Trang chủ » 2019 » Tháng Một

Monthly Archives: Tháng Một 2019

Tháng Một 2019
H B T N S B C
 123456
78910111213
14151617181920
21222324252627
28293031  

Tìm chuyên mục

Thư viện

GS Chu Hảo nói về tầng lớp trí thức ở Việt Nam

Tác giả: GS Chu Hảo

Ở nước ta hiện nay có một số khá đông người được xã hội, hoặc tự mình, coi là trí thức. Nhưng “thế nào là một trí thức?” thì hình như chưa bao giờ được cắt nghĩa một cách rõ ràng. Có thể đã có nhiều cá nhân trí thức, nhưng những con người đơn lẻ ấy đã quy tụ lại (chủ yếu là thông qua diễn đàn, dư luận) thành một giai tầng của xã hội như là tầng lớp trí thức chưa? Đặc điểm, tính cách của trí thức Việt Nam là gì? Vai trò và trách nhiệm của trí thức trước vận mệnh của dân tộc ta trong thời đại mới – thời đại kinh tế tri thức, thời đại hội nhập toàn cầu, là như thế nào?

[Đọc tiếp]

 

Rosa Luxemburg (1871 – 1919): Tự do luôn luôn là tự do của người khác chính kiến

Tác giả: TS Phạm Hải Hồ

DĐKP giới thiệu: Cách đây đúng 100 năm, một người phụ nữ đấu tranh không ngừng nghỉ cho công bằng xã hội và hòa bình cho nước Đức và châu Âu, Rosa Luxemburg bị ám sát bởi một nhóm quá khích cực hữu. Bất luận tư tưởng chính trị thế nào, tư tưởng và lý tưởng của Rosa Luxemburg vẫn để lại dấu ấn rõ nét lên nhiều thế hệ thanh niên Đức. Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của Rosa Luxemburg, chúng tôi xin đăng lại bài viết của bằng hữu Phạm Hải Hồ đã viết cách đây 5 năm trên Talawas. Được biết, Phạm Hải Hồ sẽ ra mắt một tiểu thuyết lịch sử về cuộc đời Rosa Luxemburg. Mời độc giả đón xem.

[Đọc tiếp…]

Tự do và bình đẳng trong tiếp cận tri thức – Vấn đề chủ chốt để cải thiện nền học thuật

Tác giả: Hà Thủy Nguyên

DĐKP giới thiệu: Việt Nam đang có chính sách độc quyền về văn hóa và tư tưởng. Các nhà lý luận đảng CSVN rất hãnh diện về thành quả đó, và rất hăng hái biện luận cho chính sách độc quyền này. Các lý luận gia đó không hề hay biết rằng, họ đang lập lại chính sách của châu Âu thời trung cổ, một chính sách đã kềm hãm xã hội châu Âu không ngóc đầu lên nổi suốt nhiều thế kỷ. Mãi đến khi họ thoát khỏi vòng kim cô “độc quyền triết học” của Giáo Hội, lục địa châu Âu mới bắt đầu thăng hoa kể từ thế kỷ 17. Hệ lụy của chính sách “độc quyền về văn hóa và tư tưởng” tại Việt Nam hiện nay vô cùng rộng lớn và bao trùm nhiều lĩnh vực. Một trong những hậu quả tai hại đó được Hà Thủy Nguyên trình bày dưới đây ngắn gọn, dễ hiểu và rất sắc bén. Cho dù bài viết chỉ nêu lên một khía cạnh rất nhỏ, nhưng đủ để chúng ta suy ngẫm chiêm nghiệm, nhất là đối với các bạn trẻ quan tâm đến tương lai đất nước.

[Đọc tiếp]

Trả lời câu hỏi: Khai Sáng Là Gì?

Tác giả: Immanuel Kant
Thái Kim Lan dịch và chú thích

Giới thiệu của DĐKP: Khai sáng là trào lưu tư tưởng quan trọng trong lịch sử văn minh châu Âu. Nó là nền tảng tư tưởng của hai cuộc cách mạng dân chủ ở Mỹ (1776) và Pháp (1789), là phương pháp tư duy của các cuộc cách mạng kinh tế, cách mạng công nghiệp kể từ thế kỷ 18. Vậy khai sáng là gì? Một trong những định nghĩa quan trọng nằm trong bài tiểu luận sau đây của Immanuel Kant. Hầu như mỗi nước đều đã có bản dịch ra tiếng địa phương. Ở Việt Nam cũng có nhiều bản dịch khác nhau, hoặc từ tiếng Pháp hoặc từ tiếng Anh, Nga, cho nên cũng có thể có ít nhiều “tam sao thất bổn”. Bản dịch sau đây của Thái Kim Lan, tiến sĩ triết học ĐH München, có lẽ là bản dịch chính xác nhất từ nội dung đến câu chữ, so với bản gốc tiếng Đức của Kant.
Trong bối cảnh độc quyền văn hóa tư tưởng ở Việt Nam, nhà báo bị rút thẻ hành nghề, ký giả bị ngăn cản vào mạng xã hội v.v… thiết tưởng cũng là điều cần thiết cho các bạn trẻ tìm hiểu thêm về khai sáng để chọn cho mình một thái độ đúng đắn, biết từ chối và chống lại sự bảo hộ của người khác, để thoát ra khỏi tình trạng “vị thành niên” trong tinh thần của Kant.  

[Đọc tiếp]