tư tưởng tại Việt Nam để chúng ta nhìn thấy sự liên hệ. Hậu quả nghiêm trọng của chính sách độc quyền tư tưởng lên văn minh nhân loại được phác họa qua một trường hợp điển hình trong việc nghiên cứu khoa học tự nhiên vào thế kỷ 16. Cuối cùng, chúng ta khảo sát rất sơ lược lộ trình có thể đưa đến tình trạng giải phóng tư tưởng để chống lại chính sách độc quyền.

[Đọc tiếp]
Hoặc xem PDF trên Thời Đại Mới tháng 8.2019 hoăc ở đây

Tại sao chủ nghĩa dân tộc tỏ ra thành công

TẠI SAO CHỦ NGHĨA DÂN TỘC TỎ RA THÀNH CÔNG VÀ TẠI SAO NÓ KHÔNG CHỊU BIẾN MẤT

Tác giả: Andreas Wimmer, “Foreign Affairs,” March/April 2019
Trần Ngọc Cư dịch

Andreas Wimmer là Giáo sư Xã hội học và Triết lý Chính trị tại Đại học Columbia và là tác giả cuốn “Xây dựng Quốc gia: Tại sao một số nước thành tựu trong khi các nước khác tan rã,” [Nation Building: Why Some Countries Come Together While Others Fall Apart.]

[Đọc tiếp]

Richard von Weizsäcker: “Ngày 8 tháng 5 là ngày giải phóng“

Tác giả: Tổng Thống Đức Richard von Weizsäcker
Người dịch: Đỗ Kim Thêm

DĐKP giới thiệu: Chỉ còn vài ngày nữa là đến 8.5, ngày Quốc xã Đức đầu hàng vô điều kiện năm 1945, chấm dứt cuộc Thế chiến II tội ác và tàn bạo nhất lịch sử nhân loại. Bốn mươi năm sau, ngày 8.5.1985, Tổng thống Đức Richard von Weizsäcker đọc một bài diễn văn đặc sắc mà cho đến hôm nay vẫn còn được đánh giá là “bài diễn văn đã đi vào lịch sử với lòng can đảm và sự khoan dung”. Can đảm vì ông nhân danh cả dân tộc để công khai và chính thức thừa nhận với thế giới những tội ác của người Đức dưới thời Quốc xã. Khoan dung vì ông kêu gọi mọi người Đức, một mặt vẫn ghi nhớ tội ác của cha ông để tránh vết xe cũ, mặt khác xóa bỏ hận thù để để cùng nhau xây dựng tương lai. Trong mùa 30.4 năm nay, thiết tưởng các vị lãnh đạo VN cũng nên bày tỏ lòng can đảm để công khai những sai sót, thậm chí tội ác, của chế độ trong quá khứ, đồng thời chân thành tiến hành chính sách hòa hợp dân tộc. 

[Đọc tiếp]

Nhớ lại và suy ngẫm từ mấy câu chuyện sau 30-4-1975

Tác giả: PGS TS Đào Công Tiến

DĐKP giới thiệu: Sắp đến ngày 30.4, chúng tôi xin giới thiệu một bài viết của PGS TS Đào Công Tiến, một “người trong cuộc”, nguyên hiệu trưởng Đai học Kinh tế TP. HCM. Tuy là “người trong cuộc”, đã từng phục vụ cho đảng CS nhiều thập niên, đến cuối đời, ông Đào Công Tiến cũng phải nói, những hành xử đi ngược tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc, “chẳng hạn như tập trung cải tạo, phạt vạ, tù đày . . . của “bên thắng cuộc” đối với “bên thua cuộc” đã đến lúc phải có lời thành tâm sám hối và xin lỗi”. Bài này là một trong 17 bài tiểu luận “Để tư duy lý luận không còn đứng mãi bên lề cuộc sống” xuất bản năm 2017. Như tác giả nói,  “tất cả nội dung của những bài viết đều liên quan đến tư duy lý luận gắn liền với chuyện dân, chuyện nước mà tôi quan tâm, gởi gắm vào đó tâm huyết và sự hiểu biết của mình”. 

[Đọc tiếp]

Khai phóng giáo dục: Khai phóng chính mình, khai phóng mỗi cá nhân

 

Tác giả: TS Nguyễn Thị Từ Huy – Phỏng vấn bởi Phan Văn Thắng 

Lời tòa soạn: Làm gì để có thể thay đổi nền giáo dục đang quá trì trệ và lạc hậu của chúng ta hiện nay? Đó là câu hỏi phải trả lời, là nhiệm vụ phải thực hiện của mọi người Việt Nam. Thực ra đã có nhiều lời giải nhưng cơ bản vẫn là vô vọng vì hình như chưa có cái nhìn nào xuyên thấu và cách làm nào thật sự sáng suốt và đủ mạnh để xoay chuyển tình thế. Dẫu sao, mỗi một ý kiến có trách nhiệm đều là một viên gạch đáng quý để xây dựng lại nền giáo dục đã quá cũ kỹ và lạc hậu của nước nhà. Trên tinh thần đó, VHNA giới thiệu cuộc trao đổi về chủ đề Giáo dục khai phóng giữa nhà báo Phan Văn Thắng và TS Nguyễn Thị Từ Huy đến từ đại học Hoa Sen – TP. Hồ Chí Minh.

[Đọc tiếp]

TS Huỳnh Thế Du: Rủi ro của kinh tế Việt Nam nằm ở các doanh nghiệp tư nhân lớn nhanh bất thường

Tác giả: Hoàng Lan

(VNF) – Theo TS Huỳnh Thế Du, đã đến lúc Việt Nam nên “quên kinh tế nhà nước” và nhìn nhận khu vực kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng chính. Tuy nhiên, ở mặt bên kia của “tấm huy chương kinh tế tư nhân”, TS Huỳnh Thế Du chỉ ra rủi ro đến từ việc một số doanh nghiệp tư nhân lớn nhanh bất thường, thân hữu và lợi ích nhóm.