DĐKP giới thiệu: Hôm 19.11.2022, Văn Lang Books đã tổ chức rất thành công buổi họp báo ra mắt bộ sách triết học „Những nhà tư tưởng lớn“ bao gồm 19 tác phẩm. Hiếm khi ở Việt Nam có một kiểu họp báo tương tự: vừa trực diện tại hội trường, vừa trực tuyến chạy song song, lại là buổi họp báo song ngữ có người dịch tại chỗ, tạo nên một buổi giao lưu văn hóa quốc tế đầy ý nghĩa, một cơ hội trao đổi trực tiếp giữa tác giả, dịch giả và độc giả. Tổ chức họp báo theo dạng đó không dễ dàng, nhưng Văn Lang Books đã tổ chức thành công rực rỡ, mang lại một „hào khí triết học“ và nguồn cảm hứng cho mọi thành viên tham dự, từ cử tọa đến các dịch giả và tác giả, Dr. Ziegler. DĐKP hân hạnh giới thiệu hai bài phát biểu, một của người chủ trương dự án dịch thuật, TS triết học Lưu Hồng Khanh, và một của chính tác giả bộ sách, TS triết học Walther Ziegler. Dù chỉ là hai bài chào mừng, nhưng cũng là hai tiểu luận hàm chứa những ưu tư triết học cho hiện tại và tương lai.
Lời chào mừng của người chủ trương dự án
TS Lưu Hồng Khanh
Kính chào quý vị,
Thân chào các bạn,
Từ thành phố Frankfurt, miền trung nước Đức, tôi hướng về quý vị và các bạn với niềm vui mừng lớn được bày tỏ đôi lời với quý vị và các bạn về một dự án hôm nay trên cơ bản đã thành tựu và được ra mắt: Dự án xuất bản bằng tiếng Việt bộ sách triết học đồ sộ “Những nhà tư tưởng lớn trong 60 phút”, từ nguyên văn tiếng Đức của tác giả TS Walther Ziegler, hiện có mặt cùng chúng ta trong buổi giao lưu văn hóa này.
Chào mừng tác giả
Bộ sách “Những nhà tư tưởng lớn trong 60 phút” được ra mắt hôm nay quả là một thành tựu rất to lớn và đầy ý nghĩa. To lớn và đầy ý nghĩa, trước nhất hẳn là vì nó đã giới thiệu được những nhà tư tưởng lớn từ Cổ đại Hi Lạp, qua Cận đại và Hiện đại Âu châu, nay đến cả Cổ đại Á châu với Khổng Tử và Đức Phật.
To lớn và đầy ý nghĩa, tiếp đến là do tài năng hiểu sâu và biết rộng, tư duy tổng hợp và phân tích, năng khiếu khoa học và sư phạm của tác giả: từ trên hàng chục nghìn trang sách về một nhà tư tưởng, mà tác giả TS Ziegler đã đúc kết lại được trong khoảng 100 trang cỡ A5 với đầy đủ những tư tưởng cốt lõi của một triết nhân, một cách trung thực và nghiêm túc, đồng thời lại rất thông thoáng, rõ ràng, giản dị, cùng với những hình ảnh không thiếu châm biếm và hài hước, để kết luận với những gợi ý: những tư tưởng của các danh nhân vừa trình bày có thể giúp ích gì cho chúng ta ngày hôm nay.
To lớn và đầy ý nghĩa, sau nữa bởi nó xuất phát từ một tấm lòng và một viễn kiến của tác giả. Tấm lòng kết nối người người với nhau qua suy tư triết học, và viễn kiến thực hiện một tương lai chung cho mọi người, mọi vùng miền văn hóa, trong khai minh, trong sự thật, thông qua trao đổi, bàn luận, đưa đến những quyết định và hành động theo lý tính.
Chúng tôi thật muôn vàn xúc động về những tài năng, những khó nhọc và những tâm tư của tác giả trong việc thực hiện dự án triết học đầy tính khoa học và nhân văn này, và chân thành cảm tạ tác giả về những điều đó.
Chào mừng Ban dịch thuật, Công ty sách Văn Lang và Nxb Hồng Đức
Chào mừng bạn đọc và khách mời
Ta còn phải nói thêm: Bộ sách “Những nhà tư tưởng lớn trong 60 phút” được ra mắt hôm nay quả là một thành tựu rất to lớn và đầy ý nghĩa, bởi nó là công trình lâu dài và khó nhọc của mọi thành viên trong Ban dịch thuật, của Cty Sách Văn Lang phối hợp với Nhà xb Hồng Đức qua mọi khâu biên tập, giấy phép xuất bản, in ấn, phát hành, rồi hiện nay là khâu tổ chức họp báo để quảng bá bộ sách quý này. Chúng tôi cũng được biết thêm rằng, chính sự quan tâm của các bạn đọc và quý vị khách mời tham gia vào buổi họp báo hôm nay cũng đã là những khuyến khích tích cực cho sự quyết tâm thực hiện được dự án xuất bản bộ sách này. Chúng tôi xin thực lòng ghi ân và cám ơn tất cả quý vị và quý bạn.
