Trang chủ » 2021 » Tháng Chín

Monthly Archives: Tháng Chín 2021

Tháng Chín 2021
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
27282930  

Thư viện

Hội nghị thượng đỉnh QUAD: Liên minh quân sự mới

Đối đầu Mỹ – Trung hơi giống thời Chiến tranh Lạnh
DOYLE MCMANUS, Los Angeles Times, ngày 26 tháng 9 năm 2021
Người dịch: Lê Nguyễn

Tổng thống Biden đã tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh vào thứ Sáu [24 tháng 9], nó có vẻ đang chuyển sang một cái gì đó – nếu như bạn không theo dõi, bạn có thể đã bỏ lỡ nó. Cuộc họp quy tụ các nhà lãnh đạo của một nhóm, được cố tình làm bớt đi sự chú ý, có tên  gọi là “Bộ tứ”: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc.

[Đọc tiếp tại đây]

Bầu cử Đức: Tương lai nào sẽ đến?

Bình luận: Nguyễn Phú Lộc

Cuộc bầu cử vừa chấm dứt hôm qua với một kết quả mà người ta có thể phỏng đoán từ hai tháng qua. Nền chính trị Đức đứng trước tình huống không dễ dàng để đưa ra một thỏa hiệp chính trị giữa các đảng phái để thành lập chính phủ. Dù chỉ là tạm thời, nhưng kết quả sau đây chắc hẳn không có gì thay đổi đáng kể. Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) lên nắm quyền sau 16 năm độc bá của Liên minh Cơ Đốc (CDU/CSU) thuộc Angela Merkel.

[Đọc tiếp tại đây]

Cách mạng 2.0 của Tập Cận Bình

Xoay Trung Quốc về lại cội nguồn xã hội chủ nghĩa
Bình luận của: Yew Lun Tian (hãng thông tấn Reuters ngày 9 tháng 9 2021)
Người dịch: Lê Nguyễn
(Tựa đề đã được người dịch cải biên)

Người dịch Tóm tắt: Ngoài mối bận tâm cho việc phải thâu tóm Đài Loan bằng một thiệt hại nhỏ nhất cho Trung Quốc ( một hòn đảo mà Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ quản lý ), Tập Cận Bình còn có những vấn đề khác mà ông thấy phải chấn chỉnh kịp lúc, nếu không, ông và Đảng Cộng Sản có thể bị nguy cơ mất đi tính chính danh, thậm chí sẽ suy giảm quyền lực.
Bình luận dưới đây của nhà báo Yew Lun Tian, hãng thông tấn Reuters cho thấy ông Tập Cận Bình đang tìm cách củng cố quyền lực của chính ông cũng như của Đảng Cộng Sản Trung Quốc để chuẩn bị đối phó với những điều đã nêu trên.

[Đọc tiếp tại đây]

Thực học (học thực dụng)

Phúc Ông trăm truyện – Truyện số 33  
Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng

Từ lúc trẻ cực khổ học tập, sau khi học xong đem kiến thức, kinh nghiệm đã học được ra thực tiễn, kiếm chi phí để sinh sống độc lập, an lạc thể xác, tinh thần, làm vậy để đạt được mục đích của đời người. Đó là cốt lõi của cái thực học (cái học thực dụng). Nói rõ hơn, cốt lõi của cái thực học văn minh hiện đại chỉ là học để rõ ràng các nguyên tắc chân lý của sự vật và biết phương pháp áp dụng chúng vào đời sống, chỉ có bao nhiêu đó thôi.

[Đọc tiếp tại đây]

Liên minh AUKUS Mỹ, Anh, Úc có ý nghĩa gì?

Tác giả: Barry Pavel , Matthew Kroenig , Peter J. Dean , Benjamin Haddad
Người dịch: Lê Nguyễn
Atlantic Council, Sept 15, 2021

Hôm thứ Tư (15 tháng 9,2021) Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Vương quốc Anh Boris Johnson và Thủ tướng Úc Scott Morrison đã công bố mối quan hệ đối tác quốc phòng mới giữa ba quốc gia này. Họ cũng sẽ cung cấp cho Úc các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mới. Hiệp ước mới, được gọi tắt là AUKUS, là một thách thức rõ ràng đối với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và làm sâu sắc hơn mối quan hệ quân sự giữa các đồng minh thân thiết trong hơn một thế kỷ qua. Nhưng nó cũng có thể làm tác động mạnh đến các đồng minh khác. Các chuyên gia của Hội đồng Đại Tây Dương phân tích ngắn về các tác động đó.

