Trang chủ » 2016 » Tháng Tám

Monthly Archives: Tháng Tám 2016

Tháng Tám 2016
H B T N S B C
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
293031  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Lý giải về sở hữu tư liệu sản xuất

Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức

Sau hơn 30 năm thử nghiệm chính sách kinh tế kế hoạch nhà nước trên miền Bắc và hơn 15 năm tại miền Nam sau 1975, nhà nước Việt Nam đã nhận thức rằng chính sách đó đã làm trì trệ nền kinh tế. Đứng trước đói nghèo trên cả nước, đảng CSVN phải thay đổi chính sách, chọn lựa kinh tế thị trường với hy vọng đưa đất nước tiến lên. Trước hết đó là một chọn lựa khôn ngoan, ít ra cũng phù hợp với xu thế thời đại. Hơn 50 quốc gia công nghiệp giàu nhất thế giới đều đi theo con đường đó, kể cả vài nước mà trong thập niên 1960 vẫn không hơn gì Việt Nam và bây giờ đã vượt xa chúng ta. Kinh tế thị trường trong mỗi nước có những diện mạo khác nhau, sự thành công nhiều hay ít cũng khác nhau…

[Đọc tiếp]

Cộng Hòa Weimar: Nền dân chủ chết yểu

Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức

Cộng Hòa Weimar là một giai đoạn lịch sử rất đặc thù của Đức. Nó được khai sinh cuối năm 1918 sau Thế chiến I, nhưng chỉ sống vỏn vẹn 14 năm, trong đó hơn chín năm hỗn loạn, 7 lần bầu cử quốc hội và 14 vị Thủ tướng khác nhau. Cũng trong thời gian này, đảng Quốc xã vươn lên từ số không để nắm chính quyền chỉ sau hơn 10 năm và Hitler đã dẫn dắt nước Đức vào giai đoạn đen tối nhất lịch sử với Thế chiến II. Làm sao có thể cắt nghĩa những hiện tượng khó hiểu đó? Thế chiến I với hệ lụy quá đỗi kinh hoàng, làm sao mà chỉ sau 20 năm có thể xảy ra Thế chiến II còn kinh hoàng gấp bội? Bài nghiên cứu lịch sử sau đây có thể giúp độc giả vài dữ liệu và phân tích cần thiết.

[Đọc tiếp]

Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển – Phần 2

Tác giả: Ngô Giang (Trung Quốc)
Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành
(Đã đăng trên nghiencuuquocte.org ngày 4.6.2015)

Dưới ảnh hưởng tuyên truyền của Liên Xô, lâu nay chúng ta có thành kiến rất sâu sắc về phong trào chủ nghĩa xã hội dân chủ Tây Âu. Thực ra, cho tới ngày Liên Xô biến mất, người Liên Xô chưa bao giờ giới thiệu cho chúng ta biết một cách khách quan, trung thực về tình hình thực sự của phong trào xã hội dân chủ Tây Âu (kể cả mối quan hệ giữa các đảng cộng sản với các đảng xã hội dân chủ), không phải là “phủ định nhiều, khẳng định ít”, mà là phủ định toàn bộ. Trước hết, tôi muốn nói một điều: thật ra phong trào xã hội dân chủ Tây Âu đã phức tạp lại đa dạng, tình hình các nước không hoàn toàn giống nhau. Thụy Điển không ở vào vùng đất “trái tim” của thế giới tư bản, mà chỉ là “tứ chi” thôi (“trái tim” và “tứ chi” là cách nói của Mác), cách khá xa vùng trung tâm giành giật của các thế lực tư bản cường quyền, do đó cuộc cải cách xã hội của Thụy Điển có thể tiến hành tương đối tự chủ mà không, hoặc ít chịu sự can thiệp và ảnh hưởng của các thế lực ngoại quốc.

[Đọc tiếp]