Tác giả: Chris Buckley
Người dịch: Daniel Trần
ND: Nguyên văn bài viết (tiếng Hoa, tiếng Anh) của Hồ Vĩ (Hu Wei) có thể xem ở trang https://uscnpm.org/2022/03/12/hu-wei-russia-ukraine-war-china-choice/
Khi Hu Wie ([ND: Hồ Vĩ], một học giả có mối quan hệ chính trị tốt ở Thượng Hải, cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ trở thành kẻ xấu nếu họ không tố cáo sự xâm lược của Nga đối với Ukraine, ông đã châm ngòi cho một cuộc khẩu chiến trên internet của Trung Quốc.
Một số độc giả ca ngợi bài báo của ông Hu, được lan truyền trên mạng vào tuần trước, cho thấy tiên lượng u ám về việc Trung Quốc trở nên bị cô lập sau bức màn sắt mới về sự thù địch từ các nước phương Tây như một thách thức đáng hoan nghênh đối với quan điểm chính thức của Trung Quốc nhằm xoa dịu sự hiếu chiến của Tổng thống Vladimir Putin. Nhiều người khác tố cáo ông là một người bù nhìn của Washington, chỉ trích quá đáng về mục tiêu và triển vọng chiến tranh của Nga. Chính quyền Trung Quốc đã chặn trang web US-China Perception Monitor, nơi bài báo của ông vừa xuất hiện, và cố gắng kiểm duyệt trên mạng xã hội .
Bên trong Trung Quốc, cuộc chiến ở Ukraine “đã châm ngòi những bất đồng to lớn, đặt những người ủng hộ và những người phản đối ở hai đối cực,” ông Hu viết. Lập trường của riêng ông ấy rất rõ ràng: “Trung Quốc không nên để bị cuốn hút vào Putin và phải tách khỏi ông ta càng sớm càng tốt”.
Bài báo của ông Hu là ví dụ nổi bật nhất về việc gia tăng phản đối việc Nga tấn công một nước láng giềng độc lập, và trách cứ việc Bắc Kinh miễn cưỡng chỉ trích Moscow.
Những lời chỉ trích trong nước xuất hiện khi Bắc Kinh phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng ở nước ngoài từ Hoa Kỳ và các chính phủ châu Âu nhằm sử dụng ảnh hưởng của họ lên Nga để giúp chấm dứt chiến tranh. Hôm thứ Sáu, nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã nói chuyện với Tổng thống Biden, một cuộc điện đàm trong đó nhà lãnh đạo Mỹ cảnh báo ông Tập rằng việc ủng hộ sự xâm lược của Nga sẽ có “những tác động và hậu quả” chưa xác định.
Tại Trung Quốc, nơi chính quyền dùng cảnh sát để siết chặt và trừng phạt phát ngôn cả trực tuyến lẫn bên ngoài, dư luận phần lớn tỏ ra có cảm tình với ông Putin.
Tuy nhiên, bất chấp rủi ro, một số người dân đã lên tiếng chỉ trích – trong những lời châm biếm trên mạng xã hội chế giễu ông Putin và những người sùng chủ nghĩa dân tộc Putin ở Trung Quốc; các bình luận trực tuyến phản ứng gay gắt với các tuyên bố chính thức; và trong các bài tiểu luận dựa trên các giá trị đạo đức, chính trị và kinh tế của cuộc chiến không chỉ đối với Nga, mà còn đối với Trung Quốc, đối tác của họ.
“Chúng tôi chưa bao giờ có bài bình luận nào thu hút nhiều sự chú ý đến vậy”, Yawei Liu, biên tập viên của US-China Perception Monitor, khi nói về bài báo của ông Hu. Phiên bản tiếng Hoa của bài báo đã thu hút 300.000 lượt xem trên trang web của Monitor, và hàng triệu lượt xem khác được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc, ông Liu cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Atlanta, nơi có trụ sở trực tuyến của tạp chí.
Ông nói về quan điểm của Trung Quốc: “Sự ủng hộ quan hệ đối tác Trung – Nga và sự ủng hộ cuộc chiến chống Ukraine của Putin thì tràn ngập, nhưng đối với giới tinh hoa về chính trị, học thuật và kinh tế thì lại khác. Điều này thực sự đáng lo lắng ”.
