Trang chủ » Triết học » Nghiên cứu triết học

Category Archives: Nghiên cứu triết học

Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thư viện

Triết học hôm nay và ngày mai

DĐKP giới thiệu: Hôm 19.11.2022, Văn Lang Books đã tổ chức rất thành công buổi họp báo ra mắt bộ sách triết học „Những nhà tư tưởng lớn“ bao gồm 19 tác phẩm. Hiếm khi ở Việt Nam có một kiểu họp báo tương tự: vừa trực diện tại hội trường vừa trực tuyến chạy song song, lại là buổi họp báo song ngữ có người dịch tại chỗ, tạo nên một buổi giao lưu văn hóa quốc tế đầy ý nghĩa, một cơ hội trao đổi trực tiếp giữa tác giả, dịch giả và độc giả. Tổ chức họp báo theo dạng đó không dễ dàng, nhưng Văn Lang Books đã tổ chức thành công rực rỡ, mang lại một „hào khí triết học“ và nguồn cảm hứng cho mọi thành viên tham dự, từ cử tọa đến các dịch giả và tác giả Dr. Ziegler. DĐKP hân hạnh giới thiệu hai bài phát biểu, một của người chủ trương dự án dịch thuật, TS triết học Lưu Hồng Khanh, và một của chính tác giả bộ sách, TS triết học Walther Ziegler. Dù chỉ là hai bài chào mừng, nhưng cũng là hai tiểu luận hàm chứa những ưu tư triết học cho hiện tại và tương lai.

[Đọc tiếp]

Họp báo ra mắt bộ sách: Những nhà tư tưởng lớn

Văn Lang vừa thông báo Link vào ZOOM: https://1link.click/r/LZBadoshIj. Phòng họp báo Zoom sẽ được mở cửa vài giờ trước khi bắt đầu (3 giờ chiều VN, Thứ bảy 19.11.2022). Ngoài ra quý vị cần download Zoom Application, nếu trước đó chưa dùng lần nào. Xin trân trọng kính mời.

Phát hành bộ sách “Những nhà Tư tưởng lớn” đợt 2

Công ty Văn hóa Văn Lang và nhà xuất bản Hồng Đức báo tin cho biết, bộ sách “Những nhà tư tưởng lớn” đợt 2 vừa được phát hành hôm nay. Như vậy, tổng cộng hai lần là 19 tập nhập môn về 19 đại triết gia, đa số thuộc thời hiện đại, của tác giả Dr Walther Ziegler do nhóm dịch thuật CHLB Đức biên dịch, dưới sự chủ trì và hiệu đính của Lưu Hồng Khanh và Bùi Văn Nam Sơn:

Nay mai, ban dịch thuật sẽ gởi cho chúng tôi bài giới thiệu. Khi nào nhận được chúng tôi sẽ thông báo tiếp. Trước mắt xin mời quý độc giả tham khảo:

Giới thiệu bộ sách 9 cuốn đợt 1 (xuất bản năm 2020) hoặc xem ờ Tập san Triết học và Tư tưởng
Kết nối đến tin tức đợt 2 từ trang mạng của Văn Lang (mua trọn bộ hoặc có thể mua từng cuốn)

Kinh nghiệm đợt 1 cho biết là sách loại này rất được ưa chuộng và hết hàng rất nhanh.

Trân trọng giới thiệu

Giải mã khái niệm ‘nhà nước’

Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng

Nhà nước là gì? Nhà nước có “tiêu vong” hay không như C. Mác và Ph. Ăngghen đã từng dự báo? Trong bài viết này, tác giả chủ yếu phân tích thực chất, hạn chế hiểu biết, đề xuất giải pháp cách tư duy chân thật để nhận thức đúng khái niệm nhà nước, xây dựng quốc gia kiến tạo phát triển bền vững ở Việt Nam.