Trình bày “Các nhà tư tưởng lớn”
và về chủ đề buổi họp báo “Tinh hoa triết học thế giới”
Hiện dự án đã xuất bản được 19 nhà tư tưởng. Một số thành viên trong Ban dịch thuật sẽ trình bày ở đây hôm nay cho quý vị và các bạn về một số các triết gia mà mình đã biên dịch, về tổng quan dự án “Những nhà tư tưởng lớn”, cùng với những cảm nghĩ của mình về triết học.
Trước đó, theo chương trình và đề nghị của Ban tổ chức, thì người chủ trương dự án và tác giả TS Walther Ziegler được mời trình bày khái quát về bộ sách này, cùng với một số điều về chủ để buổi họp báo hôm nay, tức về chủ đề “Tinh hoa triết học thế giới” hiện nay hoặc “những chủ đề tâm đắc” nào khác.
“Tinh hoa triết học thế giới”
Nói “tinh hoa triết học” tức nói về tính “ưu việt” của nó. Điều chúng ta có thể quan tâm trước nhất về tính “ưu việt” của triết học là phân biệt giữa “tri thức” triết học và “kinh nghiệm” triết học, tức “làm” triết học. Các truyền thống triết học phương Đông cũng như phương Tây đều nói đến ba bước khởi đầu đi vào triết học, hay minh triết (theo nguyên tự Hi Lạp của từ philo-sophy là yêu thích sự khôn ngoan); ba bước đi đó là: kinh ngạc, ngờ vực và khốn cùng đau khổ.
Kinh ngạc – bước khởi đầu đi vào triết học.
Kinh ngạc có thể bắt nguồn từ kinh nghiệm về một sự “kỳ lạ” hoặc “kỳ diệu”. Trong thế giới phẳng của xã hội quần chúng và xã hội tiêu thụ ngày nay, mọi sự vật đều trở nên “đương nhiên”, không còn gì đánh động tâm thân ta. Những câu hỏi trong chiều kích hiện hữu, chứ không phải trong chiều kích vật lý hay hóa học, không còn được đặt ra: tại sao nắng, tại sao mưa, thay vì không nắng, không mưa? Tại sao một ngọn cỏ đâm chồi ra xanh tươi giữa lằn ranh hai tảng đá của một con đường đi hay của một bức tường gạch?
Và ta không khỏi sửng sốt khi một nhà triết học già nua, lạnh lùng, ngày đêm thêu dệt các câu chữ triết học trừu tượng, như Immanuel Kant lại có thể sảng khoái kêu lên: “Hai điều tràn ngập tâm tư với sự ngưỡng mộ và kính sợ luôn luôn mới mẻ và gia tăng mỗi khi nghĩ đến, đó là: bầu trời đầy sao trên đầu tôi và quy luật đạo đức ở trong tôi”. Câu nói được ghi khắc trên mộ ông. Kant là một danh phẩm trong bộ sách “Những nhà tư tưởng lớn” mà chúng ta đang bàn đến.
Ngờ vực – bước khởi đầu thứ hai đi vào triết học.
Trước những truyền thống suy tư, tin tưởng và lề luật mang tính “đương nhiên” về con người và về các vị trí khác nhau của con người trong xã hội, triết gia Paul Ricœur đã từng nói đến “ba vị thầy của sự ngờ vực”, đó là Marx, Nietzsche và Freud.
Marx ngờ vực về các truyền thống mang tính “đương nhiên” về giàu nghèo, sang hèn trong xã hội; ông đã đưa ra lý thuyết về giai cấp tư sản bóc lột giai cấp công nhân, và từ đó chủ trương lý thuyết tranh đấu giai cấp.
Nietzsche ngờ vực về những khẳng định tiên quyết tuyệt đối trong triết học, như khẳng định tiên quyết và tuyệt đối của Descartes “Tôi tư duy, (tức) tôi tồn tại”, và rồi Nietzsche chủ trương một triết học về ý chí, ý chí quyền lực, con người siêu nhân thượng đẳng.
Freud ngờ vực về quan điểm ý thức là tất cả con người, rồi từ đó đã cống hiến cho nhân loại những đóng góp quan trọng về thế giới vô thức, về ngành phân tâm học và các khoa tâm lý trị liệu mà nhân loại đang cần đến.
Marx, Nietzsche và Freud cũng đều là những danh phẩm trong bộ sách “Những nhà tư tưởng lớn” của chúng ta đang bàn đến hôm nay.
Và rồi, ngày nay khắp nơi, trong thế giới truyền thông, cũng như trong văn học, xã hội, chính trị, chiến tranh và cả tôn giáo, được nói đến rất nhiều về “truyện thuyết” (narrative) để rao truyền một ý nghĩa nào đó, một chính kiến, một ý hệ, một lịch sử, một văn hóa, một chủng tộc nào đó là thật, là đúng, là có tính cứu rỗi… trong khi phần rất lớn chúng chỉ là “fake news”. Liệu xã hội của chúng ta có còn những “vị thầy của sự ngờ vực” rất cần thiết nữa không?