Những người Trung Quốc chỉ trích cuộc chiến bao gồm các học giả có chỗ đứng trong viện chính trị, như ông Hồ, những người thường được che chắn trước áp lực lớn nhất. Ông là giáo sư của trường dành cho các quan chức Đảng Cộng sản ở Thượng Hải và là phó chủ tịch của trung tâm chính sách công thuộc Quốc vụ viện, bộ trưởng nội các chính phủ Trung Quốc. Ông đã từ chối phỏng vấn.
Các nhà kiểm duyệt Trung Quốc đã cố gắng dập tắt những lời chỉ trích gay gắt nhất. Người dân cũng phải chịu áp lực từ chính quyền bày tỏ sự phản đối chiến tranh.
Trong những ngày gần đây, các quan chức Trung Quốc đã cảnh báo nhiều người trong số khoảng 130 cựu sinh viên của các trường đại học Trung Quốc đã ký bản kiến nghị phản đối chiến tranh, Lu Nan, một doanh nhân đã nghỉ hưu ở New York, người đã giúp tổ chức chiến dịch cho biết. Bản kiến nghị, cũng được ký bởi các cựu sinh viên sống ở nước ngoài, đã tuyên bố rằng cuộc xâm lược của Nga là một “sự xúc phạm đến tận cùng của lương tâm con người.”
„Từng người được mời đi uống trà“ Ông Lu nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, sử dụng cách nói thông thường ám chỉ việc bị cảnh sát thẩm vấn. Ông nói, chính phủ Trung Quốc rất lo lắng vì “nó gắn liền với chiến xa của Nga và biết rằng điều này rất nguy hiểm”.
Tuy nhiên, các nhà phê bình vẫn tiếp tục lên tiếng, cho thấy rằng một bộ phận thiểu số đáng kể đang lo lắng về chiến tranh đến mức họ sẵn sàng thách thức các nhà kiểm duyệt. Bất chấp sự kiểm duyệt, rất nhiều quan điểm bất đồng vẫn được độc giả trên các nền tảng mạng xã hội như Weibo và WeChat lưu giữ. Hầu hết những người lên tiếng là những người theo chủ nghĩa tự do chính trị, cũng phản đối chủ nghĩa độc tài và chủ nghĩa dân tộc của Trung quốc ngày càng ăn sâu dưới thời ông Tập.
Có những người Trung Quốc phản đối chiến tranh hiện đang ở trên chiến tuyến. Một số người Hoa ở Ukraine đang cố gắng vượt kiểm duyệt để cung cấp cho đồng bào của họ những tường trình dù chưa được hoàn thiện về cuộc sống trong chiến tranh.
Wang Jixian, một trong những người nổi tiếng nhất trong số các video tường trình này , thường xuyên gửi đi những tường trình từ căn hộ của anh ấy hoặc từ các đường phố ở thành phố cảng Odessa, miền nam Ukraine, nơi anh ấy đang sinh sống. Các video đăng của anh ta thường bắt đầu bằng tiếng còi báo động của cuộc không kích, một tiếng hú nhắc nhở các cuộc tấn công khiến tính mạng người dân bị nguy hiểm như thế nào.
Ông Vương cho biết ông đã dành hàng giờ mỗi ngày để tranh luận với những người Trung Quốc ủng hộ chiến tranh, họ nhìn thấy ông trên WeChat và các mạng xã hội khác. (Đến hôm thứ Sáu, kênh video WeChat của anh ấy đã bị xóa.)
“Tôi nói với họ rằng tôi không khởi động cuộc chiến này, và nếu bạn cảm thấy đó là một chính nghĩa, tại sao không đến đây?” Ông Wang cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ căn hộ của mình. “Tại sao bạn không đến và cống hiến cuộc đời mình cho Putin?”
Ông Vương hy vọng rằng theo thời gian các bài bình luận của ông sẽ giúp một số người Trung Quốc quay lại chống cuộc xâm lược ngày càng tàn bạo của Nga.
