Trang chủ » 2017

Yearly Archives: 2017

Tháng Năm 2023
H B T N S B C
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Israel Mới và Israel Cổ đại

Những lý do dân phi-Do-Thái Mỹ ủng hộ Quốc gia Do Thái

Tác giả: Walter Russel Mead (Foreign Affairs, tháng Bảy/tháng Tám 2008)
Người dịch: Trần Ngọc Cư 

Dẫn nhập của dịch giả: Quyết định của Chính quyền Trump chính thức công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel và cho dời Đại sứ quán Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ từ Tel Avi đến Jerusalem đang dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong thế giới Hồi giáo và gặp sự phản đối từ nhiều cường quốc đồng minh Phương Tây cũng như từ Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, nếu đặt quyết định này trong bối cảnh chính trị Mỹ hiện nay, nó có thể là một hành động khôn ngoan của Tổng thống Trump nhằm củng cố hậu thuẫn của các lực lượng dân tộc chủ nghĩa Da trắng (White nationalists) và các giáo hội Tin Lành bảo thủ đã đưa ông vào Nhà Trắng — một cơ sở hậu thuẫn rất cố kết (cohesive) đã và sẽ giúp ông lèo lái qua nhiều sóng gió của chính trị nội bộ. Cũng là lẽ thường, mỗi khi phải đối đầu với quá nhiều thử thách trong nước, các lãnh đạo chính trị thường mở con đường sống, thậm chí là con đường máu ở ngoài nước, chủ yếu để chuyển hướng dư luận nội bộ …

[Đọc tiếp]

 

Nhà lý luận cung đình của Trung Quốc

Sự trỗi dậy của Vương Hỗ Ninh

Tác giả: Ryan Mitchell
Người dịch: Huỳnh Hoa

DĐKP giới thiệu: Một gương mặt mới trong bộ phận chóp bu đảng Cộng Sản Trung quốc (CSTQ) là Vương Hỗ Ninh. Nhiệm vụ của Vương có lẽ là xây dựng hệ tư tưởng cho bộ máy quyền lực đảng CSTQ. Đặc tính của Vương thể hiện trong các công trình nghiên cứu mấy thập niên qua là, trên đường xây dựng học thuyết “chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc”, Vương không coi trọng Marx-Lenin, mà đặt nền tảng lý luận trên hệ tư tưởng phương Tây trong buổi đầu của thời hiện đại (tức khoảng thế kỷ 16-18), với mục đích là tìm kết luận về sự cần thiết của nhà cai trị mạnh mẽ, mà theo nhận định chủ quan của Vương, là một yếu tố quan trọng đã đưa Tây Phương lên tột đỉnh của sự thống trị hoàn cầu, điều mà Tập Cận Bình đang cần.

Nhận thức của Vương về vai trò của nhà cai trị mạnh mẽ không đúng. Có lẽ Vương chịu ảnh hưởng tư tưởng của Niccolo Machiavelli trong thế kỷ 16 đã từng chờ đợi một lãnh tụ đầy quyền uy để thống nhất nước Ý, bất chấp những gì sẽ xảy ra cho các nước chung quanh, bất chấp cả nền văn hóa Cơ Đốc có thể bị ảnh hưởng. Nhà cai trị mạnh mẽ trong quan niệm của Vương không phải là điều cốt lõi của nguồn gốc văn minh phương Tây. Nó có thể quan trọng trong thời cổ đại và trung cổ, nhưng trong lịch sử cận đại, mọi nhà cai trị mạnh mẽ với mộng bá vương cuối cùng đều tiêu tan sự nghiệp: Napoléon của Pháp, Mussolini của Ý, Hitler của Đức v.v… Tuy thế, cách tiếp cận của Vương sẽ là một cơ hội cho giới trẻ Trung Quốc có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng phương Tây, qua đó họ sẽ tự tìm thấy nhiều điều quan trọng khác về lý thuyết nhà nước hiện đại, về tự do, về dân chủ, về kinh tế thị trường, và nhất là về nguồn gốc và quá trình phát triển các cuộc cách mạng lớn thời cận đại v.v… Được như thế, cuộc cách mạng bên trong Trung Quốc sẽ tự nó diễn ra đúng qui luật như nó đã xảy ra tại phương Tây cuối thế kỷ 18. Tìm hiểu Vương Hỗ Ninh lúc này có lẽ cũng là điều thú vị.

