Trang chủ » Lịch sử

Category Archives: Lịch sử

Tháng Sáu 2023
H B T N S B C
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Trong mớ bòng bong Toàn Cầu Hóa

Tác giả: Jens Glüsing, Laura Höflinger, Heiner Hoffmann, Ralf Neukirch, Michael Sauga, Bernhard Zand (Tuần báo Spiegel số 21/2023)

Người dịch: Nguyễn Phú Lộc.

G7, câu lạc bộ của những nước không-còn-quan-trọng-lắm: Với cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, trật tự thế giới trước đó đã kết thúc. Các quốc gia như Ấn Độ và Brazil đang thể hiện một phong cách tự tin mới. Sự trỗi dậy của các nước trước đây còn nghèo, cuộc đấu tranh với Trung Quốc, sự phân mảnh của nền kinh tế thế giới – trật tự thế giới của thế kỷ 20 đã kết thúc bằng cuộc chiến của Nga. Các nước G7 đang mất dần ảnh hưởng, đặc biệt là châu Âu đang bị đẩy sang bên lề.

[Đọc tiếp]

Hiệp ước Sykes-Picot và 100 năm hỗn loạn ở Trung Đông

Chủ nghĩa thực dân ở Trung Đông (Phần 3)
Tác giả: Tôn Thất Thông

Sự hỗn loạn suốt một thế kỷ ở Trung Đông là hậu quả của Sykes-Picot cho đến hiện tại. Hoa Kỳ, Nga và ở một mức độ nào đó là Liên minh châu Âu là những cường quốc quốc tế mới đã thay thế Anh và Pháp trong việc cố gắng định hình khu vực Trung Đông. Họ có những toan tính riêng liên quan đến cách thức khu vực này nên phát triển như thế nào. Họ đã đầu tư mạng sống và tiền bạc để hiện thực hóa những toan tính đó. Ngoài ra, những cường quốc lớn trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Saudi Arabia lại có những kế hoạch riêng cho tương lai của khu vực. Nhưng một lần nữa, chính sự thay đổi không ngừng của các chủ thể địa phương, các tác nhân nhà nước và phi-nhà-nước sẽ định hình kết quả cuối cùng cho khu vực.

[Đọc tiếp]

Hiệp ước Sykes-Picot và bi kịch Palestine

Chủ nghĩa thực dân ở Trung Đông (Phần 2)
Tác giả: Tôn Thất Thông

Nhiều nguyên nhân xung đột ở Trung Đông có thể được tìm thấy ở châu Âu. Cơ sở cho các tranh chấp được đặt ra bởi những lời hứa mâu thuẫn của người Anh với người Ả Rập và Do Thái trong Thế chiến I về quyền tự quyết ở Palestine, và bởi các địa vị khác nhau mà người bản địa được hưởng dưới Khế ước Ủy thác của Hội Quốc Liên trao cho Anh từ năm 1922 trở đi. Cuộc diệt chủng người Do Thái ở châu Âu trong nửa đầu thế kỷ 20 đã nâng cao sự ủng hộ quốc tế đối với một nhà nước Do Thái ở Palestine, theo đề xuất của Liên Hiệp Quốc vào năm 1947 với kế hoạch phân chia của họ.

[Đọc tiếp]

Hiệp ước Sykes-Picot vẽ lại bản đồ Trung Đông

Chủ nghĩa thực dân ở Trung Đông (Phần 1)
Tác giả: Tôn Thất Thông

Với một vài nét bút mà sử gia James Barr gọi là “đường vẽ trên cát”, Anh và Pháp đã tùy tiện vẽ lại bản đồ Trung Đông nhưng không để ý đến yếu tố văn hóa, chủng tộc, tôn giáo, bản sắc và như thế đã phá vỡ cấu trúc xã hội của đế chế Ottoman được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước vốn dĩ có khả năng tự hóa giải những xung khắc tại địa phương. Điều đó đã đặt nền móng cho nhiều cuộc xung đột vũ trang kéo dài tới hôm nay mà các nước Trung Đông và cả thế giới phải bận tâm.

