Trường phái cổ điển
Tác giả: Walter Eltis
Dịch từ Anh sang Pháp: Claude Jessua
Dịch từ Pháp sang Việt: Nguyễn Đôn Phước
Trường phái cổ điển ra đời vào thế kỉ XVIII. Adam Smith (1723-1790) đã trình bày trạng thái đầy đủ nhất của kinh tế học chính trị của ông trong Của cải cuả các dân tộc vào năm 1776, nhưng một số lớn những mệnh đề cơ bản của ông trước đấy đã được xác lập ở Pháp. Tiếp đó lập luận của Smith đã được Thomas R. Malthus (1766-1834), David Ricardo (1772-1823) và John Stuart Mill (1806-1832) tại Anh và Jean-Baptiste Say (1767-1832) phát triển. Một phần lớn phân tích kinh tế của Karl Marx (1818-1883) cũng mang tính cổ điển.
Trung Quốc: Kinh tế thần kỳ, còn tích lũy tài sản ròng ra sao?
Michael Beckley – Đại học Tufts, Massachusetts, Hoa Kỳ và Viện Nghiên Cứu American Enterprise Institute, 13 December 2019
Người dịch : Lê Nguyễn
Tóm lược: Bài viết này đã có từ năm 2019, nhưng nội dung vẫn còn giá trị giúp chúng ta hiểu rõ thêm về Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong suốt ba thập kỷ qua thật là ngoạn mục. Nhưng vỏ bọc cho tỷ lệ tăng trưởng hai con số đó chỉ khéo che chắn cho các chi phí quốc gia tiềm ẩn còn phải trả của Trung Quốc, đó chính là những lý do làm hạn chế khả năng giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về độ giàu có giữa hai nước. Trung Quốc đã đạt được mức tăng trưởng cao với chi phí cao, và bây giờ chi phí tăng lên trong khi tốc độ tăng trưởng đang chậm lại. Những dữ liệu mới dùng để tính toán bao gồm hết các chi phí này cho thấy Hoa Kỳ giàu hơn Trung Quốc nhiều lần, và khoảng cách có thể đang tăng lên hàng nghìn tỷ đô la mỗi năm.
Trung Quốc có thể tránh khủng hoảng tăng trưởng không?
Tác giả: J. Stewart Black và Allen J. Morrison, Harvard Business Review, Tháng 9 – 10 năm 2019
Người dịch: Lê Nguyễn
Tóm lược: Năm 2018, Fortune 500 toàn cầu xếp hạng 111 công ty có trụ sở chính tại Trung Quốc – ít hơn Hoa Kỳ với con số chỉ đếm trên đầu ngón tay, với 126. Năm 1995, chỉ có ba công ty Trung Quốc lọt vào danh sách; nhưng trong năm 2018, đã có ba công ty nằm trong top 10. Không có gì ngạc nhiên khi một số nhà quan sát dự đoán rằng Trung Quốc sẽ sớm vượt qua Mỹ để trở thành nơi có số lượng công ty lớn nhất trong danh sách Fortune Global 500.
Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, nhưng chiến thắng có thể chỉ thoáng qua. Vào cuối những năm 1990, các công ty Nhật Bản đã sắp vượt qua số lượng các công ty Mỹ trong danh sách, cho đến khi có sự kết hợp hai yếu tố lực lượng lao động bị lão hoá và năng suất giảm đã khiến họ bị tụt dốc. Kinh nghiệm của Nhật Bản, tương tự như của Trung Quốc ngày nay, tạo ra một tiền lệ không mấy dễ chịu cho hậu quả của việc tăng trưởng chậm lại.
Để giữ được vị trí của mình trong Global 500, các công ty Trung Quốc sẽ phải phát triển tư duy toàn cầu đặc trưng hơn cho các công ty đa quốc gia giống các quốc gia nhỏ như Thụy Sĩ, một sự chuyển đổi mà cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản đều không làm được.
Nước Mỹ có nguy cơ đánh mất lợi thế phát minh sáng chế như thế nào?
Tác giả: Walter Isaacson – Time.com 03-01-2019
Người dịch: Lê Nguyễn
Tóm lược: Hoa kỳ đã dẫn đầu thế giới trong phát minh khoa học kỹ thuật kể từ sau Thế chiến thứ hai và không ngừng áp dụng những tiến bộ đó để nâng cao chất lượng cuộc sống, gần nhất là internet và các ứng dụng của nó. Nhưng những thập niên gần đây, chính phủ Hoa kỳ đã giảm mạnh kinh phí cho lĩnh vực nghiên cứu phát minh. Bộ ba tam giác là chính phủ, học viện và công nghiệp tư nhân đang bị đảo ngược về lảnh đạo trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Kết luận bài viết của giáo sư Walter Isaacson khuyến cáo Hoa Kỳ cần gấp rút xem xét lại chính sách tài trợ là bước quan trọng đầu tiên để tạo ra, một lần nữa, những đột phá trong nghiên cứu sẽ dẫn đến những đổi mới trong tương lai, thay vì tiếp tục con đường hiện nay của Mỹ là phá hủy hạt giống của Hoa Kỳ trước vụ thu hoạch tiếp theo.
