Việt Nam cần các tư tưởng Khai sáng
Tác giả: Nguyễn Trang Nhung
Lịch sử loài người đã trải qua hàng ngàn năm, khi con người sinh ra từ thuở sơ khai hoang dã, sau nhiều bước chuyển về thể chất lẫn tinh thần, đã bước dần từ nơi u tối đến ánh sáng văn minh.
Chúc mừng GS Hoàng Thị Khánh Trang: thêm một giải thưởng khoa học danh giá
DĐKP giới thiệu: Trang Hoàng (Hoàng Thị Khánh Trang) vốn không xa lạ gì với chúng ta. Cách đây 2 năm, chị đã nhận hai huân chương cấp cao Canada. Năm nay thêm một giải thưởng danh giá về vi sinh học. Chị Trang tốt nghiệp tiến sĩ sinh học tại Đại học Lausanne Thụy sĩ, làm Postdoc về miễn dịch học tại Đại học Cambridge Anh, Postdoc về di truyền học tại Đại học Toronto Canada trước khi về Montréal làm nghiên cứu, giảng dạy và trở thành giáo sư Đại học Montréal hơn 20 năm nay. Xin chúc mừng chị Trang và chia vui với bằng hữu ở Thụy Sĩ và Canada. Tiếc là DĐKP không thực hiện được một cuộc phỏng vấn để cống hiến bạn đọc, vì chị nói: “Tuy rằng giải thưởng mang tên cá nhân mình, nhưng tự trong lòng mình biết công ơn của bố mẹ đã hướng dẫn con cái, công ơn đại gia đình, và tình thương bạn bè thân qúy, những điều đã cho mình thêm sức mạnh để làm việc này việc nọ”.
Đại hội ĐCS Trung Quốc và sự suy giảm của Hoa Kỳ?
Tác giả: Francesco Sisci, Settimana News, Bologna Ý, 19-03-2021
Người dịch: Lê Nguyễn
Đối với Trung Quốc trước đây, Mỹ là một cường quốc bề trên [über power]. Cho đến năm 2004, các ý kiến khác nhau ở Bắc Kinh vẫn còn phân chia giữa những người cho rằng Trung Quốc chỉ nên đi theo Hoa Kỳ và thay đổi chính mình, hoặc đối đầu với nó. Tuy nhiên, cả những người ủng hộ và người phản đối Hoa Kỳ đều không nghi ngờ gì về sức mạnh của nó. Nhưng cũng bắt đầu từ năm 2004, có điều gì đó hơi lóe lên ra trong cảm xúc ở Trung Quốc về Hoa Kỳ. Mọi người bắt đầu mở mắt xem với nổi ngạc nhiên ngày càng tăng về cách Washington sa lầy vào một cuộc chiến vô tận và vô nghĩa ở Iraq. Và trong những năm tiếp theo, Hoa Kỳ đã không thể hiện được thành công gì và không mang lại một trật tự nào mới cho Trung Đông.
Chủ nghĩa xã hội, vì sao?
Tác giả: Albert Einstein
Người dịch: Phạm Hải Hồ
Lời người dịch: Nhiều lần Einstein tự giới thiệu mình là người theo chủ nghĩa xã hội. Nhưng ít ai biết đến bài báo “Why Socialism?” đăng trong số đầu tiên của tạp chí Monthly Review của Mỹ (số tháng 5-1949). Trong đó, ông đề cập đến những vấn đề của cả chế độ tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, khủng hoảng kinh tế, nạn thất nghiệp v.v. vẫn tồn tại như cách đây 65 năm, nhưng ở các nước tư bản phát triển, đời sống người dân được cải thiện đáng kể nhờ phúc lợi xã hội và các quyền tự do dân chủ rộng rãi. Trong khi đó, những nước gọi là xã hội chủ nghĩa thật ra lại có một nền kinh tế tư bản lạc hậu với một đảng lãnh đạo độc tài và sự giới hạn tối đa các quyền con người và quyền công dân.