[Đọc tiếp]

Những lời nói dối của phương Tây

Tác giả: Georg Diez, der Spiegel số 44/2013
Người dịch: Ninh Dương

Trong một ngôi làng ở độ cao 2100 mét trên dãy Himalaya, nhà trí thức Ấn Độ Pankaj Mishra cắt nghĩa cho thế giới phương Tây hiểu những gì phương Đông đánh giá họ: chẳng bao nhiêu.

[Đọc tiếp]

Quý vị đã suy nghĩ thấu đáo đến tận cùng chưa?

Tác giả: Pankaj Mishra, phỏng vấn bởi Bernhard Zand, tuần báo Der Spiegel số 18/2022
Người dịch: Tôn Thất Thông.

Nhà tư tưởng nổi tiếng của Ấn Độ, giáo sư Pankaj Mishra tuyên bố: Các hành động của phương Tây chống lại Nga là không trung thực, đã đi quá xa và trên hết sẽ làm tổn hại các quốc gia nghèo ở Nam bán cầu.

[Đọc tiếp]

Học thuyết Wolfowitz đã định hình quan điểm của Putin như thế nào

Tác giả: Sameed Basha
Người dịch: Daniel Trần

DĐKP giới thiệu: Việc Nga xua quân vào một quốc gia đã độc lập từ hơn 30 năm là một hành động xâm lược cần lên án. Người Ukraine có quyền đứng lên bảo vệ đất nước họ và cũng xứng đáng để nhận sự hỗ trợ từ mọi phía. Nhưng có phải chỉ có Nga mới là nước cần bị lên án? Một tài liệu cách đây hơn 30 năm sau bị rò rỉ cho thấy là Mỹ đã có sai lầm chết người làm “thổi bùng khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa, chống phương Tây và quân phiệt trong công luận của Nga”. Hy vọng trong tương lai, Mỹ sẽ rút kinh nghiệm để tránh sai lầm tại những vùng khác, thí dụ Thái Bình Dương.

[Đọc tiếp]

Việt Nam: Một cuộc chiến đến hồi kết thúc

Tác giả: Arno Widmann, Frankfurter Rundschau 26.01.2023
Người dịch: Nguyễn Chí Chính

Năm mươi năm trước, Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam – Hồi ức về một thời kỳ đã định hình cả một thế hệ, về sự phản kháng và những thực tế bị bỏ qua.

[Đọc tiếp]

27-1: Hiệp định Paris – Những điều chưa được nói.

Thành phần thứ ba

Tác giả: Cao Huy Thuần (nguyên tác tiếng Pháp)
Biên dịch: Mỹ Lộc

Lời người dịch: Hôm nay, để kỷ niệm 50 năm ngày ký hiệp định Paris, chúng tôi dịch và công bố nguyên văn một trong những dự phóng tương lai của tác giả Cao Huy Thuần, một tên tuổi không xa lạ gì với độc giả lúc ấy và bây giờ, viết vào cuối năm 1974, chưa đăng ở đâu cả. Bài viết, nguyên văn tiếng Pháp là “La troisième composante”, viết cho một tạp chí Pháp, nhưng chưa kịp gửi thì chiến trận dồn dập ào đến, mọi dự phóng lý thuyết đều trở thành vô hiệu.

[Đọc tiếp]

Nữ Hoàng lưu vong (3) – nhộng có trở thành bướm?

Tác giả: Alexander Osang, Der Spiegel số 48/2022
Người dịch: Daniel Trần

DĐKP giới thiệu: Không có gì khổ tâm hơn cho một vị nguyên thủ là thỉnh thoảng cảm thấy cô đơn trên chính ngay quê hương của mình. Rời phủ thủ tướng, Angela Merkel muốn làm lại cuộc đời. Bắt đầu như một con nhộng, rồi sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn tiến hóa. Liệu nhộng có trở thành bướm như ước mơ hay không?

[Đọc tiếp]