[Đọc tiếp]

 

Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ?

Lý do tại sao Hiệp Chủng Quốc có nguy cơ rơi vào thoái trào dân chủ

Tác giả: Robert Micky, Steven Levitsky, và Lucan Ahmad Way
Người dịch: Trần Ngọc Cư

DĐKP giới thiệu: Nhân cách và chính sách hung hãn của Donald Trump đã bộc lộ rõ trong thời gian tranh cử và sau một năm cầm quyền. Cực kỳ bảo thủ về giới tính, về sắc tộc, chính sách về bảo vệ môi trường, NATO, Israel-Palestina, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, co cụm về ngoại thương v.v… và v.v… chỉ là vài thí dụ. Nội dung mang tính dân túy cực đoan của Donal Trump làm chúng ta nhớ lại hai cuộc thế chiến đầu thế kỷ 20. Hitler vào thập niên 1930 vẫn chưa thô bạo và thiếu văn hóa như Trump, thế mà chỉ vài năm sau, cả thế giới phải kinh hoàng với tội ác vô tiền khoáng hậu của Hitler. Trở về năm 1914, vị hoàng đế Đức Wilhelm II vẫn còn có văn hóa và ôn hòa hơn Trump, nhưng rồi châu Âu cũng một phen chao đảo với thế chiến I. Định chế nhà nước khi bị thay đổi đến một mức độ nào đó có thể đẩy cả dân tộc đến vực thẳm và thế giới phải chịu họa lây.

Dưới mắt nhìn của Bắc Mỹ hoặc Á Châu, có thể Donald Trump chỉ là nguy cơ về suy thoái dân chủ. Đối với người châu Âu đã thấm thía sự tàn khốc của thế chiến II, Trump còn là nguy cơ của chiến tranh không ai đoán trước. Nhất là chúng ta cũng chưa quên rằng, trong thế kỷ 20, Hoa Kỳ đã hưởng lợi lớn từ hai cuộc thế chiến: Riêng với thế chiến II, tổng sản phẩm quốc nội GDP của Mỹ tăng hơn 120% sau 6 năm chiến tranh từ 1939-1945 (Xem thống kê US Bureau of Economic Analysis – USBEA), tức bình quân tăng 20% mỗi năm, một sự kiện có một không hai trong lịch sử kinh tế nhân loại. Điều đó cực kỳ hấp dẫn đối với tư duy America First của Donald Trump.

DĐKP xin giới thiệu bài báo đặc sắc sau đây phân tích những thay đổi định chế nhà nước đã, đang và có thể tiếp tục xảy ra tại Mỹ. Đến một mức độ nào đó, những thay đổi tồi tệ đó sẽ tạo nên chế độ độc tài và thảm họa chiến tranh với hệ lụy của vũ khí nguyên tử.

Chỉ có nhân dân Mỹ mới có khả năng ngăn chận viễn cảnh đó. Nếu mức độ ủng hộ Trump không giảm xuống đáng kể, và nếu Trump còn được tái cử ba năm sau, mọi khả năng tồi tệ nhất đều có thể trở thành hiện thực.

[Đọc tiếp]

Kinh tế học hành vi – Cú Hích Tại Các Quốc Gia Đang Phát Triển

Tác giả: Jorge Dryjanski Lerner và Mariana Garza Arias, Irrational Company (Công ty Phi lí trí) (Liên hệ với tác giả: jorge@irrational.ly)

Người dịch: Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Thị Trà Giang

Trong bài viết này, chúng tôi đã dựa vào kinh nghiệm của mình ở vai trò là những nhà tư vấn kinh tế học hành vi (BE – Behavioral Economics) ở Mexico để thảo luận về một số thách thức và cơ hội đối với những chính sách công có tính kinh tế học hành vi ở đất nước chúng tôi [Mexico], mà chúng tôi tin rằng cũng áp dụng được cho các quốc gia đang phát triển khác. Để minh họa cho những điểm này, chúng tôi ghi chép và phân tích các vấn đề mà chúng tôi phải đối mặt trong khi soạn thảo một nghiên cứu tình huống cho bản hướng dẫn này, trong đó chúng tôi cộng tác với một tổ chức phi chính phủ (NGO) địa phương để thúc đẩy việc hiến tạng tại đất nước mình.

