Trang chủ » Lịch sử » Điểm sách Lịch sử

Category Archives: Điểm sách Lịch sử

Tháng Sáu 2023
H B T N S B C
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Đọc “Thời đại của những thái cực” – Phần V và hết

“Thế kỷ XX ngắn” của Eric J. Hobsbawm – Phần V
Tác giả: Nguyễn Quang
Biên dịch: Kiến Văn

Với những nền kinh tế uể oải, yếu ớt, các nước xã hội chủ nghĩa đã phải đi từ đoạn tuyệt này tới đoạn tuyệt khác, nhiều khi rất cơ bản, đối với quá khứ, và như chúng ta biết, quá trình ấy cứ tiếp diễn cho tới ngày sụp đổ. Sự sụp đổ ấy đã kết thúc Thế kỉ ngắn, cũng như cuộc Thế chiến thứ nhất đã khai mạc nó.

[Đọc tiếp]

Đọc “Thời đại của những thái cực” Phần II

Thế Kỷ XX ngắn – Eric J. Hobsbawm
Tác giả: Nguyễn Quang
Biên dịch: Kiến Văn

Không thể hiểu được chủ nghĩa phatxit nếu trước tiên ta không liên hệ nó với một khuynh hướng cố hữu của phái hữu bảo thủ là phái, ngay từ đầu, đã chống lại triết học ánh sáng…

[Đọc tiếp tại đây]

Giới thiệu sách mới – Tháng 5.2019

Thần kỳ Kinh tế Tây Đức giai đoạn 1949-1969.
Lịch sử – Lý thuyết – Chính sách.

Thật kỳ lạ, không kiếm được trên thị trường chữ nghĩa Việt Nam một cuốn sách biên khảo bằng tiếng Việt về lịch sử kinh tế Đức, mặc dù nước này có nền kinh tế mạnh nhất châu Âu hiện nay. Đối với người Việt Nam, việc tìm hiểu lịch sử kinh tế Tây Đức trong hai thập niên hậu chiến lại càng lý thú hơn…

[Đọc tiếp – diendan.org]
(Nếu đường dẫn bị chặn, xin vui lòng xem tạm bản PDF tại đây)

Nước Đức vươn lên từ vực thẳm nhờ áp dụng thành công “Kinh tế thị trường xã hội”

Tác giả: Mạc Văn Trang

Có lẽ không nước bại trận nào trong lịch sử thế giới cận đại, từ Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai đến ngày nay, lại lâm vào tình cảnh bi thảm như nước Đức sau năm 1945. Ảo tưởng ngông cuồng của A. Hitler đã sụp đổ tan tành cùng nước Đức tan hoang: hơn 8 triệu người chết, phải đầu hàng Đồng minh vô điều kiện; nước Đức bị cắt đi ¼ lãnh thổ cho Liên Xô, Ba Lan… và 12 triệu dân ở những vùng đó bị trục xuất đi; phần đất nước còn lại bị chia làm tư, “thần phục” chế độ quân quản của 4 lực lượng chiếm đóng Anh, Pháp, Mỹ, Liên xô; gần 50% nhà cửa ở đô thị bị tàn phá, không điện, không nước, thực phẩm được cấp phát theo tem phiếu tùy thuộc khả năng từng vùng chiếm đóng…

[Đọc tiếp]

Điểm sách: “Cuộc Cách mạng Cộng sản của Việt Nam: Sức mạnh và Giới hạn của Tư tưởng” – Vũ Tường

Người điểm sách: Nam Quỳnh

Có một thiếu sót lớn vẫn còn tồn tại trong nghiên cứu lịch sử hay nghiên cứu chính trị về Việt Nam. Đó là không có một nghiên cứu sâu rộng mang tính học thuật và khách quan về quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng cộng sản trong nội bộ chính đảng Cộng sản Việt Nam từ trước tới nay.