[Đọc tiếp]

Thời đại khai sáng và nền triết học hiện đại

Tác giả: Tôn Thất Thông

Chúng ta cần một chương trình đào tạo học thuật vừa đặt trên nền tảng khôn ngoan, thông thái và gần gũi với kinh nghiệm thực tế, vừa chú trọng đặc biệt về năng lực phán quyết và phê phán hơn là việc bảo tồn và quản lý tri thức, đồng thời có thể gạt phăng những chướng ngại cản trở việc tiếp cận tri thức hữu dụng, […] đào tạo con người có thẩm quyền về xã hội và đạo đức, những con người tao nhã, thông thái, có nhân cách, có thị hiếu lành mạnh và một tâm hồn cao thượng, […] những con người biết nghiêm khắc với truyền thống để làm quen với sáng kiến canh tân, tự rèn luyện một quan hệ lành mạnh với cải cách và đổi mới.

[Đọc tiếp]

Chiến tranh có nguồn gốc từ đâu?

Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng

Chiến tranh là gì? Chiến tranh có nguồn gốc từ đâu? Đây là các vấn đề chưa được những người nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam lý giải về thực chất. Bài viết của tác giả dưới đây chủ yếu phân tích làm rõ thực chất, nhận thức và nguyên nhân nhận thức sai lầm nguồn gốc chiến tranh; chỉ ra nguồn gốc chiến tranh Nga – Ukraine hiện nay; đồng thời, đề xuất giải pháp thay đổi tư duy không khoa học sang tư duy khoa học về quyền lực chính trị, phát triển nhằm ngăn ngừa chiến tranh.

[Đọc tiếp]

Triết học là gì?

Tác giả: Nguyễn Hữu Đổng

Triết học là gì? Đây là khái niệm chưa được giới nghiên cứu làm rõ về học thuật. Từ cách tư duy thật, tác giả bài viết phân tích thực chất, đưa ra định nghĩa, hạn chế nhận thức triết học, làm rõ nguyên nhân hạn chế và khuyến nghị giải pháp khắc phục.

[Đọc tiếp]

Tại sao Nhật Bản tiếp nhận được văn minh Tây phương nhanh hơn các nước Á châu khác?

Phúc Ông trăm truyện – Truyện số 17 KHOA HỌC
Tác giả: FUKUZAWA Yukichi
Người dịch: Nguyễn Sơn Hùng

DĐKP Giới thiệu: Fukuzawa Yukichi (Phúc Ông) là người đi tiên phong trong trào lưu khai sáng Nhật Bản, cũng là một trong những vị khai quốc công thần quan trọng trong công cuộc chấn hưng đất nước vào cuối thế kỷ 19 dưới triều đại Minh Trị Thiên Hoàng. Nghiên cứu tư tưởng của ông chắc chắn là điều vô cùng bổ ích. Bài này và những bài sau giới thiệu tư tưởng của ông về khoa học và lối sống khoa học.

[Đọc tiếp tại đây]

Con gà hay quả trứng gà có trước?

Tác giả: PGS TS Nguyễn Hữu Đổng

Con gà hay quả trứng gà có trước là chủ đề gây tranh luận nhiều thế kỷ.Cách đây vài năm, giới nghiên cứu khoa học người Anh bằng thí nghiệm thực chứng đã khẳng định rằng: con gà có trước quả trứng gà! Thực chất có phải như vậy không? Từ khía cạnh triết học khoa học, tác giả bài viết phân tích làm rõ sự thật về mối liên hệ giữa con gà và quả trứng gà; đồng thời, nhận diện sự thật về nguồn gốc hình thành sự sống của xã hội loài vật tồn tại ở giữa bên ngoài, bên trong bề mặt trái đất.

[Đọc tiếp tại đây]

Việt Nam cần các tư tưởng Khai sáng

Tác giả: Nguyễn Trang Nhung

Lịch sử loài người đã trải qua hàng ngàn năm, khi con người sinh ra từ thuở sơ khai hoang dã, sau nhiều bước chuyển về thể chất lẫn tinh thần, đã bước dần từ nơi u tối đến ánh sáng văn minh.

[Đọc tiếp tại đây]