Trang chủ » Khoa học kỹ thuật

Category Archives: Khoa học kỹ thuật

Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thư viện

ChatGPT đã đổ thêm dầu vào lửa …

… sự lo ngại về cuộc chạy đua vũ trang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về AI

Tác giả: David Ingram, NBC News, 5-3-2023
Người dịch: Lê Nguyễn

Cuộc chạy đua phát triển thế hệ AI tiếp theo không chỉ diễn ra giữa các công ty công nghệ như Microsoft và Google — mà còn giữa các quốc gia đang nỗ lực hết mình để thúc đẩy và phát triển công nghệ của riêng mình.

[Đọc tiếp]

ChatGPT và các “trí tuệ” nhân tạo: làm sao phát hiện thật giả

Tác giả: Laurence Devillers, Giáo sư về trí tuệ nhân tạo, Đại học Sorbonne
Người dịch: Thái Thị Ngọc Dư

Là một đối tượng được thực sự ngưỡng mộ vào đầu năm 2023, hệ thống tương tác ChatGPT đã làm dấy lên một làn sóng hâm mộ, rồi thắc mắc và lo lắng. Trong một quãng thời gian rất ngắn, hệ thống này đã thu hút một triệu người dùng và đã được trắc nghiệm với nhiều nhiệm vụ, chủ yếu là bằng văn bản: hỏi thông tin, viết bài nghị luận, sáng tác các tác phẩm hư cấu, lập trình máy tính, dịch văn bản, làm thơ…

[Đọc tiếp]

Đài Loan, Việt Nam và chất bán dẫn

RFA phỏng vấn TS Nguyễn Lê TiếnCalifornia

DĐKP giới thiệu: Cách đây không lâu chúng tôi đăng bài về công nghệ bán dẫn ở Trung Quốc, có nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Đài Loan trong việc sản xuất Chip điện tử cao cấp theo đơn khách hàng. Bài phỏng vấn bằng hữu Nguyễn Lê Tiến sau đây do đài RFA thực hiện bổ sung cho bài trên với một góc nhìn khác, đi sâu vào các chi tiết của công nghệ và những vấn đề thời sự liên quan, rất có ích để đánh giá tình hình địa chính trị sau này có liên quan đến Đài Loan. Xin kính mời.

[Đọc tiếp]

Khí hậu: vấn đề gai góc về trách nhiệm lịch sử của các nước phát triển

Tác giả: Michel Damian và Patrick Criqui
Người dịch: Thái Thị Ngọc Dư

Các bạn sẽ không bỏ qua: Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung về khí hậu của Liên Hiệp Quốc khai mạc ngày thứ hai 7/11/2022 tại Charm el-Cheikh, Ai Cập. Các cuộc thảo luận, hứa hẹn sẽ gay go, sẽ tiếp tục cho đến ngày 18 tháng 11 tới. Thật vậy, đây sẽ là hội nghị các bên (COP) đầu tiên mà vấn đề bồi thường tài chính cho những thiệt hại mà các nước đang phát triển phải chịu sẽ là ưu tiên trong chương trình nghị sự.

[Đọc tiếp]

Mai Thi Nguyễn-Kim, con người và tác phẩm

Giới thiệu: Nguyễn Xuân Xanh

Lời nói đầu

Khi mới chấp bút, tôi chỉ định viết bài giới thiệu chỉ vài ba trang giấy A4 cho Nxb Kim Đồng. Nhưng sưu tầm và nghiên cứu dữ liệu, tôi bị lôi cuốn bởi cuộc đời của Mai Thi Nguyễn-Kim, khiến tôi không thể dừng sớm như dự tính. Giờ đây tôi hy vọng đã viết được phần cốt lõi về người phụ nữ trẻ tuổi rất đặc biệt này. Cô và những tác phẩm của cô là những nguồn cảm hứng lớn, có tính khai sáng và giáo dục cao cho cộng đồng Đức. Đối với nước Đức, một đất nước có bề dày khoa học lâu đời với vô số tên tuổi cao vời vợi, cô là một tài năng đặc biệt làm cho khoa học có thêm sức sống mạnh mẽ trong lòng cộng đồng. Có thể nói, ở Đức, ngoài Albert Einstein ra, ngôi sao huyền thoại của thế kỷ 20, chưa ai đưa khoa học vào lòng người nhiều như Mai Thi. Tôi chỉ muốn nói về mặt đại chúng hóa khoa học.

[Đọc tiếp]

Tự do xuất bản thúc đẩy sự phát triển văn minh

Tác giả: Tôn Thất Thông

Giới thiệu: Chính sách độc quyền xuất bản của Việt Nam hiện nay có thể mang lại tai hại nào cho sự phát triển văn minh quốc gia? Xin giới thiệu câu chuyện lịch sử châu Âu cách đây 500 năm để chiêm nghiệm. Hy vọng qua đây, thanh niên trí thức ở Việt Nam thấy rõ hơn tầm quan trọng của quyền tự do xuất bản, một phương tiện then chốt để quảng bá tri thức và kiến tạo nền văn minh châu Âu trước đây. Họ đã hưởng quyền tự do xuất bản để phổ biến tri thức từ thế kỷ 16, cho nên mới văn minh sớm hơn các lục địa khác. Tiếc thay, các bạn trẻ ở Việt Nam đang bị cướp mất quyền tự do đó. Hãy làm mọi chuyện để giành lại, cho mình và con cháu về sau được hưởng.