[Đọc tiếp]

Cách Mạng Thế Giới

Tác giả: Eric J. Hobsbawm
Người dịch: Nguyễn Ngọc Giao

LTS Diễn Đàn – Cách đây đúng 100 năm, ngày 7 tháng 11 năm 1917, đã diễn ra tại Petrograd (Nga) những biến cố mở đầu cho một sự kiện lịch sử mang tên Cách mạng tháng Mười. Tác động và hệ quả của nó, ngày nay, chỉ cần đọc qua những “thể trạng” và “lời bình” trên các mạng xã hội tiếng Việt, cũng đủ thấy tầm quan trọng. Vì những lí do hiển nhiên, các bài viết bằng tiếng Việt nhân dịp 100 năm kỉ niệm Cách mạng tháng Mười liên quan tới trải nghiệm lịch sử Việt Nam 80 năm qua và phản ánh tâm tư và não trạng của tác giả, hơn là tới bối cảnh thế giới cách đây một thế kỉ và những cuộc vận động lịch sử từ đó đến nay. Để cung cấp một cách nhìn tổng quan, Diễn Đàn xin giới thiệu với bạn đọc toàn văn một chương sách của nhà sử học Eric J. Hobsbawm. Đó là chương 2 Cách mạng thế giới trong cuốn The Age of Extremes / A History of the World 1914-1991 (Vintage Books, Random House, New York 1996), bản tiếng Pháp L’Âge des Extrêmes / Histoire du Court XXe Siècle (nxb Complexe, 1994). E. J. Hobsbawm được coi là sử gia kiệt xuất của thế kỉ 19, với tác phẩm kinh điển The Age of Empire (Thời đại đế chế) có nói tới trong bài này.Xem thêm về tác giả : Nhà sử học của hai thế kỉ.

[Đọc tiếp]

Truyền thông xã hội và nền dân chủ

Tác giả: Francis Fukuyama
Người dịch: Huỳnh Hoa

Mạng internet và sự trỗi dậy của truyền thông xã hội đã làm thay đổi cuộc tranh luận về tự do ngôn luận trên khắp thế giới. Xưa nay vẫn luôn có những thông tin xấu, tuyên truyền, và thông tin giả tạo được cố ý đưa ra để gây ảnh hưởng tới các kết quả chính trị. Sự bảo vệ quyền tự do ngôn luận truyền thống đã từng là thương trường của các ý tưởng: nếu có thông tin xấu thì giải pháp khắc phục không phải là kiểm duyệt hoặc kiểm soát nó mà là đưa ra những thông tin đúng, cuối cùng cái đúng sẽ khống chế cái xấu. Nhiều thông tin hơn thì bao giờ cũng tốt hơn…

[Đọc tiếp]

Khái quát về lịch sử phát triển kinh tế thế giới: Những yếu tố kìm hãm và thúc đẩy phát triển

