Trang chủ » Lịch sử » Lịch sử thế giới

Category Archives: Lịch sử thế giới

Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thư viện

Học thuyết Wolfowitz đã định hình quan điểm của Putin như thế nào

Tác giả: Sameed Basha
Người dịch: Daniel Trần

DĐKP giới thiệu: Việc Nga xua quân vào một quốc gia đã độc lập từ hơn 30 năm là một hành động xâm lược cần lên án. Người Ukraine có quyền đứng lên bảo vệ đất nước họ và cũng xứng đáng để nhận sự hỗ trợ từ mọi phía. Nhưng có phải chỉ có Nga mới là nước cần bị lên án? Một tài liệu cách đây hơn 30 năm sau bị rò rỉ cho thấy là Mỹ đã có sai lầm chết người làm “thổi bùng khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, chống phương Tây và quân phiệt trong công luận của Nga”. Hy vọng trong tương lai, Mỹ sẽ rút kinh nghiệm để tránh sai lầm tại những vùng khác, thí dụ Thái Bình Dương.

[Đọc tiếp]

Nữ Hoàng lưu vong (3) – nhộng có trở thành bướm?

Tác giả: Alexander Osang, Der Spiegel số 48/2022
Người dịch: Daniel Trần

DĐKP giới thiệu: Không có gì khổ tâm hơn cho một vị nguyên thủ là thỉnh thoảng cảm thấy cô đơn trên chính ngay quê hương của mình. Rời phủ thủ tướng, Angela Merkel muốn làm lại cuộc đời. Bắt đầu như một con nhộng, rồi sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn tiến hóa. Liệu nhộng có trở thành bướm như ước mơ hay không?

[Đọc tiếp]

Nữ Hoàng lưu vong (2) – con người quốc tế

Tác giả: Alexander Osang, Der Spiegel số 48/2022
Người dịch: Daniel Trần

DĐKP giới thiệu: Đây là đoạn thứ hai của bài viết, cho thấy một ít tia sáng về cuộc đời của một vị nguyên thủ, vốn là phụ nữ lúc nhỏ rất khiêm tốn, giờ đây phải khẳng định mình trong thế giới nguyên thủ chỉ toàn là đàn ông.

[Đọc tiếp]

Nữ Hoàng lưu vong

Tác giả: Alexander Osang, Der Spiegel số 48/2022
Người dịch: Daniel Trần

DĐKP giới thiệu: Cuộc sống Angela Merkel vẫn còn bí ẩn sau khi rời phủ thủ tướng. Hiếm khi có một cuộc phỏng vấn dài hơi, họa hoằn lắm bà mới tham dự một Talk Show, sách tiểu sử thì lại càng chưa có. Điều đó càng gây thêm tò mò trong bối cảnh chiến tranh Ukraine hiện nay. Bài sau đây là bài viết rất hiếm hoi về người phụ nữa lạ kỳ này. Tác giả Alexander Osang, một ký giả kỳ cựu của SPIEGEL và là bạn lâu năm của gia đình bà Merkel,  vẫn không xin được một buổi phỏng vấn, mà chỉ hồi tưởng lại những những lần gặp gỡ riêng tư, ghép chúng lại thành những mảnh vụn lịch sử, trình bày ngắt quãng, đôi khi khó hiểu với một văn phong rất phi-chuyên-nghiệp, vốn không phải là văn phong lưu loát quen thuộc của Alexander Osang.  Nhưng ai có thể liên kết chúng lại với nhau thì có thể tạo được một hình ảnh khá nhất quán, không phải của một chính trị gia lẫy lừng, mà là của một người sống bằng nội tâm với những suy nghĩ sâu xa bất định, người đam mê đủ chuyện, từ lịch sử đến kịch nghệ, từ khoa học đến thú dạo rừng . Bài viết quá dài, nên chúng tôi xẻ nó làm ba đoạn. Cuối mỗi đoạn đều có đường dẫn để đọc tiếp.

[Đọc tiếp]

Chủ nghĩa thực dân: Bồi thường thế nào cho hợp lý?

