Đọc sách: Tư Bản trong thế kỷ XXI
Tác giả: Thomas Piketty
Điểm sách: Nguyễn Quang
Hẳn chúng ta không ai lạ gì giáo sư Thomas Piketty, ngôi sao sáng hiện tại trong bầu trời nghiên cứu kinh tế của Pháp và cả thế giới. Tác phẩm của Piketty “Tư bản trong thế kỷ XXI” ra đời năm 2014 đã là Bestseller suốt một thời gian dài. Sử dụng một cơ sở dữ liệu khổng lồ, Piketty đưa ra luận đề mới về sự bất bình đẳng trong xã hội, một luận đề gây tranh cãi dữ dội trên toàn cầu. Cuối cùng thì cả những kinh tế gia đoạt giải Nobel như Paul Krugman cũng thừa nhận rằng, không còn gì để bàn cãi nữa. Luận đề của Piketty được đánh giá rất cao, các tổ chức tài chính quốc tế sử dụng cho thống kê của họ, các đại học đã đưa luận đề này vào các bài giảng.
Những ai quan tâm đến công bằng xã hội không thể không biết đến luận cứ của Piketty. Bài điểm sách của Nguyễn Quang đăng trên Thời Đại Mới số 31/2014 giúp chúng ta một cái nhìn rất rõ nét. Chuyên gia kinh tế thì nắm được trong tay nguồn dữ liệu quí giá. Giới độc giả không chuyên nghiệp thì chỉ việc bỏ qua những công thức toán học và những biểu đồ thống kê là đã có một cái nhìn có ích…
Xã hội học về sức khỏe tâm thần
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai
Sociologie de la santé mentale
Các chuyên khoa đi rất sâu: ngành xã hội học về y khoa chẳng hạn – vốn chỉ là một nhánh của xã hội học, ngành này còn chia năm xẻ bảy. Trong xã hội học về y khoa có xã hội hội học về giấc ngủ, xã hội học về SIDA/ HIV, xã hội học về trợ tử hay an tử … và xã hội học về các bệnh tâm thần. Xã hội học về sức khỏe tâm thần lo nghiên cứu về những người mang bệnh tâm thần, về liên hệ của họ với xã hội, về hình ảnh mà xã hội có đối với bệnh nhân tâm thần, về những bác sĩ chuyên khoa tâm thần học nữa…
Cứu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là xén bớt của người nghèo
Tác giả: PGS TS Võ Trí Hảo
(Đăng lần đầu trên SaigonTimes Online ngày 16.05.2016)
DĐKP giới thiệu: Kể từ 1954 tại miền Bắc Việt Nam, nhà nước Việt Nam tiến hành triệt để chính sách kinh tế nhà nước là chủ đạo, dần dần loại bỏ thành phần kinh tế tư nhân. Đến đầu thập niên 1980 đứng trước khủng hoảng đói nghèo trong toàn quốc, chính sách “đổi mới” được đưa ra để thúc đẩy kinh tế thị trường có sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân. Tuy nhiên đó chỉ là chính sách gượng ép, hiến pháp điều §51.1 vẫn còn ghi “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” đã làm kinh tế không cất cánh nổi, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ngày càng lớn, đất nước đã mất không biết bao nhiêu tỉ đô la vì những xí nghiệp nhà nước thua lỗ.
Đã đến lúc mọi người, từ chuyên gia kinh tế, đến đại biểu quốc hội và cả mọi người dân bình thường cần cất cao tiếng nói đòi hỏi phải bỏ chính sách tai hại “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của một chuyên gia trình độ cao tại Việt Nam.
Chấm phá về bệnh tâm thần trong xã hội
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai
Les maladies mentales dans la société
Một nghiên cứu dịch tể về bệnh tâm thần của Châu Âu gần đây (European Study on Epidemiology of Mental Disorders, 2013) cho biết là hơn 10% dân tình có ít nhất là một lần trong đời mắc bệnh tâm thần – nếu kể luôn cả những vấn đề sa sút trí tuệ của người cao tuổi thì con số này sẽ lên tới 20%- . Nhiều người bệnh tâm thần hoàn toàn mù tịt về tình trạng sức khỏe của họ. Một số khác cố tình dấu diếm vì sợ người chung quanh ruồng bỏ, …Ở Việt Nam, theo vài nguồn tin, bệnh nhân tâm thần chưa được săn sóc đầy đủ.
John Locke, môn đồ của chủ nghĩa tự do toàn diện
Tác giả: Gilles Dostaler
Người dịch: Huỳnh Thiện Quốc Việt
DĐKP giới thiệu: “Từ bản chất tự nhiên, tất cả mọi người đều có quyền sống, quyền hưởng tự do và quyền sở hữu tư nhân. Nhà nước chỉ được gọi là hợp pháp khi nó thừa nhận và bảo vệ những quyền tự nhiên ấy. Nếu nhà nước không làm tròn vai trò đó, mọi người đều có quyền đứng dậy để chống lại”. Tư tưởng tự do bình đẳng của John Locke là nguồn cảm hứng bất tận cho tư tưởng, văn chương và nghệ thuật của những người yêu chuộng tự do. Tư tưởng ấy đã ghi lại dấu ấn sâu đậm lên hiến pháp Hoa Kỳ năm 1776 cũng như hiến pháp của Pháp sau cuộc cách mạng 1789 và qua đó để lại dấu vết lên hiến pháp nhiều nước khác trên thế giới.
Gunnar Myrdal, kiến trúc sư của mô hình nhà nước-phúc lợi
Tác giả: Gilles Dostaler
Người dịch: Huỳnh Thiện Quốc Việt
DĐKP giới thiệu: Sự phát triển mỗi quốc gia trong thời hiện đại không thể tách rời khỏi chính sách công bằng xã hội, nhất là khi sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Chủ nghĩa tư bản hẳn đã không được cứu vãn trong thế kỷ 20, nếu nhà nước các quốc gia công nghiệp không chú ý đến công bằng xã hội. Đối với các nước chưa và đang phát triển, vấn đề này càng quan trọng hơn, vì nơi đó “công bằng rộng khắp là tiền đề để xã hội tự vươn lên khỏi nghèo khó” (Gunnar Myrdal, 1970). Mỗi nước có một mô hình xã hội khác nhau, nhưng mô hình nổi bật nhất chắc hẳn là mô hình Bắc Âu. Gunnar Myrdal là người tiên phong trong những kiến trúc sư đầu tiên xây dựng nhà nuớc phúc lợi Thụy Điển. Bài viết sau đây tuy ngắn nhưng rất bổ ích cho những ai muốn đi xây dựng xã hội công bằng tốt đẹp.
Nói dối trong đời sống và trên chính trường
Trong chúng ta ai cũng là người nói dối và nói dối rất giỏi. Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy là trung bình ta nói dối hai lần rưởi mỗi ngày (dẫn bởi tác giả Claudine Biland (1). Nói dối thành bình thường.
[Đọc tiếp]