Trang chủ » Môi trường » Nghiên cứu Môi trường

Category Archives: Nghiên cứu Môi trường

Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thư viện

Tỉnh thức từ một giấc mơ hoang tưởng

Tác giả: Wilhelm Schmid
Người phỏng vấn: Kurt-Martin Mayer, tuần báo FOCUS
Người dịch: Tôn Thất Thông

Người dịch giới thiệu: Chiến tranh Ukraine đã kéo cả thế giới vào một cuộc khủng hoảng hiếm có. Nạn lạm phát lên cao trong hầu hết các nước. Giới trung lưu thì lo lắng cho túi tiền eo hẹp của mình, nhiều người còn giận dữ phàn nàn. Trong lúc đó, GS Wilhelm Schmid, triết gia về nghệ thuật sống, thì tỉnh táo hơn và xem đây là cơ hội để mọi người thay đổi lối sống, vừa đối phó hiệu quả với giá cả ngày càng tăng, vừa góp phần gián tiếp giải quyết tệ nạn tàn phá môi trường. Nghe thì có vẻ hoang đường, nhưng xin mời quý vị thưởng lãm bài phỏng vấn. Và nếu quý vị có thể làm được vài chuyện mà bài này nêu ra, như tiết chế nhu cầu tiêu thụ, cắt giảm chi tiêu, hạn chế du lịch đường xa, bớt sử dụng ô tô hàng ngày v.v… thì quý vị đã góp phần đáng kể để ngăn chặn việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ, bảo vệ môi trường cho các thế hệ sau.

[Đọc tiếp]

Khí hậu: vấn đề gai góc về trách nhiệm lịch sử của các nước phát triển

Tác giả: Michel Damian và Patrick Criqui
Người dịch: Thái Thị Ngọc Dư

Các bạn sẽ không bỏ qua: Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung về khí hậu của Liên Hiệp Quốc khai mạc ngày thứ hai 7/11/2022 tại Charm el-Cheikh, Ai Cập. Các cuộc thảo luận, hứa hẹn sẽ gay go, sẽ tiếp tục cho đến ngày 18 tháng 11 tới. Thật vậy, đây sẽ là hội nghị các bên (COP) đầu tiên mà vấn đề bồi thường tài chính cho những thiệt hại mà các nước đang phát triển phải chịu sẽ là ưu tiên trong chương trình nghị sự.

[Đọc tiếp]

Thăng trầm của Maya – Bài học về môi trường (P3)

Những nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn
Tác giả: Tôn Thất Thông

Tóm tắt: Trong phần một (xem ở đây, có kèm video), chúng ta đã có một cái nhìn sơ lược về lịch sử thăng trầm của Maya. Phần hai (xem ở đây) trình bày vài thành quả khoa học dựa theo những ghi chép trong bốn cuốn sách xếp (codices) duy nhất còn tồn tại. Phần ba, cũng là phần cuối khảo sát tiến trình thăng trầm của lịch sử Maya qua các thời kỳ, và căn cứ vào các tài liệu khảo cổ về sau, chúng ta thử xem đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự suy tàn bí ẩn của một nền văn hóa cao với sức sống mãnh liệt của người dân. Tất nhiên là không đầy đủ, nhưng chúng tôi sẽ chú trọng đến những nguyên nhân nào mà lịch sử Maya có thể cung cấp những bài học hữu ích cho thế hệ chúng ta và con cháu về sau.

[Đọc tiếp tại đây]

Thăng trầm của Maya – bài học về môi trường (P2)

Những thành quả khoa học của Maya
Tác giả: Tôn Thất Thông

Tóm tắt: Trong phần một (xem ở đây, có kèm video), chúng ta đã có một cái nhìn sơ lược về lịch sử thăng trầm của Maya. Trình độ văn minh và các sự kiện lịch sử Maya được các giáo sĩ và học giả ghi chép cẩn thận trong các văn thư. Tiếc là trong hàng vạn kinh văn đó, chỉ còn sót lại bốn văn tự còn tồn tại và được lưu giữ cẩn thận. Từ bốn văn tự đó, chúng ta xem thử Maya đã có những thành quả khoa học nào, từ đó so sánh sơ bộ với văn minh thế giới đương thời. Việc phân tích nguyên do của sự suy tàn được dời lại vào phần 3, sẽ lên mạng tuần sau.

[Đọc tiếp tại đây]

Vành Đai và Con Đường đe dọa sự biến đổi khí hậu

Tác giả: ISABEL HILTON, Yale Environment 360, 3 THÁNG 1, 2019
Người dịch: Lê Nguyễn

Nguồn: How China’s Big Overseas Initiative Threatens Global Climate Progress

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc là một kế hoạch cơ sở hạ tầng khổng lồ có thể biến đổi nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới. Nhưng với việc tập trung vào các nhà máy nhiệt điện than, nỗ lực này có thể xóa bỏ mọi cơ hội giảm lượng khí thải và đẩy thế giới vào thảm họa biến đổi khí hậu.

