Trang chủ » Kinh tế » Điểm báo Kinh tế

Category Archives: Điểm báo Kinh tế

Tháng Sáu 2023
H B T N S B C
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển – Phần 2

Tác giả: Ngô Giang (Trung Quốc)
Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành
(Đã đăng trên nghiencuuquocte.org ngày 4.6.2015)

Dưới ảnh hưởng tuyên truyền của Liên Xô, lâu nay chúng ta có thành kiến rất sâu sắc về phong trào chủ nghĩa xã hội dân chủ Tây Âu. Thực ra, cho tới ngày Liên Xô biến mất, người Liên Xô chưa bao giờ giới thiệu cho chúng ta biết một cách khách quan, trung thực về tình hình thực sự của phong trào xã hội dân chủ Tây Âu (kể cả mối quan hệ giữa các đảng cộng sản với các đảng xã hội dân chủ), không phải là “phủ định nhiều, khẳng định ít”, mà là phủ định toàn bộ. Trước hết, tôi muốn nói một điều: thật ra phong trào xã hội dân chủ Tây Âu đã phức tạp lại đa dạng, tình hình các nước không hoàn toàn giống nhau. Thụy Điển không ở vào vùng đất “trái tim” của thế giới tư bản, mà chỉ là “tứ chi” thôi (“trái tim” và “tứ chi” là cách nói của Mác), cách khá xa vùng trung tâm giành giật của các thế lực tư bản cường quyền, do đó cuộc cải cách xã hội của Thụy Điển có thể tiến hành tương đối tự chủ mà không, hoặc ít chịu sự can thiệp và ảnh hưởng của các thế lực ngoại quốc.

[Đọc tiếp]

Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển – Phần 1

Tác giả: Ngô Giang (Trung Quốc)
Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành
(Đã đăng trên nghiencuuquocte.org ngày 3.6.2015)

Lời giới thiệu của dịch giả: Từ lâu nhiều người chúng ta đã quan tâm tới vấn đề Việt Nam nên theo mô hình CNXH nào? Năm 1981 cụ Phạm Văn Đồng từng nói: “Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi thấy ta không theo được Mô hình Xô Viết” (xem “Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm”, tr. 923, Trần Quốc Vượng). Lại nghe nói ông Vũ Oanh (nguyên UV BCT) có đề nghị nghiên cứu về mô hình CNXH Thụy Điển. Người Trung Quốc đã nghiên cứu nhiều, từ năm 2002 họ bắt đầu cho công khai đăng một loạt bài về mô hình này. Đảng CSTQ từ những năm 1980 đã cử các đoàn cán bộ sang Thụy Điển khảo sát và do đó có bài giới thiệu sau đây. Sau đó năm 2008 Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chính thức thăm Thụy Điển. Hồi đó có dư luận Trung Quốc sẽ theo mô hình CNXH Thụy Điển. Nhưng cuối cùng thì phe phản đối đã thắng với lý do chủ yếu là làm như thế thì ĐCSTQ sẽ mất quyền lãnh đạo đất nước – đây là quyền lợi sống chết không thể để mất. Tuy nhiên, dù mô hình CNXH Thụy Điển vì thế vẫn là vấn đề “nhạy cảm”, nhưng là một thực tế cần được bàn đến vì lợi ích của dân tộc.

[Đọc tiếp]

Cứu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là xén bớt của người nghèo

 Tác giả: PGS TS Võ Trí Hảo
(Đăng lần đầu trên SaigonTimes Online ngày 16.05.2016)

DĐKP giới thiệu: Kể từ 1954 tại miền Bắc Việt Nam, nhà nước Việt Nam tiến hành triệt để chính sách kinh tế nhà nước là chủ đạo, dần dần loại bỏ thành phần kinh tế tư nhân. Đến đầu thập niên 1980 đứng trước khủng hoảng đói nghèo trong toàn quốc, chính sách “đổi mới” được đưa ra để thúc đẩy kinh tế thị trường có sự tham gia của thành phần kinh tế tư nhân. Tuy nhiên đó chỉ là chính sách gượng ép, hiến pháp điều §51.1 vẫn còn ghi “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” đã làm kinh tế không cất cánh nổi, khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ngày càng lớn, đất nước đã mất không biết bao nhiêu tỉ đô la vì những xí nghiệp nhà nước thua lỗ.

Đã đến lúc mọi người, từ chuyên gia kinh tế, đến đại biểu quốc hội và cả mọi người dân bình thường cần cất cao tiếng nói đòi hỏi phải bỏ chính sách tai hại “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của một chuyên gia trình độ cao tại Việt Nam.

[Đọc tiếp]

Nhật Bản 1955 – 1973

Tác giả: Trần Văn Thọ

Giai đoạn ấy đúng là một thời đại rực rỡ trong lịch sử Nhật. Thử lùi thêm lại lịch sử để xem đêm trước của thời đại đó có những đặc tính gì.
Đêm trước đó có thể hình dung bằng một một câu ngắn: người dân tin tưởng vào tương lai của đất nước, ai cũng mơ về một ngày mai tươi sáng và thấy có trách nhiệm để làm cho giấc mơ trở thành hiện thực. Không khí nói chung là như vậy nhưng ai là những người dẫn dắt dư luận để tạo ra niềm tin và thổi vào tâm hồn người dân giấc mơ đó? Đó là lãnh đạo chính trị, là trí thức, là lãnh đạo doanh nghiệp. Với tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm cao, họ kết tập trí tuệ của mọi tầng lớp để làm cho Nhật khắc phục sự hoang tàn đổ nát sau Thế chiến II, khắc phục sự tủi nhục phải chịu sự cai trị của quân đội Mỹ (đến năm 1951) và vươn lên địa vị của một đất nước thượng đẳng.