[Đọc tiếp tại đây]

Đọc “Thời đại của những thái cực” – phần IV

“Thế kỷ XX ngắn”, Eric J. Hobsbawm – Phần IV
Tác giả: Nguyễn Quang
Người dịch: Kiến Văn

Chẳng lẽ các con “ rồng ” chỉ là những con thằn lằn ? Sau cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 (…) nhiều nhà bình luận, hôm qua còn ca ngợi hết lời, hôm nay hốt hoảng trước sự “dễ vỡ”(…) Sự bi quan quá mức của ngày hôm nay cũng lố bịch như sự lạc quan quá mức của ngày hôm qua. Thế kỉ XXI có phải là thế kỉ của “rồng” và “cọp” không, điều đó chỉ tương lai mới có thể trả lời…

[Đọc tiếp tại đây]

Bàn về khái niệm ‘học thuật’

Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng

Khái niệm liêm chính học thuật biểu hiện thực chất ý thức sống chân thật của con người trong giao tiếp, làm việc, học tập và nghiên cứu khoa học. Tức là, giới lãnh đạo ở các quốc gia không tôn trọng sự thật, không liêm chính học thuật, không có ý thức sống chân thật, thiếu tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, thì quốc gia, thế giới tự nhiên và xã hội loài người không thể phát triển bền vững.

[Đọc tiếp tại đây]

Giới thiệu sách: Dù lạc phương nao…

Tác giả: Khuê Phạm
Giới thiệu: Nguyễn Tường Bách

DĐKP ghi chú: Ngày hôm nay, 13.9 đánh dấu một sự kiện văn học có ý nghĩa trên văn đàn Đức. Nhà xuất bản BTB (Penguin Random House Verlagsgruppe) chính thức phát hành cuốn tiểu thuyết của nữ văn sĩ Khuê Phạm, một gương mặt quen thuộc trên truyền thông Đức qua những bài phóng sự, tiểu luận sâu sắc về nhiều đề tài từ chính trị, đến văn học, nhân văn và xã hội. Trước đây, Khuê Phạm đã xuất bản một cuốn hồi ký, viết chung với hai bạn đồng nghiệp Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ (Wir Neuen Deutschen). Nhưng lần này, Khuê Phạm viết tiểu thuyết. Gọi là tiểu thuyết đầu tay, nhưng văn phong và nội dung gói ghém một bề dày kinh nghiệm hiếm thấy. Xin giới thiệu bài viết đặc sắc của TS Nguyễn Tường Bách, viết về tiểu thuyết của Khuê Phạm dưới góc nhìn toàn bích của một độc giả, một văn sĩ, một thiền giả, một lãng tử tha hương đã hơn 50 năm.

[Đọc tiếp tại đây]

Cần học hỏi khoa học kỹ thuật

Phúc Ông trăm truyện – Truyện số 32 
Tác giả: Fukuzawa Yukichi 
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng

Lời dịch giả: Bài viết hơn 120 năm về trước nhưng vẫn còn giá trị ở hiện tại. Thật hay cho câu “Đành rằng các nhà nghiên cứu khoa học kỹ thuật chuyên môn là bảo vật thực sự của đất nước, là nguồn lợi ích cơ bản của toàn dân nhưng nếu không có người dân trong xã hội sử dụng các thành quả nghiên cứu của họ, thì khoa học kỹ thuật cũng chẳng mang lại lợi ích gì!” Không những các nhà nghiên cứu khoa học kỹ thuật mà cả các cấp lãnh đạo quốc gia nên ghi nhớ kỹ lời này.

[Đọc tiếp tại đây]

Bi hài kịch Afghanistan – Chúng ta học được gì?

Tác giả: Tôn Thất Thông

Có độc giả yêu cầu chúng tôi viết một bài phân tích tường tận về lịch sử A Phú Hãn (Afghanistan). Đề tài này rất hay nhưng cũng khá phức tạp, chúng tôi chưa phân công được người nào sẽ phụ trách. Thay vào đó, vì tính thời sự còn nóng hổi, xin ghi lại và thử phân tích vài mốc lịch sử quan trọng để quí độc giả tham khảo, hy vọng cũng lý giải được phần nào nguyên ủy của những biến động vừa qua. Một vài ý ở phần kết có thể tham khảo thêm để chiêm nghiệm về những chuyện liên quan đến Việt Nam.

[Đọc tiếp tại đây]