[Đọc tiếp]

COVID-19 sẽ biến đổi chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào

COVID-19 sẽ biến đổi chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào và ASEAN phải ứng phó ra sao?
Giám đốc nghiên cứu: Hong Jukhee
Nhóm biên tập: Mohd Imran Said Mohd Shamsunahar, Eleen Ooi Yi Ling, Nor Amirah Mohd Aminuddin. CARIASEAN Research and Advocacy | 11 tháng 4, 2020
Người dịch: Lê Nguyễn

Lời giới thiệu: Nghiên cứu này được viết vào giữa tháng 4 năm 2020 trong giai đoạn thế giới đang hết sức hoảng hốt, lo sợ, bối rối đối đầu với đại dịch Covid-19 như một bóng đen ập xuống. Thị trường chứng khoán dao động trong biên độ khủng hoảng hàng ngày tưởng chừng như có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Đã gần hai năm trôi qua nhưng đại dịch vẫn còn đó, cho dù thế giới có phần bình tỉnh hơn do có thêm vắc xin và các loại thuốc kháng khuẩn khác. Nhưng các biến thể vi rút vẫn tiếp tục xuất hiện do số lượng chích ngừa vẫn còn rất thấp, nhất là ở các nước đang phát triển. Tác động gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu của Covid-19 từ những ngày đầu đại dịch vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn trầm trọng hơn, lạm phát đã trở lại sau nhiều thập kỷ vắng bóng. Bài viết này đã có gần hai năm nhưng vẫn còn giá trị tham khảo xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

[Đọc tiếp]

Sao chép DNA và nguyên nhân đột biến

Leslie A. Pray, Ph.D. © 2008 Nature Education
Trích dẫn:  Pray, L. (2008) Sự sao chép DNA và nguyên nhân đột biến. Nature Education  1 (1): 214
Người dịch: Lê Nguyễn

Lời giới thiệu: Cấu trúc RNA của các vi rút rất giống DNA ở các sinh vật khác. Trong quá trình sinh sản, việc sao chép RNA cũng có thể bị lỗi như sao chép DNA và gây ra đột biến. Bài viết này chú trọng vào lỗi sao chép DNA và nguyên nhân gây đột biến, nhưng cũng giúp giải đáp thắc mắc về  biến thể vi rút. Bài viết giải thích việc sao chép DNA cũng như khả năng bị lỗi của quá trình đó và việc sửa chữa cho nó.
(Bài này mang nội dung chuyên môn cao, nhưng rất có ích cho những ai đang quan tâm các biến thể Corona hiện đang là vấn đề thời sự với biến thể Omicron. Độc giả không chuyên môn cứ việc bỏ qua các sơ đồ hóa học là cũng có thể theo dõi được).

[Đọc tiếp]

Giải thưởng Lãnh đạo Xuất sắc năm 2021 (Phần 2)

Giải thưởng Lãnh đạo Xuất sắc năm 2021 vinh danh những nhân vật có tầm nhìn táo bạo trong một thời kỳ đầy thử thách.
Do Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), Hoa Kỳ. November 10, 2021
Người dịch: Lê Nguyễn

DĐKP giới thiệu: Trong bài trước, chúng tôi đã giới thiệu hai lãnh đạo xuất sắc của Liên Hiệp châu Âu. Để tiếp theo, xin giới thiệu bài diễn văn của ba nhà lãnh đạo tuyệt vời trong lĩnh vực y khoa và vi sinh học đã để lại dấu ấn không phai mờ trong những năm 2020 và 2021, mà nếu không có những nhân vật này, có lẽ thế giới còn chịu nhiều tai ương hơn vì COVID-19. Đó là: GS Victor J. Dzau, chủ tịch Viện Hàn lâm Y khoa Hoa Kỳ; TS Özlem Türeci, nữ chủ tịch tập đoàn vi sinh học BioNTech, nơi đầu tiên nghiên cứu thành công thuốc tiêm chủng Covid; TS Ugur Sahin, đồng chủ tịch BioNTech, cũng là chồng của Özlem Türeci. Cả ba nhà lãnh đạo này đều là người nhập cư trên dưới 50 năm, làm vẻ vang cho cộng đồng nhập cư trên thế giới.

[Đọc tiếp phần 2]

(Hoặc xem thêm phần 1 ở đây)

Muốn cơ thể cường tráng, hãy ăn sáng đúng cách

Nguồn: Chương trình TV NKH Gatten, Nhật Bản
Biên dịch: Nguyễn Sơn Hùng

Vì lý do kỹ thuật, tựa đề quá dài được thay đổi như trên từ tựa đề gốc: “MUỐN CƠ THỂ TĂNG CƠ BẮP CẦN PHẢI ĂN SÁNG CÓ TRÊN 20 GRAM CHẤT ĐẠM ĐỐI VỚI BẤT KỲ NAM NỮ Ở TUỔI NÀO!”

Vào mỗi buổi sáng chúng ta mất đi một số cơ bắp, vì trong thời gian ngủ trong đêm trước, các cơ bắp của chúng ta phải tự lấy amino-acid của chúng cung cấp cho: 1) ngũ tạng, 2) chức năng chế tạo miễn dịch, 3) chế tạo nhiếu tố (enzyme), kích thích tố, 4) tiêu thụ năng lượng. Nên nhớ cơ thể chúng ta không có chức năng tích trữ amino-acid nên trước khi ngủ dù có ăn nhiều chất đạm hơn nhu cầu đòi hỏi của các chức năng nói trên cũng bị bài tiết sa thải ra ngoài. Do đó, các cơ bắp phải lấy amino-acid của chúng cung cấp cho các chức năng nói trên.

[Đọc tiếp]