Điểm sách: “Cuộc Cách mạng Cộng sản của Việt Nam: Sức mạnh và Giới hạn của Tư tưởng” – Vũ Tường
Người điểm sách: Nam Quỳnh
Có một thiếu sót lớn vẫn còn tồn tại trong nghiên cứu lịch sử hay nghiên cứu chính trị về Việt Nam. Đó là không có một nghiên cứu sâu rộng mang tính học thuật và khách quan về quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng cộng sản trong nội bộ chính đảng Cộng sản Việt Nam từ trước tới nay.
Vì lịch sử và công lý, chúng tôi lên tiếng
Tác giả: Nhiều tác giả
Chúng tôi, những nạn nhân còn sống và thân nhân những nạn nhân đã qua đời trong một vụ án không được xét xử cách nay vừa tròn 50 năm được gọi tắt là “Vụ án Xét lại chống Đảng”, một lần nữa phải lên tiếng vì sự thật và công lý, vì lương tâm và nghĩa vụ, vì một đất nước thượng tôn pháp luật.
Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ
Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
DĐKP giới thiệu: Trong lịch sử có những nhân vật tài hoa uyên bác, nếu sống trong một giai đoạn thanh bình trong một đất nước văn minh thì có thể đóng góp nhiều cho xã hội. Nhưng lỡ sống trong giai đoạn chiến tranh nhiễu nhương, lại không thuộc phe thắng trận, thì lại bị các nhà viết sử chà đạp một cách oan ức. Phạm Quỳnh là người như thế.
Phạm Quỳnh thụ hưởng giáo dục phương Tây. Về mặt văn hóa dân tộc, ông bài bác Hán Nôm và chủ trương phát triển chữ quốc ngữ, vốn dĩ là món quà vô giá mà phương Tây tặng cho Việt Nam nhờ công lao của Giám mục Alexandre de Rhodes. Về mặt tư thưởng chính tri, ông cho rằng để giành độc lập từ tay người Pháp, Việt Nam phải học tư tưởng, văn hóa và kỹ thuật của phương Tây để trước hết canh tân đất nước sau đó mới thương thuyết giành độc lập. Chiến lược ấy lại không lọt tai trí thức nho giáo, lại càng không phù hợp với phong trào Việt Minh, vốn dĩ đa số là nông dân chỉ biết một con đường: đánh Pháp bằng bạo lực vũ trang. Phạm Quỳnh bị Việt Minh qui kết là theo thực dân, bán nước và bị Việt Minh giết năm 1945.
Đã đến lúc chúng ta nên làm cho lịch sử công minh trở lại. Bài nghiên cứu sau đây sẽ làm sáng tỏ vài khía cạnh của một tri thức Việt Nam có tư tưởng khai sáng, loại tư tưởng vốn rất hiếm hoi trong giai đoạn đó.