Phúc Ông trăm truyện tiếp theo (1, 3)
Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng
Lời dịch giả: Tinh thần “ĐỘC LẬP TỰ TÔN” ( “TỰ TÔN” ở đây có thể hiểu là “TỰ TRỌNG” trong tiếng Việt) là một chủ trương sống quan trọng của FUKUZAWA Yukichi. Trong “Phúc Ông Trăm Truyện” tác giả đã đề cập đến chủ đề SỐNG ĐỘC LẬP đến 5 lần. Tuy nhiên có lẽ tác giả thấy chưa đề cập đủ về đề tài này nên tác giả đã bắt đầu lại đề tài SỐNG ĐỘC LẬP khi viết thêm “Phúc Ông Trăm Truyện Tiếp Theo”. Tiếc là ông chỉ viết tiếp theo được 19 truyện thì mắc bệnh và qua đời. Trong 19 truyện tiếp theo, tác giả đã luận về đề tài này trong 8 truyện (Truyện số 1, 3, 5, 6, 8, 9, 10 và 19), chiếm phân nửa của quyển truyện tiếp theo. Tác giả thật sự là nhân vật xem trọng “ĐỘC LẬP” và “TỰ TÔN”. Viết đến đây dịch giả nhớ đến lời của đức phật Thích Ca: “DUY NGÃ ĐỘC TÔN”. Fukuzawa cũng đề cập tới tinh thần này trong truyện số 8 tiếp theo với tựa đề “Độc lập về trí tuệ và đạo đức”. Dịch giả xin được phép lần lược giới thiệu đến độc giả.
Trường phái cổ điển
Tác giả: Walter Eltis
Dịch từ Anh sang Pháp: Claude Jessua
Dịch từ Pháp sang Việt: Nguyễn Đôn Phước
Trường phái cổ điển ra đời vào thế kỉ XVIII. Adam Smith (1723-1790) đã trình bày trạng thái đầy đủ nhất của kinh tế học chính trị của ông trong Của cải cuả các dân tộc vào năm 1776, nhưng một số lớn những mệnh đề cơ bản của ông trước đấy đã được xác lập ở Pháp. Tiếp đó lập luận của Smith đã được Thomas R. Malthus (1766-1834), David Ricardo (1772-1823) và John Stuart Mill (1806-1832) tại Anh và Jean-Baptiste Say (1767-1832) phát triển. Một phần lớn phân tích kinh tế của Karl Marx (1818-1883) cũng mang tính cổ điển.
Thời đại khai sáng và cách mạng kinh tế (P2)
(II) Bước đường dẫn đến chủ nghĩa tự do
Tác giả: Tôn Thất Thông
Giới thiệu: Trong phần 1 (xem ở đây), chúng ta đã lướt qua lịch sử kinh tế châu Âu, từ tình trạng hoạt động kinh tế hỗn loạn thiếu đường lối, bước qua học thuyết trọng thương suốt một thời gian dài và sau cùng được thay thế bởi tư tưởng trọng nông. Mặc dù học thuyết trọng nông không tồn tại lâu, nhưng những nguyên lý căn bản của nó đã tạo ra những xung lực đầu tiên thôi thúc việc thiết lập chính sách kinh tế mà sau này chúng ta gọi là kinh tế thị trường tự do. Bước chuyển tiếp đó được vị học giả người Tô Cách Lan thiết kế và hoàn tất, mở đầu cho một thời kỳ phát triển mới khi loài người bước vào kỷ nguyên công nghiệp.
Giữ kín tâm độc lập trong tâm ta
Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người Dịch : Nguyễn Sơn Hùng
Sống độc lập là trước hết tránh nhờ vả người khác, tự mình chịu trách nhiệm mọi việc và sống tự lực, ngay cả quan hệ giữa cha mẹ và con cái cũng phải có ranh giới rõ ràng. Kế đến, nói và làm như ta nghĩ. Ý nghĩa của sống độc lập là như vậy.