[Đọc tiếp]

Đọc sách “Việt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao”

Tác giả: Stein Tonnesson, sử gia Na Uy
Điểm sách: Vũ Tường, giáo sư đại học Oregon, USA

DĐKP giới thiệu: Lịch sử Việt Nam năm 1946 có hai sự kiện quan trọng: Hiêp ước Sơ bộ ngày 6.3.1946 và chiến tranh đông dương bùng nổ ngày 19.12.1946. Nếu Hiệp ước Sơ bộ lóe ra chút ánh sáng cho hoà đàm thành công thì biến cố 19.12.1946 đã làm tiêu tan mọi hy vọng. Giới truyền thông đảng CSVN luôn luôn biện minh rằng đánh Pháp đến cùng là con đường tất yếu và tốt nhất để giành độc lập. Thế hệ trẻ Việt Nam suốt hơn 40 năm nay đều học lịch sử như thế. Nhiều trí thức yêu nước tại Việt Nam dù không là đảng viên cũng tin như thế. Một số nhà nghiên cứu đứng đắn ở hải ngọai, vốn dĩ có một ít cảm tình với phong trào Việt Minh cũng dễ dàng chấp nhận lập luận đó. Thế nhưng, nghiên cứu tình hình chính trị thế giới sau thế chiến II, xem xét quan hệ quốc tế và tương quan lực lượng lúc ấy giữa bốn nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô thì chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy: tiến hành chiến tranh không phải là con đường duy nhất để dành độc lập, lại càng không thể là con đường tốt nhất, mà nó chỉ thể hiện sự thắng thế của phe chủ chiến trong nội bộ đảng CSVN lúc ấy, với hàng triệu sinh mạng người Việt Nam hy sinh. Stein Tonnesson với tư liệu phương tây và Vũ Tường với tư liệu trích từ Văn kiện Đảng tập 8 cung cấp cho chúng ta một ít tư liệu để góp phần soi sáng một giai đoạn lịch sử mang tính định mệnh của dân tộc Việt Nam, một bước ngoặt oan nghiệt dẫn đến 8 năm chiến tranh, đất nước chia đôi và tiếp theo là cuộc chiến lần thứ hai khốc liệt đến tận 1975. Tổng cộng dân tộc Việt Nam mất 30 năm cho chiến lược “dùng bạo lực cách mạng để cướp chính quyền” với quyết tâm “đánh đến cùng”: mất 30 năm phát triển và xây dựng, thêm vài triệu nhân mạng, thêm mảnh đất bị cày xới bởi bom đạn và khai quang, thêm một thế hệ thanh niên bị chấn thương tâm lý vì chiến tranh. Phải chăng mất mác này có thể tránh được với tư tưởng hiếu hòa cộng thêm một ít khôn ngoan về ngoại giao?

[Đọc tiếp]

Đặc san Quốc Học 2016 (tóm tắt)

Đặc San Quốc Học 2016 được ấn hành nhân kỷ niệm 120 NĂM KHAI SINH TRƯỜNG QUỐC HỌC-HUẾ. Trường Quốc Học từ khi thành lập đến nay đã giáo dục những thế hệ học trò thành người có tài trên nhiều lãnh vực, trong số đó có những nhân vật lịch sử. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu với bạn đọc một đặc san với nội dung phong phú và hình thức trang nhã .
[Đọc tiếp…]

Vươn Lên Từ Vực Thẳm – Thần kỳ kinh tế Tây Đức sau 1945. Giai đoạn 1945-1950

Giới thiệu sách mới
Vươn Lên Từ Vực Thẳm
Tác giả: Tôn Thất Thông
Nhà xuất bản: Hồng Đức & Phương Nam Book
ISBN 978-604-86-6980-5

Từ một đất nước bị tàn phá khốc liệt, chủ quyền đã mất, xã hội băng hoại, trầm cảm tập thề, hoang mang và tuyệt vọng, làm thế nào mà dân tộc Đức có thể vươn lên được để trở thành cường quốc số một của châu Âu sau một thời gian ngắn?  Tác phẩm Vươn Lên Từ Vực Thẳm sẽ cùng độc giả đi tìm câu trả lời.
[Đọc tiếp]