Nhưng Zhao Rui, một blogger video Trung Quốc khác ở Ukraine, cho biết quan điểm ở Trung Quốc dường như khó chuyển dịch. Nhiều người Trung Quốc coi Nga là một đồng minh mạnh mẽ chống lại những gì họ nói là những nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập, đã đầu tư uy tín của mình vào mối quan hệ thân thiết với ông Putin.
Ông Zhao nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Trung Quốc luôn coi Ukraine là một kẻ thất bại, một kẻ từ chối. “Ngay cả bây giờ, đại đa số vẫn ủng hộ mạnh mẽ Putin.”
Theo nghiên cứu của Jennifer Pan, một nhà khoa học chính trị của Trung Quốc tại Đại học Stanford, và các nhà nghiên cứu khác từ Stanford và Đại học Trung Quốc Hồng Kông thì trong số nửa triệu bình luận về Ukraine trong hai tháng qua trên Weibo, một dịch vụ truyền thông xã hội của Trung Quốc, khoảng một nửa đổ lỗi cho cuộc chiến là do Ukraine, Hoa Kỳ hay “phương Tây”
Khoảng 1/10 đổ lỗi cho Nga hoặc ông Putin.
Tuy nhiên, thiểu số quan trọng đó ở Trung Quốc bao gồm các học giả và chuyên gia có quan điểm có trọng lượng hơn. Sự phản đối từ giới tinh hoa cuối cùng có thể ngấm vào các cân nhắc chính sách của chính phủ, khuyến khích Bắc Kinh rời xa ông Putin, đặc biệt nếu cuộc tấn công của Nga gặp nhiều thất bại hơn.
Paul Haenle , cựu giám đốc về Trung Quốc trong Hội đồng An ninh Quốc gia thời Bush và Chính quyền của Obama, người hiện đang ở Carnegie Endowment for International Peace.
Ông Haenle cho biết Trung Quốc “không thể chuyển dịch nhanh như họ muốn. Nhưng nhiều người trong số họ nói rằng họ sẽ tự đi xa dần theo thời gian. “
Năm nhà sử học đã đưa ra một bức thư ngỏ tố cáo chiến tranh. Lu Xiaoyu, một giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, đã viết trên mạng rằng cuộc chiến của Nga là “chủ nghĩa bành trướng của chủ nghĩa đế quốc, không phải là quyền tự vệ quốc gia”. Qin Hui và Jin Yan, hai nhà sử học có uy tín rộng rãi khác ở Bắc Kinh, đã đưa ra các bài giảng trực tuyến về bối cảnh của cuộc khủng hoảng.“Tình hình bây giờ không phải là Chiến tranh Lạnh, nhưng nó có thể còn nguy hiểm hơn một cuộc chiến”, bà Jin viết trong một bài luận gần đây về Nga. “Trật tự thế giới có thể lại chia thành hai phe do hai lập trường đối với Nga.”
Tuy nhiên, ông Tập dường như cam kết đứng gần Nga, ngay cả khi Trung Quốc đang tìm cách tách mình khỏi cuộc tấn công vào Ukraine. Quá trình ra quyết định ngày càng tập trung ở Bắc Kinh có nghĩa là ngay cả các học giả lỗi lạc cũng không được tiếp cận như dưới thời các nhà lãnh đạo trước đây.
Nếu cuộc chiến của Nga và các lệnh trừng phạt tiếp theo của phương Tây kéo giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh có thể trở nên dễ tiếp thu những cảnh báo từ các học giả Trung Quốc hơn, ông Liu từ US-China Perception Monitor cho biết.
“Để treo cổ mình trên cây Nga, tôi nghĩ điều đó giống như tự sát,” ông nói, “ít nhất là tự sát về kinh tế”.
Nguồn: https://www.nytimes.com/2022/03/18/world/asia/china-ukraine-russia-dissent.html
Joy Dong và Liu Yi đã đóng góp nghiên cứu.
Chris Buckley là trưởng phóng viên Trung Quốc và đã sống ở Trung Quốc trong gần 30 năm qua sau khi lớn lên ở Sydney, Australia. Trước khi gia nhập The Times vào năm 2012, anh là phóng viên của Reuters tại Bắc Kinh.@ChuBailiang./.