[Đọc tiếp tại đây]

Corona: Một hồi chuông cảnh tỉnh?

Tác giả: Tôn Thất Thông

Chỉ vì một con vi-rút nhỏ xíu mà bỗng dưng mọi hoạt động xã hội ngưng đọng, kinh tế đình trệ, con người bị giam lỏng trong nhà, nhiều người lao động nhìn về tương lai như nhìn một chân trời vô định. Chỉ trong vòng vài tháng, thiệt hại kinh tế thế giới lên đến vài ngàn tỉ đô-la, gần một tỉ người lao động cấp thấp mất nguồn thu nhập, đấy là chưa kể làn sóng nợ nần, công cũng như tư, sẽ trào lên như thủy triều trong vài tháng tới. Đây không phải là một cuộc khủng hoảng chính trị, hay kinh tế, hay tài chánh, mà là cuộc khủng hoảng ngừng trệ toàn diện, có lẽ là khủng hoảng lớn nhất của thế hệ chúng ta. Vì đâu đến nỗi này? Có phải giới tinh hoa thiếu năng lực phán đoán để phòng ngự? Không hẳn là thế. Bài tiểu luận này đưa ra vài phán đoán dựa vào một trong nhiều góc nhìn khác nhau về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng.  

[Đọc tiếp]

Úc trong ngọn lửa của chủ nghĩa thực dân

Tác giả: Jürgen Zimmerer
Người dịch: Tôn Thất Thông

Diễn Đàn Forum giới thiệu: Úc không bị nạn phá rừng ồ ạt, nhưng ở đây cũng như ở Brasil,  các nhà nghiên cứu đều chỉ ra mối tương quan giữa cháy rừng trên bình diện rộng với sự nóng lên của hệ sinh thái – nhiều hạn hán hơn – do hoạt động kinh tế – xã hội của con người. Một mối liên hệ mà chính phủ Úc cũng như chính phủ của nhiều nước khác, để bảo vệ cho một hay nhiều ngành kinh tế khai thác tự nhiên của nước mình đã phủ nhận. Tác giả bài viết này, ông Jürgen Zimmerer, giáo sư Lịch sử Thế giới ở đại học Hamburg và là trưởng dự án tổng hợp “Cơ quan nghiên cứu di sản (hậu) thuộc địa – Hamburg”, đi xa hơn trong phân tích mối tương quan đó: sự khai thác tài nguyên Úc của người Âu từ hơn hai thế kỷ nay, dưới ý thức hệ “tăng trướng không ngừng” và với tư thế của những người thực dân, đã huỷ hoại môi trường sống tự nhiên của những người thổ dân Úc, đẩy họ ra bên lề xã hội. Kết luận của ông không thể không làm cho chúng ta suy nghĩ.

[Đọc tiếp]
(Nguồn: Diễn Đàn Forum)

Nước: Tử huyệt của Trung Quốc

Tác giả: YOICHI FUNABASHI
Người dịch: Tôn Thất Thông

Cách đây vài tuần, chúng tôi đăng bài viết trên diendan.org về sự khan hiếm nước trầm trọng ở hạ lưu sông Mê Kông trong mùa hè vừa qua với hệ lụy vô cùng lớn trong tương lai. Sự khan hiếm nước này có thể sẽ tăng tốc khi Trung Quốc chặn các đập ở Mê Kông và trên các nhánh của nó, mục đích là giữ nước để cung cấp cho nhu cầu nội địa của họ ngày càng nguy cập. Bài viết sau đây của Yoichi Funabashi làm rõ hơn, nhu cầu về nước của Trung Quốc lớn dường nào với hệ lụy khó lường: “Trong tương lai, các cuộc đấu tranh khốc liệt về tài nguyên nước và cuộc đua xây dựng các con đập sẽ bao trùm không chỉ các quốc gia khu vực Hy Mã Lạp Sơn, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Nepal và Bhutan, mà cả các quốc gia hạ nguồn như Bangladesh, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

[Đọc tiếp]
Hoặc đọc ở đây, hoặc tải PDF ở đây

Có điều gì sai lầm nghiêm trọng trên sông Mê Kông

Tác giả: Tom Fawthrop, The Diplomat ngày 26.8.2019
Người dịch: Tôn Thất Thông

Hạn hán năm nay chỉ là một bản dạo đầu của các vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra nếu nhà nước không thay đổi chính sách.

[Đọc tiếp ở đây]
Hoặc ở đây

URANI – nguồn năng lượng sạch? Phần 1

Tác giả: TS Phạm Hải Hồ

Quá trình khai thác urani

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu hiện nay, việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả là hai giải pháp hiển nhiên, không cần tranh cãi. Các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu lửa, than đá, khí thiên nhiên tạo ra nhiều khí nhà kính, nguyên nhân chủ yếu của hiểm họa nói trên. Hơn nữa, trữ lượng của chúng lại ngày càng giảm và sẽ cạn kiệt trong một tương lai không xa lắm.

[Đọc tiếp]