Tác giả: TS Vũ Quang Việt

DĐKP giới thiệu: Đi tìm nhân tố nào là quan trọng để nâng cao tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là một câu hỏi khó khăn nhưng cực kỳ thú vị. Loài người đã sống vô cùng ảm đạm suốt cả thiên niên kỷ từ năm 0 đến năm 1000 với tuổi thọ trung bình trên dưới 25, với mức tăng trưởng thu nhập đầu người 0,01% mỗi năm. Vào năm 1000, thu nhập bình quân đầu người chỉ trên dưới 400 US$ (tính theo sức mua so sánh PPP, thời giá 1990 ở Mỹ), tức là vừa đủ để sinh tồn. Tây Âu còn thua cả Trung Hoa và Nhật. Sau 500 năm, đến 1500 thu nhập đầu người Tây Âu tăng lên gấp đôi, trong lúc Trung Hoa chỉ tăng lên 30%, các nước châu Á khác tăng ít hơn và châu Phi thì tụt hậu. Đến năm 1800, thu nhập đầu người ở châu Âu đã cao gấp đôi Trung Hoa, Nhật và châu Á. Kể từ đó cho đến cuối thế kỷ 20, trừ Nhật ra thì sự chênh lệch ngày càng tăng tốc mạnh mẽ. Điều gì đã xảy ra tại châu Âu và châu Á trong thiên niên kỷ thứ II, đặc biệt trong thời gian từ 1500 trở về sau? Yếu tố nào đã giải phóng hoặc kìm hãm sự tăng trưởng? Bài nghiên cứu trình bày tóm tắt sau đây của TS Vũ Quang Việt, kết hợp với những dữ liệu chi tiết của GS Angus Maddison trong tác phẩm “The World Economy” (xuất bản bởi OECD Paris 2001) sẽ giúp độc giả đi tìm câu trả lời…

[Đọc tiếp]

Nước Đức vươn lên từ vực thẳm nhờ áp dụng thành công “Kinh tế thị trường xã hội”

Tác giả: Mạc Văn Trang

Có lẽ không nước bại trận nào trong lịch sử thế giới cận đại, từ Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai đến ngày nay, lại lâm vào tình cảnh bi thảm như nước Đức sau năm 1945. Ảo tưởng ngông cuồng của A. Hitler đã sụp đổ tan tành cùng nước Đức tan hoang: hơn 8 triệu người chết, phải đầu hàng Đồng minh vô điều kiện; nước Đức bị cắt đi ¼ lãnh thổ cho Liên Xô, Ba Lan… và 12 triệu dân ở những vùng đó bị trục xuất đi; phần đất nước còn lại bị chia làm tư, “thần phục” chế độ quân quản của 4 lực lượng chiếm đóng Anh, Pháp, Mỹ, Liên xô; gần 50% nhà cửa ở đô thị bị tàn phá, không điện, không nước, thực phẩm được cấp phát theo tem phiếu tùy thuộc khả năng từng vùng chiếm đóng…

[Đọc tiếp]

Nhìn Brexit qua lăng kính lịch sử

Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức tháng 10.2017

Tóm tắt: Brexit là một trong những sự kiện nóng bóng trong năm qua và năm nay. Để có một cái nhìn toàn diện khả dĩ hình dung được tình hình trong tương lai, chúng ta cần trả lời minh bạch ba câu hỏi: Thứ nhất, tại sao Anh rời bỏ EU? Nó liên quan gì đến vai trò, mục đích và cách hành xử của Anh trong quá trình hình thành và phát triển Liên hiệp châu Âu suốt 50 năm qua? Thứ hai, tác động chính trị và kinh tế lên nước Anh sau khi ra khỏi EU, đấy là chưa kể ảnh hưởng về lãnh thổ liên quan đến các vùng trong Vương quốc Anh như Scotland, Bắc Ái Nhĩ Lan và Gibralta, nơi mà đa số người dân đều mong muốn ở lại EU. Thứ ba, tác động chính trị, kinh tế và tâm lý lên 27 nước EU còn lại.

Bài biên khảo sau đây sẽ cung cấp vài tư liệu lịch sử liên quan đến quá trình thành lập EU kể từ thập niên 1950, qua đó góp phần tìm câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất đã nêu ở trên. Hai câu hỏi tiếp theo xin gác lại vào dịp khác.

[Đọc tiếp]

TUYÊN BỐ VỀ QUYỀN TỰ DO LẬP HỘI VÀ QUYỀN TỰ DO BIỂU TÌNH

CHÚNG TÔI, các tổ chức xã hội dân sự và người Việt sinh sống trong và ngoài nước, nhận định và tuyên bố về quyền tự do lập hội và quyền tự do biểu tình của công dân Việt Nam như sau:

Nhận định: Điều 25 của Hiến pháp ban hành năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp 2013) đã long trọng ghi nhận các quyền tự do bất khả xâm phạm của mọi công dân Việt Nam: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

[Đọc tiếp]