[Đọc tiếp]

Thị phần dệt may Campuchia tại EU vượt Việt Nam

Xin giới thiệu độc giả bài báo hôm nay, để báo động thêm về tình hình tụt hậu của VN so với thế giới. Cũng cần đính chính chút đỉnh về ý kiến của tác giả bài báo: “Đây có thể là một cảnh báo về năng lực cạnh tranh của Việt Nam kém đi do đồng nội tệ định giá theo đồng đô la Mỹ vốn đã tăng giá so với hầu hết mọi đồng tiền của các nước“. Nếu chỉ là như thế thì không khó gì để điều chỉnh kỹ thuật. Vấn đề nằm ở gốc sâu xa hơn: ngày nào kinh tế tư nhân chưa được thừa nhận, bảo vệ tuyệt đối, khuyến khích, nâng đỡ thì doanh nhân Việt Nam còn thận trọng trong đầu tư và Việt Nam còn tiếp tục tụt hậu. Hy vọng bộ phận chóp bu đã mở mắt ra?

Đọc tiếp: Kinh Tế Saigon Online 2.2.2016

Lý giải về kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Tác giả: TS Vũ Quang Việt

Điều 51.1 Hiến pháp Việt Nam năm 2013:  “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Thật khó hiểu khi cụm từ “kinh tế thị trường định hướng XHCN” với đầy rẫy mâu thuẫn nội tại lại có thể tồn tại trong hiến pháp mấy thập niên qua và được lặp đi lặp lại nhiều lần trong nghi quyết đại hội đảng CSVN. Ngoài ra chủ trương “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” đã làm kinh tế 15 nước đông Âu không vươn lên được, cuối cùng nhà nước XHCN cũng phải sụp đổ. Cũng chính chủ trương này đã làm kinh tế Việt Nam không cất cánh nổi sau 30 năm đổi mới.

Xin mời độc giả đọc bài nghiên cứu của TS Vũ Quang Việt đăng trên Kinh Tế Saigon Online

Luận giải về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Tác giả: TS Huỳnh Thế Du

Cách đây hai tuân, tác giả Tôn Thất Thông đăng một bài viết trên Diễn Đàn Khai Phóng và sau đó phát biểu trong bài phỏng vấn của đài BBC tiếng Việt về đề tài “kinh tế thị trường định hướng XHCN”.  Trên góc nhìn của quyền tư hữu tư liệu sản xuất, tác giả phân tích và kết luận rằng đấy là một chính sách kinh tế đầy mâu thuẩn và cần được thay đổi. Qua nhiều phản hồi tích cực, chúng tôi nhận xét rằng đề tài này được nhiều độc giả quan tâm. Vì thế hôm nay chúng tôi hân hạnh giới thiệu một bài nghiên cứu sâu sắc của TS Huỳnh Thế Du, Giám dốc Đào tạo tại Chương Trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Th.P. HCM. Đây là một bài viết súc tích, toàn diện, có hàm lượng tri thức cao, không những có giá trị nghiên cứu từ một người công tác lâu năm trong học thuật, mà còn có giá trị thực tiễn từ một chuyên gia hàng ngày tiếp cận với xã hội Việt Nam. Bài nghiên cứu dài 80 trang, nhưng rất xứng đáng để đầu tư thì giờ đọc hết.

Xin đọc tiếp: 
Huỳnh Thế Du – Luận giải về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam – Tạp chí Thời Đại Mới số 29, tháng 11/2013

Việt Nam 40 năm qua và những năm tới: Cần một nền kinh tế thị trường định hướng phát triển

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết công phu, nghiêm túc và có giá trị của giáo sư Trần văn Thọ, chuyên gia kinh tế đã từng cố vấn kinh tế cho chính phủ Nhật. Bài này dự kiến phát biểu tại Hội Thảo hè 2015 tại Berlin, nhưng vì lý do bất khả kháng, tác giả không tham dự được.
Xin đọc tiếp: Trần Văn Thọ – Thời Đại Mới – Số 33, tháng 7, 2015

Việt Nam đã thực sự tụt hậu do phát triển “lạc điệu”

Ngày 19.11.2015 một hội nghị tổng kết 30 năm đổi mới từ 1986-1915 được tổ chức ở Hà Nội với tham luận phát biểu của những nhà kinh tế hàng đầu của Việt Nam, bao gồm cục trưởng, chủ nhiệm các trung tâm nghiên cứu, và có cả nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan. Lần đầu tiên vấn đề được phê phán một cách thẳng thắn như thế với những nhận xét vô cùng sắc bén. Điều đáng ngạc nhiên là chuyên gia kinh tế cao cấp không thiếu, từ lâu họ cũng đã nắm bắt những những vấn đề cốt lõi của tình trạng tụt hậu, thế mà đâu vẫn hoàn đấy. Tại sao thế? 
[Đọc tiếp tường thuật của KinhTếSaigon Online]