Trang chủ » 2019 » Tháng Mười

Monthly Archives: Tháng Mười 2019

Tháng Mười 2019
H B T N S B C
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Có phải vì em không thấy tương lai?

Nhân câu chuyện 39 người chết trong Container ở Anh
Tác giả: Cao Gia An, Giáo sĩ Giòng Tên – Cộng tác viên Vatican News

“Mẹ ơi, con khó thở… Con đang chết… Con xin lỗi bố mẹ…”

Em xin lỗi, nhưng em có sai lầm gì đâu?
“Sai lầm nằm ở cả một hệ thống chỉ dạy người ta kiếm tiền bằng mọi cách, nhưng không dạy được người ta sống với những giá trị và nhân phẩm con người. Sai lầm nằm trong ý thức hệ rằng con người chỉ là vật chất và thuần là phương tiện sản xuất, đến độ sinh mạng của con người bị đánh đồng và có thể đem đi đánh đổi với những lợi ích được tính bằng của cải vật chất. Chính những người ủng hộ và quảng bá ý thức hệ sai lầm ấy, chính những người ra sức xây dựng và củng cố hệ thống phi nhân ấy, mới là những kẻ cần phải cúi đầu xin lỗi trước em và trước quê hương đất nước này”. (CGA)

[Đọc tiếp]

Ocean Vương và tác phẩm 24 thứ tiếng

Phỏng vấn: Khuê Phạm (ZEIT ONLINE Team)
Người dịch: Tôn Thất Thông

ND: Hiếm khi có một tiểu thuyết của tác giả gốc Việt trở thành Bestseller được dịch ra 24 thứ tiếng. Và càng thú vị hơn khi được đọc bài phỏng vấn tác giả rất đặc sắc trên báo chí quốc tế. Điều thú vị thứ nhất, người được phỏng vấn là Ocean Vương, một người Mỹ gốc Việt mới 30 tuổi, vừa xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay trong năm nay, đã trở thành một bestseller của New York Times và nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng. Thứ hai, Ocean Vương rời bỏ Việt Nam năm 1990 lúc mới lên hai, gia đình nông dân nghèo, không ai giúp đỡ nhưng cuối cùng, với hai bàn tay trắng đã vươn lên vị trí vinh quang mà hàng triệu người mơ ước. Thứ ba, người phỏng vấn là nhóm ký giả tờ báo lớn của Đức, ZEIT ONLINE, được hướng dẫn bởi nữ ký giả Khuê Phạm, một người Đức gốc Việt thế hệ hai. Thứ tư, nội dung phỏng vấn xoay quanh chủ đề nhập cư, và dường như có một sự đồng cảm sâu sắc giữa người phỏng vấn và người trả lời. Lối đặt câu hỏi và phong cách đối đáp của hai bên quả thật tuyệt diệu đối với dân nhập cư, nhất là người nhập cư châu Á. Cuộc phỏng vấn cho ta thêm một cảm giác thú vị rằng, cộng đồng trí thức Việt Nam ở hải ngoại không phải chỉ có chuyên gia trong các ngành nghề truyền thống, mà đã có những who-is-who trong văn học và truyền thông đại chúng. Người dịch xin thay đổi tựa đề cho phù hợp.

[Đọc tiếp]

Dịch thơ: Tiếng thu

Thi sĩ: Lưu Trọng Lư
Người dịch: Trần Ngọc Cư

DĐKP: Chúng tôi vừa nhận được bài dịch thơ của một bằng hữu lâu năm và là một dịch giả Anh-Việt nặng ký của văn đàn hải ngoại, Trần Ngọc Cư. Tiếng Thu là một bài thơ tình tiền chiến không thể thiếu được trong các tập thơ chép tay của học sinh thập niên 60. Trần Ngọc Cư lúc ấy là học sinh giỏi nhất trường Quốc Học Huế (trường nữ Đồng Khánh có TTND). Ngay cả với những người đã sống ở Mỹ gần 50 năm, việc dịch văn chương, biên khảo vốn không dễ, dịch từ Việt sang Anh lại càng hiếm, dịch thơ càng khó và hiếm gấp bội, nhưng âm hưởng của bài dịch sau đây sẽ để lại trong tâm hồn độc giả những phút giây êm ả lạ thường.

[Đọc tiếp]