Trang chủ » Triết học » Dịch thuật triết học

Category Archives: Dịch thuật triết học

Tháng Ba 2023
H B T N S B C
 12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Thư viện

Triết học hôm nay và ngày mai

DĐKP giới thiệu: Hôm 19.11.2022, Văn Lang Books đã tổ chức rất thành công buổi họp báo ra mắt bộ sách triết học „Những nhà tư tưởng lớn“ bao gồm 19 tác phẩm. Hiếm khi ở Việt Nam có một kiểu họp báo tương tự: vừa trực diện tại hội trường vừa trực tuyến chạy song song, lại là buổi họp báo song ngữ có người dịch tại chỗ, tạo nên một buổi giao lưu văn hóa quốc tế đầy ý nghĩa, một cơ hội trao đổi trực tiếp giữa tác giả, dịch giả và độc giả. Tổ chức họp báo theo dạng đó không dễ dàng, nhưng Văn Lang Books đã tổ chức thành công rực rỡ, mang lại một „hào khí triết học“ và nguồn cảm hứng cho mọi thành viên tham dự, từ cử tọa đến các dịch giả và tác giả Dr. Ziegler. DĐKP hân hạnh giới thiệu hai bài phát biểu, một của người chủ trương dự án dịch thuật, TS triết học Lưu Hồng Khanh, và một của chính tác giả bộ sách, TS triết học Walther Ziegler. Dù chỉ là hai bài chào mừng, nhưng cũng là hai tiểu luận hàm chứa những ưu tư triết học cho hiện tại và tương lai.

[Đọc tiếp]

Họp báo ra mắt bộ sách: Những nhà tư tưởng lớn

Văn Lang vừa thông báo Link vào ZOOM: https://1link.click/r/LZBadoshIj. Phòng họp báo Zoom sẽ được mở cửa vài giờ trước khi bắt đầu (3 giờ chiều VN, Thứ bảy 19.11.2022). Ngoài ra quý vị cần download Zoom Application, nếu trước đó chưa dùng lần nào. Xin trân trọng kính mời.

Ý nghĩa cội nguồn của lễ là gì?

Tác giả: Matsushita Kônosuke
Người dịch : Nguyễn Sơn Hùng

Lời giới thiệu của dịch giả: Từ trước đến nay tôi thường thắc mắc tại sao Nho học xếp lễ vào hàng thứ 2 sau nhân trong 5 đức tính quan trọng: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Đọc xong bài này tôi rất thấm thía tầm quan trọng của lễ. Quan điểm về lễ của tác giả rất khoa học, giúp chúng ta hiểu tại sao vai trò shitsuke, tu thân quan trọng trong việc xây dựng xã hội hạnh phúc, hòa bình và phồn vinh. Đó là động cơ dịch giả dịch bài này để giới thiệu đến quý độc giả.

[Đọc tiếp tại đây]

Bộ sách 9 cuốn „Những nhà tư tưởng lớn“

Người giới thiệu sách: Tôn Thất Thông

Trong vòng ba năm từ 2015 đến cuối 2017, TS Triết học Walther Ziegler hoàn tất một công trình đồ sộ thuộc tủ sách „Những nhà tư tưởng lớn“ (Große Denker in 60 Minuten) bao gồm 20 tác phẩm, mỗi cuốn trình bày một nhà tư tưởng lớn, đa số thuộc thời cận và hiện đại. Bộ sách thật sự là một quả bom tấn trong thị trường sách triết học ở Đức. Nó nhanh chóng được phổ biến rộng rãi và sớm được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Anh, bây giờ thêm tiếng Việt...

[Đọc tiếp tại đây]
(Hoặc xem phiên bản trước trên Diendan.org)

Trả lời câu hỏi: Khai Sáng Là Gì?

Tác giả: Immanuel Kant
Thái Kim Lan dịch và chú thích

Giới thiệu của DĐKP: Khai sáng là trào lưu tư tưởng quan trọng trong lịch sử văn minh châu Âu. Nó là nền tảng tư tưởng của hai cuộc cách mạng dân chủ ở Mỹ (1776) và Pháp (1789), là phương pháp tư duy của các cuộc cách mạng kinh tế, cách mạng công nghiệp kể từ thế kỷ 18. Vậy khai sáng là gì? Một trong những định nghĩa quan trọng nằm trong bài tiểu luận sau đây của Immanuel Kant. Hầu như mỗi nước đều đã có bản dịch ra tiếng địa phương. Ở Việt Nam cũng có nhiều bản dịch khác nhau, hoặc từ tiếng Pháp hoặc từ tiếng Anh, Nga, cho nên cũng có thể có ít nhiều “tam sao thất bổn”. Bản dịch sau đây của Thái Kim Lan, tiến sĩ triết học ĐH München, có lẽ là bản dịch chính xác nhất từ nội dung đến câu chữ, so với bản gốc tiếng Đức của Kant.
Trong bối cảnh độc quyền văn hóa tư tưởng ở Việt Nam, nhà báo bị rút thẻ hành nghề, ký giả bị ngăn cản vào mạng xã hội v.v… thiết tưởng cũng là điều cần thiết cho các bạn trẻ tìm hiểu thêm về khai sáng để chọn cho mình một thái độ đúng đắn, biết từ chối và chống lại sự bảo hộ của người khác, để thoát ra khỏi tình trạng “vị thành niên” trong tinh thần của Kant.  

[Đọc tiếp]

 

Thế Nào Là Người Trí Thức?

Tác giả: Paul Alexandre Baran
Người dịch: Phạm Trọng Luật

Trong tiểu luận xuất sắc được giới thiệu ở đây, khi lập đường phân thủy giữa «trí thức» với «lao động trí thức», Baran đã đưa ra một sự phân biệt hợp lý và cần thiết. Và mặc dù được khai sinh trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, thật ra nó đã vượt thoát khuôn khổ của môi trường này. Phê phán của ông đối với một thành phần xã hội nào đó ở Hoa Kỳ vẫn còn nguyên giá trị, nếu đường ranh trên được áp dụng trong một khung cảnh khác, quốc gia chậm tiến hay chủ nghĩa xã hội đương tồn.

Đọc tiếp…