Cử tri bầu Donald Trump và sự suy giảm của nền công nghiệp chế tạo Hoa Kỳ
Tác giả: WILLIAM B. BONVILLIAN, Giáo Sư MIT
Người dịch: Lê Nguyễn
Tóm lược: Bài viết này ra đời cách đây đã hơn bốn năm, nhưng nội dung của nó vẫn còn nguyên giá trị. Là một học giả về công nghiệp sản xuất chế tạo Mỹ, tác giả cho chúng ta thấy một số vấn đề của xã hội Hoa Kỳ qua phân tích về sự suy giảm của lĩnh vực này cũng như liên hệ của nó đến sự xuất hiện của Donald Trump. Lĩnh vực công nghiệp sản xuất chế tạo Hoa Kỳ đã không được đánh giá đúng mức bởi các lý thuyết kinh tế thiếu trải nghiệm thực tế. Lĩnh vực này khi tương tác với thị trường thương mại toàn cầu nhất là với thị trường Trung Quốc, đã phải chịu đựng sức ép rất lớn bởi chính sách tân trọng thương (neo-mercantilism) và thương mại kiểu lợi ích quốc gia (nationalism) chỉ nhằm đạt được lợi ích riêng chứ không vì sự thịnh vượng chung toàn cầu theo nghĩa thương mại để cùng có lợi. Hoa Kỳ có thể sẽ rút ra được kinh nghiệm và điều chỉnh cho lĩnh vực này vì nó có thể tạo cộng hưởng với các yếu tố khác như kỳ thị chủng tộc, gây ra hậu quả chính trị rất lớn. Mặc dù nhiệm kỳ Trump sắp chấm dứt, nhưng những nguyên do đưa đến hiện tượng Trump vẫn còn hiện hữu, và nếu chính phủ mới không giải quyết rốt ráo, nó có thể sẽ trở lại sau này. Kinh nghiệm này không chỉ có giá trị cho Hoa Kỳ, mà cho mọi quốc gia công nghiệp.
Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng (3)
Tác giả: Jerry Z. Muller
Trần Ngọc Cư dịch
Xin giới thiệu phần thứ ba, cũng là phần cuối cùng của loạt bài “Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng”. Quí độc giả nào chưa xem các phần trước, xin tham khảo Phần 1 ở đây và Phần 2 ở đây.
Trong bài tiểu luận này, Giáo sư Jerry Z. Muller phân tích những đặc tính bất biến của chủ nghĩa tư bản, đó là tính năng động kinh tế cũng như tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế – những đặc tính luôn luôn đi với nhau như bóng với hình; như cái Thiện và cái Ác cùng tồn tại một lúc trong thân phận con người. Để đối phó với tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong thế giới tư bản tiên tiến, đặc biệt tại Hoa Kỳ, Muller nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì một chính sách nhà nước phúc lợi hợp lý để đảm bảo sự ổn định và hài hòa xã hội, đồng thời chống lại cả loại hình chính trị đặc quyền đặc lợi (politics of privilege) của cánh Hữu lẫn loại hình chính trị sách động hận thù (politics of resentment) của cánh Tả.
[Đọc tiếp]
Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng (2)
Tác giả: Jerry Z. Muller
Trần Ngọc Cư dịch
Xin giới thiệu phần thứ hai của loạt bài “Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng”. Quí độc giả nào chưa xem phần một, xin tham khảo Phần 1 ở đây.
Trong bài tiểu luận này, Giáo sư Jerry Z. Muller phân tích những đặc tính bất biến của chủ nghĩa tư bản, đó là tính năng động kinh tế cũng như tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế – những đặc tính luôn luôn đi với nhau như bóng với hình; như cái Thiện và cái Ác cùng tồn tại một lúc trong thân phận con người. Để đối phó với tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong thế giới tư bản tiên tiến, đặc biệt tại Hoa Kỳ, Muller nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì một chính sách nhà nước phúc lợi hợp lý để đảm bảo sự ổn định và hài hòa xã hội, đồng thời chống lại cả loại hình chính trị đặc quyền đặc lợi (politics of privilege) của cánh Hữu lẫn loại hình chính trị sách động hận thù (politics of resentment) của cánh Tả.
[Đọc tiếp]
Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bất bình đẳng (1)
Tác giả: Jerry Z. Muller
Trần Ngọc Cư dịch (đã đăng lần đầu trên Pro&Contra 25.6.2013)
Dẫn nhập: Trong trận chiến ý thức hệ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, người ta có thể nói không sai là chủ nghĩa tư bản đã thắng. Thậm chí một số nước “cộng sản” như Trung Quốc và Việt Nam cũng đang ôm ấp một dạng thức nào đó của chủ nghĩa tư bản, mà có người gọi là “tư bản nhà nước”, hay một cách mỉa mai “tư bản đỏ”.
Dù dưới dạng thức nào đi nữa, ít ai có thể chối cãi rằng chủ nghĩa tư bản là đường lối hữu hiệu nhất để tạo ra đời sống thịnh vượng kinh tế cho xã hội loài người.
Trong bài tiểu luận sau đây, Giáo sư Jerry Z. Muller phân tích những đặc tính bất biến của chủ nghĩa tư bản, đó là tính năng động kinh tế cũng như tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế – những đặc tính luôn luôn đi với nhau như bóng với hình; như cái Thiện và cái Ác cùng tồn tại một lúc trong thân phận con người. Để đối phó với tình trạng bất bình đẳng và bất an kinh tế đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trong thế giới tư bản tiên tiến, đặc biệt tại Hoa Kỳ, Muller nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì một chính sách nhà nước phúc lợi hợp lý để đảm bảo sự ổn định và hài hòa xã hội, đồng thời chống lại cả loại hình chính trị đặc quyền đặc lợi (politics of privilege) của cánh Hữu lẫn loại hình chính trị sách động hận thù (politics of resentment) của cánh Tả.
[Đọc tiếp]