Trang chủ » 2017 » Tháng Mười

Monthly Archives: Tháng Mười 2017

Tháng Mười 2017
H B T N S B C
 1
2345678
9101112131415
16171819202122
23242526272829
3031  

Thư viện

Khái quát về lịch sử phát triển kinh tế thế giới: Những yếu tố kìm hãm và thúc đẩy phát triển

Tác giả: TS Vũ Quang Việt

DĐKP giới thiệu: Đi tìm nhân tố nào là quan trọng để nâng cao tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là một câu hỏi khó khăn nhưng cực kỳ thú vị. Loài người đã sống vô cùng ảm đạm suốt cả thiên niên kỷ từ năm 0 đến năm 1000 với tuổi thọ trung bình trên dưới 25, với mức tăng trưởng thu nhập đầu người 0,01% mỗi năm. Vào năm 1000, thu nhập bình quân đầu người chỉ trên dưới 400 US$ (tính theo sức mua so sánh PPP, thời giá 1990 ở Mỹ), tức là vừa đủ để sinh tồn. Tây Âu còn thua cả Trung Hoa và Nhật. Sau 500 năm, đến 1500 thu nhập đầu người Tây Âu tăng lên gấp đôi, trong lúc Trung Hoa chỉ tăng lên 30%, các nước châu Á khác tăng ít hơn và châu Phi thì tụt hậu. Đến năm 1800, thu nhập đầu người ở châu Âu đã cao gấp đôi Trung Hoa, Nhật và châu Á. Kể từ đó cho đến cuối thế kỷ 20, trừ Nhật ra thì sự chênh lệch ngày càng tăng tốc mạnh mẽ. Điều gì đã xảy ra tại châu Âu và châu Á trong thiên niên kỷ thứ II, đặc biệt trong thời gian từ 1500 trở về sau? Yếu tố nào đã giải phóng hoặc kìm hãm sự tăng trưởng? Bài nghiên cứu trình bày tóm tắt sau đây của TS Vũ Quang Việt, kết hợp với những dữ liệu chi tiết của GS Angus Maddison trong tác phẩm “The World Economy” (xuất bản bởi OECD Paris 2001) sẽ giúp độc giả đi tìm câu trả lời…

[Đọc tiếp]

Nước Đức vươn lên từ vực thẳm nhờ áp dụng thành công “Kinh tế thị trường xã hội”

Tác giả: Mạc Văn Trang

Có lẽ không nước bại trận nào trong lịch sử thế giới cận đại, từ Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai đến ngày nay, lại lâm vào tình cảnh bi thảm như nước Đức sau năm 1945. Ảo tưởng ngông cuồng của A. Hitler đã sụp đổ tan tành cùng nước Đức tan hoang: hơn 8 triệu người chết, phải đầu hàng Đồng minh vô điều kiện; nước Đức bị cắt đi ¼ lãnh thổ cho Liên Xô, Ba Lan… và 12 triệu dân ở những vùng đó bị trục xuất đi; phần đất nước còn lại bị chia làm tư, “thần phục” chế độ quân quản của 4 lực lượng chiếm đóng Anh, Pháp, Mỹ, Liên xô; gần 50% nhà cửa ở đô thị bị tàn phá, không điện, không nước, thực phẩm được cấp phát theo tem phiếu tùy thuộc khả năng từng vùng chiếm đóng…

[Đọc tiếp]

Nhìn Brexit qua lăng kính lịch sử

Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức tháng 10.2017

Tóm tắt: Brexit là một trong những sự kiện nóng bóng trong năm qua và năm nay. Để có một cái nhìn toàn diện khả dĩ hình dung được tình hình trong tương lai, chúng ta cần trả lời minh bạch ba câu hỏi: Thứ nhất, tại sao Anh rời bỏ EU? Nó liên quan gì đến vai trò, mục đích và cách hành xử của Anh trong quá trình hình thành và phát triển Liên hiệp châu Âu suốt 50 năm qua? Thứ hai, tác động chính trị và kinh tế lên nước Anh sau khi ra khỏi EU, đấy là chưa kể ảnh hưởng về lãnh thổ liên quan đến các vùng trong Vương quốc Anh như Scotland, Bắc Ái Nhĩ Lan và Gibralta, nơi mà đa số người dân đều mong muốn ở lại EU. Thứ ba, tác động chính trị, kinh tế và tâm lý lên 27 nước EU còn lại.

Bài biên khảo sau đây sẽ cung cấp vài tư liệu lịch sử liên quan đến quá trình thành lập EU kể từ thập niên 1950, qua đó góp phần tìm câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất đã nêu ở trên. Hai câu hỏi tiếp theo xin gác lại vào dịp khác.

[Đọc tiếp]

TUYÊN BỐ VỀ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI VÀ QUYỀN TỰ DO BIỂU TÌNH

CHÚNG TÔI, các tổ chức xã hội dân sự và người Việt sinh sống trong và ngoài nước, nhận định và tuyên bố về quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu tình của công dân Việt Nam như sau:

Nhận định: Điều 25 của Hiến pháp ban hành năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp 2013) đã long trọng ghi nhận các quyền tự do bất khả xâm phạm của mọi công dân Việt Nam: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

[Đọc tiếp]