Thực hiện khái niệm chiến lược của NATO đối với Trung Quốc
Tác giả: Hans Binnendijk và Daniel S. Hamilton, Atlantic Council
Người dich: Lê Nguyễn
Trong bối cảnh cuộc chiến tranh xâm lược của Nga với Ukraine, Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid vào tháng 6 năm 2022 đã thiết lập giai điệu cho thập kỷ tiếp theo về tương lai chung của Liên minh. Các đồng minh đã nói rõ rằng họ coi Nga là mối đe dọa trực tiếp và tức thời nhất. Tuy nhiên, họ cũng rất chú ý đến việc giải quyết những thách thức bắt nguồn từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Các đồng minh đặt ra các hành động sẽ được thực hiện trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự. Bây giờ Liên minh phải thực hiện về các nhận thức đó. Bắc Kinh sẽ theo dõi chặt chẽ.
Chuyên gia hải quân Mỹ: Trung Quốc sắp có đủ khả năng xâm lược Đài Loan
Tác giả: Margaronis & Kevin Policarpo, RBTUS.com, 6 tháng 7,2022
Người dịch: Lê Nguyễn
Một báo cáo của Trường Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ kết luận rằng Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân (PLAN), hiện không có khả năng đổ bộ để thực hiện một cuộc xâm lược Đài Loan, nhưng sẽ sớm có khả năng đó. Đồng thời, các đơn đặt hàng đóng tàu của các hãng tàu nước ngoài và chuyển giao công nghệ đang hỗ trợ khả năng cạnh tranh của việc đóng tàu thương mại của Trung Quốc cũng như hiệu quả của việc đóng tàu chiến hải quân, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).
Thất bại của Nga ở Ukraine chỉ ra …
… điều nguy hiểm cho Mỹ trong xung đột với Trung Quốc
Tác giả: MIKE WATSON VÀ TIMOTHY WALTON, The Hill- 6 tháng 5, 2022
Người dịch: Lê Nguyễn
Thông qua việc ngăn chặn nỗ lực xâm lược ban đầu của Nga, những người dũng cảm bảo vệ đất nước Ukraine đã làm bộc lộ được một số hạn chế của quân đội Nga. Trong thời gian Nga rầm rộ đổ xô vũ khí và đạn dược tới Ukraine, các nhà quan sát phương Tây như được cổ vũ bởi sự thất bại của Vladimir Putin. Nhưng họ cũng nên thấy rằng trong cuộc chiến Ukraine có ẩn chứa một lời cảnh báo đối với quân đội Mỹ và đồng minh của họ.
Bất chấp việc kiểm duyệt của Trung Quốc để thúc giục Bắc Kinh tố cáo chiến tranh của Nga
Tác giả: Chris Buckley
Người dịch: Daniel Trần
Bên trong Trung Quốc, cuộc chiến ở Ukraine “đã châm ngòi những bất đồng to lớn, đặt những người ủng hộ và những người phản đối ở hai đối cực,” ông Hu Wei (Hồ Vĩ) viết. Lập trường của riêng ông ấy rất rõ ràng: “Trung Quốc không nên để bị cuốn hút vào Putin và phải tách khỏi ông ta càng sớm càng tốt”.
Có phải Trung Quốc đã đặt cược vào việc Nga bại trận?
BÁO CÁO THỜI SỰ – Geopolitical Monitor, ngày 13 tháng 3 năm 2022
Tác giả: Csaba Barnabas Horvath
Người dịch: Daniel Trần
DĐKP giới thiệu: Suốt chiều dài lịch sử, Trung-Nga vốn có một quan hệ thù địch chứ ít khi là đồng minh. Vào giữa thế kỷ 19, Nga đã thôn tính khoảng một triệu dặm vuông ở vùng ngoại Mãn Châu thuộc Trung Quốc. Mối hận này Trung Quốc không hề quên, chỉ đợi cơ hội phục thù. Thêm những toan tính khác về địa chính trị và nguồn tài nguyên phong phú của vùng Siberia ở sát biên giới, có phải Trung Quốc đã khuyến khích Nga gây chiến với Ukraine, sau đó đứng hàng hai, nhưng thực chất là muốn Nga thua trận? Tác giả Horvath cắt nghĩa tại sao.
Kết quả có thể xảy ra của Chiến tranh Nga-Ukraine và sự lựa chọn của Trung Quốc
Tác giả: Hu Wei, dịch ra tiếng Anh bởi Jiaqi Liu, US-China Perception Monitor, ngày 13 tháng 3 năm 2022
Người dịch: Lê Nguyễn
Mặc dù Trung Quốc và Nga có quan hệ khắng khít, là đối tác quan trọng về kinh tế, là đồng minh về địa chính trị, nhưng dường như Trung Quốc không muốn Nga thắng trận trong cuộc chiến với Ukraine. Đây là lý do mà GS Hu Wei, phó chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Công của Văn phòng Tham tán Quốc vụ viện, cắt nghĩa tại sao.
Lên án Nga hay không: Thế lưỡng nan của Trung Quốc
Nguồn tin: Reuters, DPA, AFP, Spiegel, Focus (Christoph Sackmann)
Lược dịch & tổng hợp: Tôn Thất Thông
Đại hội đồng LHQ đã lên án cuộc tấn công của Nga vào Ukraine với đa số áp đảo và kêu gọi Moscow chấm dứt hành động gây hấn. 141 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ một nghị quyết vào thứ tư, 2.3.2022 tại New York. Trung Quốc đứng trước một chọn lựa không dễ dàng.
Đức Quốc xã truyền cảm hứng cho những người cộng sản Trung Quốc
Tác giả: Chang Che, The Atlantic, December 1, 2020.
Người dịch: Lê Nguyễn
DĐKP giới thiệu: Trong 20 năm qua, lý thuyết chính trị của đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thay đổi hẳn nội dung. Nhà nước mạnh, nhà nước chuyên chế, lãnh tụ quyền lực tuyệt đối trở thành những khái niệm chủ đạo và công khai trong các học thuyết ra đời thời gian qua. Để biện minh cho tư tưởng Tập Cận Bình, nhà lý luận Vương Hổ Ninh không thèm đếm xỉa đến Marx-Lenin, nhưng không ngần ngại đem học thuyết „nhà chuyên chế quyền lực“ của Niccolò Machiavelli ra làm chuẩn (xem ở đây), một học thuyết đã bị châu Âu cho về hưu cách đây 500 năm. Bây giờ, DĐKP xin giới thiệu bài viết mới để độc giả thấy rằng, ĐCSTQ không ngần ngại áp dụng cả học thuyết của Đức Quốc xã để biện minh cho „nhà nước chuyên chế tuyệt đối“, „nhà nước toàn trị“ khi đưa ra các chính sách bóp nghẹt tự do của công dân.