Tác giả: Maximilian Popp, Spiegel số 45/2022.
Người dịch: Tôn Thất Thông

Chủ nghĩa thực dân: Người Đức đã thực hiện cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20 ở Namibia. 100 năm sau, Cộng hòa Liên bang Đức chính thức xin lỗi, trong 30 năm tới, nước này muốn trả một tỷ euro thông qua các dự án phát triển. Như vậy đã đủ cho những tội ác với hệ lụy kéo dài cho đến ngày nay hay không? Con cháu của những người bị sát hại trả lời: không.

[Đọc tiếp]

Chủ nghĩa thực dân: Châu Âu trên ghế bị cáo

Tác giả: Rebekka Habermas, ZEIT 30.10.2022
Người dịch: Tôn Thất Thông

Quá khứ thuộc địa gây ra những tranh luận sôi nổi. Ai đã bắt đầu và thực hiện chế độ nô lệ? Ai đã bãi bỏ nó? Có thể có công lý cho lịch sử?

[Đọc tiếp]

Nữ hoàng Elizabeth II không vô can trong những tội lỗi của Đế chế Anh quốc

Tác giả: Howard W. French
Người dịch: Kiến Văn

Nữ hoàng vừa quá cố là hiện thân của nước Anh và thể chế Anh quốc, đã khôn khéo quảng bá nó mà không bao giờ phê phán hay hối tiếc về quá khứ của đế chế. Bà mất đi, tôi không có ác ý gì cả. Còn đế chế của bà – và chế độ đế quốc, nói chung – lại là vấn đề khác.

[Đọc tiếp]

Đế quốc Anh: Di sản của bạo lực?

Tác giả: Peter Bergen phỏng vấn Caroline Elkins, CNN 25.9.2022
Người dịch: Tôn Thất Thông

Giới thiệu: Nữ Hoàng Elisabeth II vừa được an táng tuần qua. Hàng triệu người Anh rơi nước mắt thương tiếc. Hàng triệu người khác thì nhìn về Luân Đôn bằng ánh mắt hoài nghi và tự hỏi: có phải Nữ Hoàng cũng phải chịu trách nhiệm về những tội ác mà đế chế Anh đã gây ra trên các thuộc địa cũ. Tại sao? Qua bốn tác phẩm khảo cứu công phu, giáo sư sử học Caroline Elkins cung cấp những bằng chứng mới để chúng ta tự tìm câu trả lời.

[Đọc tiếp] 

Cách cai trị của Putin dựa trên di sản bạo lực châu Á

Tác giả: Jörg Himmelreich, NZZ 30-8-2022
Biên dịch và chú giải: Tôn Thất Thông

Giới thiệu: Rất nhiều nhà phân tích phương Tây ngạc nhiên về sự bùng nổ chiến tranh ở Ukraine. Có lẽ vì họ quen phân tích theo lo-gic đúng hoặc sai, lợi ích hoặc rủi ro. GS Jörg Himmelreich của đại học Paris dùng cách tiếp cận khác, đứng trên quan điểm lịch sử để truy tìm nguyên nhân phát sinh bạo lực tại Nga nói chung. Cách tiếp cận này có lẽ có ích cho chính trị gia thế giới khi đối đầu với những xung đột lớn trong tương lai, thí dụ như đối đầu với Trung Quốc chẳng hạn. (Xin xem thêm chú giải ở cuối bài, được đánh số bằng [x]).

[Đọc tiếp]

Lược sử Ukraine (4): Cách mạng Majdan và cuộc can thiệp vũ trang của Nga

Tác giả: Giáo sư Andreas Kappeler
Xuất bản: Trung tâm giáo dục chính trị liên bang Đức (BPB – Bundeszentrale für Politische Bildung, Bonn, Germany)
Biên dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông

Vào tháng 11 năm 2013, Tổng thống Yanukovych đã từ chối ký một hiệp định liên kết với EU, mặc dù đã được phê chuẩn trước đó một năm. Các cuộc biểu tình của nhiều bộ phận dân chúng đã dẫn đến sự thay đổi chính phủ với hậu quả là Nga đã sáp nhập Crimea bất chấp luật pháp quốc tế, ngấm ngầm ủng hộ lực lượng ly khai thân Nga ở phía Đông Ukraine.

[Đọc tiếp]