Trang chủ » Xã hội học về sức khỏe tâm thần

Xã hội học về sức khỏe tâm thần

Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thư viện

Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai
Sociologie de la  santé mentale

Các chuyên khoa đi rất sâu: ngành xã hội học về y khoa chẳng hạn – vốn chỉ là một nhánh của xã hội học, ngành này còn chia năm xẻ bảy. Trong xã hội học về y khoa có xã hội hội học về giấc ngủ, xã hội học về SIDA/ HIV, xã hội học về trợ tử hay an tử … và xã hội học về các bệnh tâm thần.

Xã hội học về sức khỏe tâm thần lo nghiên cứu về những người mang bệnh  tâm thần, về liên hệ của họ với xã hội, về hình ảnh mà xã hội có đối với bệnh nhân tâm thần, về những bác sĩ chuyên khoa  tâm thần học  nữa…

Các bệnh tâm thần được định nghĩa chi tiết bởi DSM IV hay DSM IV r (Diagnostic and statistical manual, 4e révision). Hiện DSM V đã ra đời và gồm một số cập nhật/thay đổi.

Những bác sĩ tâm thần ? Jacques Lacan (kể như là cha đẻ của phân tâm học Pháp), vẫn đùa rằng «muốn là một bác sĩ tâm thần tốt phải ít nhất một lần trải nghiệm bị rối loạn thần kinh».

Bác sĩ tâm thần là bác sĩ … khổ sở nhất so với các đồng nghiệp thuộc các chuyên khoa khác. Vì trị bệnh tâm thần khó, vì cần nhiều thời gian, vì tiếp cận với cái khổ tâm lý và tâm thần của bệnh nhân làm cho bác sĩ cũng khổ sở theo. Tóm tắt một điều : bác sĩ tâm thần không nhận được nhiều renforcement positif – đền bù khích lệ – thấy người bệnh của mình sống tốt hơn là đền bù lớn nhất cho một bác sĩ – .Các bác sĩ tâm thần phải kiên nhẫn theo dỏi bệnh nhân dài ngày.

Ở Bỉ, trong tất cả các chuyên khoa, mỗi lần khám bệnh, thù lao của bác sĩ tâm thần cao nhất cũng vì tất cả những khó khăn đó – thù lao của bác sĩ được ấn định rõ ràng bởi bảo hiểm y tế –

Chưa hết, trong tất cả các ngành nghề, bác sĩ tâm thần là một trong những nghề mà tỉ lệ tự tử cao nhất – cứ thể như nhiều bác sĩ tâm thần cũng là người bị bệnh tâm thần, hay bị “lây”  từ các bệnh nhân mà họ chăm sóc …

Tất cả những chi tiết đó  được đưa ra ánh sáng chính là nhờ những thành quả của xã hội học về sức khỏe tâm thần.

Đối tượng chính của xã hội học về sức khỏe tâm thần ?

Xã hội học về sức khỏe tâm thần chủ ý nghiên cứu  những người bệnh tâm thần : họ là ai (hoàn cảnh gia đình, giới tính, … ), tại sao họ bị bệnh (di truyền, trauma, khó khăn của cuộc sống, …), họ sống thế nào với bệnh của họ (liên hệ xã hội nghề nghiệp hôn nhân, …) và họ bị hay được xã hội đối xử ra sao ?

Phụ nữ và bệnh tâm thần, trẻ em bị bạo hành và bệnh tâm thần, sự cô đơn và nghiện rượu, thất nghiệp và bệnh tâm thần, … là những đề tài mà xã hội học về tâm thần đã nghiên cứu ở Bỉ.

Bệnh tâm thần là một bệnh thường gặp ở các nước phát triển.

Một cách chung chung, 20% dân số, một lúc nào đó trong đời, ít nhất có lần bị vấn đề về tâm thần. Trầm cảm là bệnh của thời đại, không ngoa tí nào. Nghiện rượu và nghiện các chất độc khác cũng là một vấn đề tâm thần. Đó là chưa nói tới những hình thức tâm thần của người già (mất trí nhớ, rối loạn hành động, …). Mà ở các xã hội phát triển, người cao tuổi chiếm tới 25% hay 30% dân số.

