Trang chủ » Kinh tế » Nghiên cứu Kinh tế » Nghiên cứu Kinh tế thế giới

Category Archives: Nghiên cứu Kinh tế thế giới

Tháng Năm 2024
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Tìm chuyên mục

Thư viện

300 năm Adam Smith: Hãy cứu lấy chủ nghĩa tân tự do!

Tác giả: Stefan Kolev
Người dịch: Nguyễn Phú Lộc

Triết gia đạo đức học người Scotland Adam Smith sinh năm 1723 và được coi là người sáng lập kinh tế học cổ điển. Ngày nay, “tân tự do” thường được dùng như một từ bẩn thỉu. Thế mà Adam Smith đã là một người theo chủ nghĩa tân tự do. Và chủ nghĩa tự do rất cần được đổi mới một lần nữa.

[Đọc tiếp]

Làm thế nào để tự định hướng trong vùng “cao nguyên tân tự do”?

Cuộc trò chuyện với Thomas Piketty, Felicia Wong và Gary Gestle
Chuyển ngữ: Phạm Như Hồ

Đây có phải là sự kết thúc của chủ nghĩa tân tự do? Đối với một số người, “đỉnh cao” đã qua; đối với những người khác, chúng ta đang chuyển vào trong một vùng “cao nguyên”: làm thế nào để tìm đường đi và làm thế nào để hình dung chuyện gì sẽ xảy ra sau này?

[Đọc tiếp]

Một lịch sử các học thuyết tân tự do

Tác giả: Christian Chavagneux
Người dịch: Huỳnh Thiện Quốc Việt

Serge Audier duy trì mối quan hệ mật thiết với lịch sử tri thức của chủ nghĩa tân tự do. Sau nhiều tác phẩm viết về chủ đề này, đây lại là một tác phẩm mới dày 500 trang, được thông báo như là tập đầu tiên của một ấn phẩm sẽ có hai tập.

[Đọc tiếp]

Adam Smith và “Phồn vinh của các Quốc gia”

Tôn Thất Thông
Phỏng theo phim tài liệu của ARTE.TV France & ZADIG Productions

Giới thiệu: Ai cũng thừa nhận rằng, Adam Smith đã khai sinh lý thuyết kinh tế hiện đại, là cha đẻ của nền kinh tế mà ngày nay chúng ta gọi là tư bản chủ nghĩa. Điều phiền toái là, vài khái niệm cốt lõi được Smith trình bày rất tổng quát mà để hiểu toàn diện, chúng ta cần đặt chúng vào luồng tư duy triết học đạo đức của Adam Smith. Bài tóm tắt sau đây lấy ý từ bộ phim tài liệu dài 60 phút của đài ARTE.TV, chủ yếu đề cập đến ba trong nhiều khái niệm quan trọng vốn dĩ đã gây khá nhiều tranh cãi, thậm chí việc hiểu sai của một số lãnh đạo kinh tế đã dẫn đến hậu quả vô cùng tai hại. Ba khái niệm đó là ‘phân công lao động, tư lợi và bàn tay vô hình’. Nội dung bộ phim này tóm tắt ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu lâu năm về Adam Smith, những giáo sư đại học ngành kinh tế, sử học, triết học và nhân chủng học (xin xem danh sách ở cuối bài).

[Đọc tiếp]

Smith, “bàn tay vô hình” và tự do thương mại

Tác giả: Francisco VERGARA
Người dịch: Nguyễn Đôn Phước

Trong tác phẩm Của cải của các dân tộc, thành ngữ “bàn tay vô hình” không biểu thị một cơ chế giá cả nhưng biểu thị những bản năng và khuynh hướng tự nhiên. Trong số này, điều được các nhà kinh tế đương đại gọi là “home bias” giải thích việc ưu đãi nền công nghiệp quốc gia. Một khuynh hướng được giả định là giảm thiểu những tác động của hệ thống tự do thương mại.

[Đọc tiếp]

Điều cánh hữu đã hiểu sai về Adam Smith

Tác giả: Conor O’Kane
Người dịch: Huỳnh Thị Thanh Trúc

Chúng ta nên rút ra điều gì từ Adam Smith? Có lẽ bạn nghĩ rằng ta đã làm rõ vấn đề này xong, vì ông ấy chỉ viết hai cuốn sách và đã 300 năm kể từ ngày ông ra đời. Nhưng không hề. Ai cũng muốn kéo nhà triết học và kinh tế học người Scotland về phe mình. Ngoài Chúa Giê-su, khó mà nghĩ ra còn ai có thể thu hút những cách giải thích hoàn toàn khác biệt như vậy.

[Đọc tiếp]

300 năm Adam Smith: Đạo đức và tư lợi

Tác giả: Heinz Welsch – Frankfurter Rundschau 1/6/2023.
Người dịch: Tôn Thất Thông

Adam Smith và những thách thức của thế kỷ 21. Một cái nhìn về tính thời sự trong tác phẩm của kinh tế gia và triết gia xứ Tô Cách Lan (Scotland)

[Đọc tiếp]

Bản chất của chủ nghĩa tân tự do

Tác giả: Pierre Bourdieu, Giáo sư Học viện Pháp quốc
Người dịch: Phạm Như Hồ

Chủ nghĩa tân tự do là gì? Một chương trình phá hủy các cấu trúc tập thể có khả năng cản trở logic của thị trường thuần túy.

[Đọc tiếp]

Giới thiệu sách hay: Kinh tế Nhật Bản – Giai đoạn phát triển thần kỳ 1955-1973

Người giới thiệu: Hà Dương Tường

Tác giả Trần Văn Thọ tập trung trình bày, “để cung cấp một tham khảo cho những bàn luận về mục tiêu năm 2045 của Việt Nam”, “bàn luận” mà tác giả đã phác hoạ vài nét, đặt mục tiêu là “làm thay đổi Việt Nam, thay đổi diện mạo Việt Nam trên trường quốc tế và thay đổi hẳn cuộc sống của người Việt Nam cả chất và lượng” trong 4.000 ngày, từ đầu năm 2020 đến cuối năm 2030, một mục tiêu theo ông là có thể thực hiện được, “nếu có chiến lược, chính sách đúng đắn, kèm theo là những cải cách cần thiết”.

[Đọc tiếp]

Paul A. Samuelson, nhà kinh tế tổng quát cuối cùng

Tác giả: Gilles Dostaler
Người dịch: Huỳnh Thiện Quốc Việt

Là nhà kinh tế sớm phát triển, có nhiều bài viết và là nhà kinh tế tổng quát, Paul A. Samuelson đã biến đổi cách thức làm kinh tế từ giữa thế kỷ XX, bằng việc hình thức hóa, thông qua toán học, tất cả các lãnh vực của lý thuyết. Paul Samuelson luôn là người ủng hộ nhà nước phúc lợi và một chủ nghĩa can thiệp quan trọng.

[Đọc tiếp tại đây]