Để pháp quyền được tồn tại, mọi người cần tin tưởng vào nó và tuân thủ nó. Họ cần xem đó như là một bộ phận tồn tại cần thiết, hợp lý trong hệ thống pháp lý – chính trị của họ. Thái độ này bản thân nó không phải là một điều luật. Nó là một quan niệm chính trị chung được thêm vào trong hệ thống tín ngưỡng văn hóa. Khi niềm tin này được phổ biến, pháp quyền có thể có sức bật và sống sót qua nhiều thế hệ, vượt qua được cả sự miệt thị của các quan chức nhà nước. Tuy nhiên, khi mà niềm tin này không được phổ biến thì phá quyền có thể trở nên rất yếu và gần như không có tiếng nói.
Karl Marx và Tây Đức thời hậu chiến
Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức
DĐKP giới thiệu: Bài biên khảo này nguyên là một trong ba đề mục trong phụ lục liên quan đến ba nhà tư tưởng lớn về kinh tế (Adam Smith, Karl Marx và John Maynard Keynes), thuộc tác phẩm „Thần Kỳ Kinh Tế Tây Đức giai đoạn 1949-1969. Lịch sử – Lý Thuyết – Chính sách“. Giấy phép của nhà xuất bản Tri Thức do Giám đốc Chu Hảo ký vào tháng 6.2018. Sau „sự kiện Chu Hảo“, toàn bộ ban giám đốc nhà xuất bản Tri Thức bị thay thế, việc in ấn tác phẩm này tạm thời bị ngưng lại. Đến giờ phút cuối vào tháng 11.2018, nhà xuất bản Tri Thức (với Ban Giám Đốc mới) cho phép in nhưng cần kiểm duyệt 80% (!) đề mục Karl Marx này, cho nên nó còn lại trơ trẽn như xác không hồn. Vì thế, tác giả quyết định rút đề mục này ra khỏi sách. Để tác phẩm nói trên được đầy đủ hơn, độc giả có thể tải xuống và bổ sung bài biên khảo này vào trang 457, ngay truớc đề mục „John Maynard Keynes“.
[Đọc tiếp] hoặc tải PDF từ đây
Khai phóng giáo dục: Khai phóng chính mình, khai phóng mỗi cá nhân
Tác giả: TS Nguyễn Thị Từ Huy – Phỏng vấn bởi Phan Văn Thắng
Lời tòa soạn: Làm gì để có thể thay đổi nền giáo dục đang quá trì trệ và lạc hậu của chúng ta hiện nay? Đó là câu hỏi phải trả lời, là nhiệm vụ phải thực hiện của mọi người Việt Nam. Thực ra đã có nhiều lời giải nhưng cơ bản vẫn là vô vọng vì hình như chưa có cái nhìn nào xuyên thấu và cách làm nào thật sự sáng suốt và đủ mạnh để xoay chuyển tình thế. Dẫu sao, mỗi một ý kiến có trách nhiệm đều là một viên gạch đáng quý để xây dựng lại nền giáo dục đã quá cũ kỹ và lạc hậu của nước nhà. Trên tinh thần đó, VHNA giới thiệu cuộc trao đổi về chủ đề Giáo dục khai phóng giữa nhà báo Phan Văn Thắng và TS Nguyễn Thị Từ Huy đến từ đại học Hoa Sen – TP. Hồ Chí Minh.
TS Huỳnh Thế Du: Rủi ro của kinh tế Việt Nam nằm ở các doanh nghiệp tư nhân lớn nhanh bất thường
Tác giả: Hoàng Lan
(VNF) – Theo TS Huỳnh Thế Du, đã đến lúc Việt Nam nên “quên kinh tế nhà nước” và nhìn nhận khu vực kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng chính. Tuy nhiên, ở mặt bên kia của “tấm huy chương kinh tế tư nhân”, TS Huỳnh Thế Du chỉ ra rủi ro đến từ việc một số doanh nghiệp tư nhân lớn nhanh bất thường, thân hữu và lợi ích nhóm.
Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền (3)
NHỮNG THÀNH TỐ CƠ BẢN TRONG VIỆC THIẾT LẬP NỀN TẢNG PHÁP QUYỀN VÀ HẠN CHẾ
Tác giả: Brian Z.Tamanaha, St. John’s University – School of Law
Chuyển ngữ: Lê Duy Nam
Dẫn Nhập Ngắn Gọn Về Pháp Quyền (2)
NHỮNG LỢI ÍCH CHÍNH CỦA PHÁP QUYỀN
Tác giả: Brian Z.Tamanaha, St. John’s University – School of Law
Chuyển ngữ: Lê Duy Nam
Với sự lưu tâm tới chính phủ, mỗi công dân thừa hưởng lợi ích từ việc được biết trước việc chính phủ sẽ phản ứng thế nào đối với hành động của mình. Đây là một khía cạnh rất quan trọng của tự do, khi công dân biết tất cả những hành động mình có thể làm được mà không sợ bị chính quyền can thiệp hay ngăn cản. Bất kể điều gì không bị cấm đoán bởi luật pháp thì đều có thể thực hiện mà không phải lo ngại điều gì. Thiếu đi sự đảm bảo này, con người sẽ luôn luôn hành động một cách liều lĩnh.
Dẫn nhập ngắn gọn về pháp quyền (1)
ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC CHỨC NĂNG CỦA PHÁP QUYỀN
Tác giả: Brian Z.Tamanaha, St. John’s University – School of Law
Chuyển ngữ: Lê Duy Nam
Cho tới tận bây giờ, những cuộc tranh cãi về chủ đề “pháp quyền” vẫn còn đang nảy lửa. Chủ yếu, các nhà học giả cũng như các nhà hoạch định chính sách vẫn còn có những ý kiến khác nhau về định nghĩa của từ pháp quyền, các nhân tố hoặc những yêu cầu của nó, lợi ích mà nó mang lại cũng như những giới hạn, liệu nó có phải là điều tốt mọi lúc, mọi nơi và còn nhiều những câu hỏi phức tạp khác…