.

Chính vì thế mà xã hội phải chi nhiều tiền cho bệnh tâm thần, chẳng những tiền tiêu để trị bệnh mà còn tiền phải  tốn vì người bệnh mất khả năng làm việc, vì những thiệt hại đến cấu trúc xã hội vì những bệnh nhân ấy. Những người bị bệnh tâm thần còn có thể phạm tội vì họ không tự kiểm soát được nữa, …

.

Michel Foucault với Histoire de la folie à l’âge classique (Lịch sử cũa bệnh điên thời cổ điển) đã mô tả cách đây 60 năm hiện tượng các người điên bị xã hội ruồng bỏ, cho ra ngoài lề. Nhà nào có một thành viên bị tâm thần thì phải dấu tiệt vì kể như  đó là một cái nhục, cái xấu. Điên bị xem như một hình phạt của …trời.

Dán nhản – stigmatisation – là cách xã hội đối xữ với người bị bệnh tâm thần. Họ khácvới những thành nhân bình thường của tập thể và họ bị kỳ thị hay  phân biệt.

Đó là một trong những nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân, ngay tới hiện thời,  không thú nhận và không chấp nhận rằng mình bị bệnh tâm thần, không chịu đi khám bệnh và nhất là không đồng ý vào bệnh viện tâm thần.

Thế nhưng trong rất nhiều trường hợp, chính xã hội «sản xuất» ra bệnh tâm thần. Chữ sản xuất ở đây được dùng để nói lên vai trò rất lớn của xã hội trong nguồn gốc, nguyên do của nhiều bệnh tâm thần. Ta không ổn trong đầu vì xã hội làm cho ta không ổn. Việc làm nặng nề vô nghĩa, bạo lực tràn lan, gia đình ly tán, cá thể bị đè nén, … là những hiện tượng có thể làm cho các cá nhân sống trong hoàn cảnh đó mắc bệnh tâm thần.

Không chữa trị, một số người bị bệnh tâm thần có thể đi đến tự tử. Mà bất cứ xã hội nào cũng phải tìm cách bảo vệ sự sống cho các thành viên để họ không phải đi đến cùng cực đó.

Mặt khác những người bệnh tâm thần không những khó sống trong xã hội mà còn có thể làn rối loạn sinh hoạt xã hội, gây bạo lực và phá vở cơ cấu gia đình, làng xóm…Nghiên cứu chỗ đứng trong xã hội của những người mắc bệnh tâm thần cúng là một chủ đề của xã hội học.

Các phương thức trị bệnh tâm thần, để làm sao vừa có hiệu quả tốt (y khoa) vừa tôn trọng bệnh nhân (xã hội, đạo đức)cũng nằm trong lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học về sức khỏe tâm thần.  Bệnh viện tâm thần không phải là một bệnh viện thường. Bệnh viện tâm thần kiến trúc đặc biệt, theo những cách sinh hoạt riêng và áp dụng những phương pháp trị liệu vừa thuộc y học, dược học vừa tâm lý xã hội học.

.

Tất cả những điều kể trên cho thấy rằng Việt Nam ta đang cần chú trọng nhiều tới sức khỏe tâm thần của dân chúng. Những biến chuyển gần đây của xã hội – đô thị hóa ồ ạt, toàn cầu hóa, hố sâu giữa các tầng cấp xã hội, …- làm nẩy sinh sự rối loạn giữa “chuẩn” và “lệch chuẩn” và từ đó, một số người mang bệnh tâm thần từ hồi nào không hay …

.

Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai

.

Để đi xa hơn:

Hai sách kinh điển:

. Bastide R., Sociologie des maladies mentales. NXB Flamarion, 1965.

. Foucault M., Histoire de la folie à l’âge classique. NXB Gallimard, 1972.

Hai sách mới hơn:

. Ehrenberg A. và Lovell A., Maladie mentale en mutation (La): Psychiatrie et société. NXB Odile Jacob, 2001.

. Velpry L., Le quotidien de la psychiatrie: Sociologie de la maladie mentale. NXB

Armand Colin, 2008.

%d người thích bài này: