Trang chủ » 2015 » Tháng Chín

Monthly Archives: Tháng Chín 2015

Tháng Chín 2015
H B T N S B C
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
282930  

Thư viện

Giới thiệu “Zu Hause sein” của Minh-Khai Phan-Thi

Người điểm sách: Tôn Thất Thông
Hôm nay chủ nhật, trời lạnh, nằm trong chăn ấm đọc nốt những trang cuối cùng của cuốn „Zu Hause sein“. Gấp sách lại. Nhắm mắt để nhớ lại một bé gái 3-4 tuổi trong đêm văn nghệ đại hội thể thao năm nào (hình như 1978) tại Darmstadt cũng như vài lần họp Tết sau đó. Lớn thì ai cũng trưởng thành và khôn ra, đấy là lẽ thường, nhưng khi đọc xong cuốn sách tôi cũng không khỏi ngạc nhiên đến thú vị, thấy lòng mình êm ả với một niềm hạnh phúc đơn sơ: bé gái ngày xưa bây giờ đã thành một nhân vật đáng được ca ngợi, thán phục, và cũng xin chia vui với cha mẹ của tác giả, người bạn lâu năm của tôi ở München, Berlin.
[Đọc tiếp]

Đi tìm nguyên nhân đợt di tản đến châu Âu

Tác giả: Anna Behrend phỏng vấn sử gia Birte Förster (Đại học Darmstadt)
Nguồn: ZEIT Online ngày 19.08.2015.
Điểm báo: Nguyễn Phú Lộc

Sử gia Förster nói thẳng một sự thật mà các chính trị gia từ lâu đã thấy nhưng không tuyên bố ra công luận…
[Đọc tiếp]

Nhân đọc “Trò Chuyện Triết Học” của Bùi Văn Nam Sơn

Người điểm sách: Nguyễn Phú Lộc
Nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc đã nói hết cốt lõi của tác phẩm mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc: “Trong những năm qua Bùi văn Nam Sơn đã lặng lẽ và tận tụy làm một lúc cả hai việc: đưa triết học kinh điển và cập nhật ở tầm mức hàn lâm đến cho người đọc Việt Nam, đồng thời tài hoa đến duyên dáng thường xuyên nói một cách thật giản dị dễ hiểu với công chúng tương đối rộng rãi trong nước những vấn đề khó nhất, tinh tế nhất của triết học”.
[Đọc tiếp]

Những nhân vật vĩ đại trong lịch sử kinh tế thế giới

Bài này sẽ nói về ba nhân vật lớn trong lịch sử kinh tế thế giới: Adam Smith, Karl Marx và John Maynard Keynes. Vai trò của họ trong lịch sử loài người với những hệ quả lớn lao – tốt cũng như xấu – lên số phận của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam trong suốt thời gian kể từ 1930…
[Đọc tiếp]

Vài nét về chính sách kinh tế Tây Đức 1945-1950 (tóm tắt)

Tác giả: Tôn Thất Thông, CHLB Đức

Từ những phê phán các mô hình kinh tế trong lịch sử thế giới, các kinh tế gia Tây Đức đi tìm một đường lối kinh tế mới, sử dụng ưu điểm của kinh tế thị trường, đồng thời ngăn chận từ đầu bạo lực của chủ nghĩa tư bản sơ khai do tình trạng thả lỏng (laissez-faire) tạo ra, mặt khác là ngăn ngừa những hậu quả nguy hiểm của chính sách kinh tế kế hoạch nhà nước, đặc biệt là mô hình xã hội chủ nghĩa…

[Đọc tiếp]

Hội nghị Yalta 1945: Trật tự mới và kẻ thắng người thua (tóm tắt)

Tác giả: Tôn Thất Thông

Trích nhận xét của Giáo sư sử học Hubertus Prinz zu Löwenstein: “Ngay cả khi chiến tranh chưa chấm dứt, hội nghị Yalta không những quyết định số phận nước Đức, mà còn số phận của châu Âu và Viễn Đông trong nhiều năm sau. Ranh giới Oder-Neisse đã được định đoạt và gắn liền với quyết định này là sự trục xuất hàng triệu người dân Đức ra khỏi quê hương của họ. Sau này, sự kiện Trung Hoa trở thành cộng sản, nước Triều Tiên bị chia đôi và đến năm 1950 chiến tranh nam bắc bùng nổ, và sau đó biến cố Việt Nam, Campuchia và Lào vào năm 1975, tất cả các sự kiện đó đều có nguồn gốc từ Yalta”.

[Đọc tiếp]