Khốn cùng đau khổ – bước khởi đầu thứ ba đi vào triết học.
Khốn cùng, đau khổ, bất cập, yếu đuối, lỗi lầm, tội lụy, cái Ác, chết: đó là “điều kiện lịch sử của con người”. Nhiều truyền thống văn hóa, văn học, tôn giáo trên thế giới từ nguyên thủy đến hôm nay đều giảng dạy sự chấp nhận “điều kiện lịch sử của con người” khốn cùng, đau khổ, tội ác và bị huỷ diệt nói trên.
Có suy tư triết học nào mở ra một chân trời hiện hữu tươi sáng hơn không?
May mắn, có những nhà tư tưởng lớn đã nhìn thấy các sự kiện lịch sử khốn cùng, đau khổ, yếu đuối, lỗi lầm… của con người, nhưng họ đã nhìn chúng với một cách nhìn khác với cách nhìn “thông tục” thường lệ của dân gian. Họ đã nhìn chúng trong những chiều kích giá trị, hi vọng, thay đổi. Mô hình suy tư triết học tích cực và xây dựng này được biểu thị trong phân ngành “Triết học thông diễn”, phát xuất từ thời Cổ đại Hi Lạp và được phát triển mạnh mẽ từ Hiện đại và Đương đại ngày nay, trong ngữ cảnh triết học Anh-Mỹ (Rorty, McDowell, Davidsin) cũng như triết học lục địa châu Âu (Schleiermacher, Dilthey, Heidegger, Gadamer, Arendt, Habermas, Apel, Ricœur, Derrida). Sau đây là một vài trích dẫn.
Arendt: “Bằng lời nói và hành động, chúng ta tham gia vào thế giới con người, thế giới này đã có trước khi ta sinh ra trong đó, và sự tham gia này giống như sự sinh ra lần thứ hai, qua đó, ta xác nhận sự kiện trần trụi của sự sinh hạ, đồng thời, đón nhận trách nhiệm về nó trong chúng ta”(NNTTL ARENDT, tr.129, td.90).
Heidegger: hiểu cái “Tồn tại-ở đó” (Dasein) theo bốn nghĩa sau đây”
1.khi nó có quan hệ với sự hiện hữu của mình,
2.khi nó có quan hệ ý hướng tính với những cái tồn tại chung quanh,
3.khi nó có thể hiểu và có thể đặt câu hỏi về Tồn tại,
4.khi nó ở trong thế giới và hiểu ý nghĩa của thế giới.
(x.BVNS, Triết học và/về tính hữu hạn, trong www.triethoc.edu.vn, 2013, trg.7).
Ricœur: đã từng nhìn ra sự bất lực, sự yếu hèn, các tội ác của con người, nhưng đồng thời cũng nhìn thấy hình dạng những “con người có năng lực” làm cho mình trở nên những “con người sống theo tính người”.
-Trong tác phẩm lớn thứ nhất cuối đời “Chính mình như một người khác” (1990), Ricœur đã hình dung ra mẫu “con người có năng lực” hướng đến một xã hội với những “con người sống theo tính người”: … “nhằm thực hiện một cuộc sống tốt lành, với và vì kẻ khác, trong những thể chế công bình” (trg.202).
-Trong tác phẩm lớn thứ hai cuối đời “Ký ức, Lịch sử, Bỏ quên” (2000), Ricœur nói, còn gì nữa mà khám phá, nếu không phải là “làm cho con người có năng lực nhìn ra, thật kỳ diệu biết bao được làm người” (trg.656).
Thưa quý vị,
Thưa các bạn,
Tôi xin ngừng lại ở đây và chúc nguyện cho tất cả chúng ta thật nhiều niềm vui, cũng như thật nhiều thành tựu, trong công việc thể hiện những “Tinh hoa triết học thế giới” nơi bản thân và trong xã hội nơi chúng ta đang sinh sống. Thông qua “ba bước khởi đầu đi vào triết học”. Và cách đặc biệt thông qua những thức nhận của “Triết học thông diễn” về “con người có năng lực” thể hiện những xã hội với những “con người sống theo tính người” và cảm nghiệm được điều “biết bao kỳ diệu được làm người”.
Xin cám ơn sự quan tâm của quý vị và các bạn.
Lưu Hồng Khanh
./.
Phó Tổng Giám Đốc Văn Lang và Giám Đốc Viện Goethe ở TP HCM tham dự họp báo
Lời chào mừng của tác giả bộ sách
Dr. Walther Ziegler
Người dịch: TS Lưu Hồng Khanh & TS Nguyễn Tường Bách
Từ thành phố München, CHLB Đức, tôi thân ái kính chào quý vị. Tôi thật vui mừng được tham dự vào buổi họp báo này tại Tp Hồ Chí Minh ở đây ngày hôm nay. Cách đây một vài ngày, tôi đã bất ngờ nhận được một tin vui. Cửa nhà tôi có tiếng chuông reo, một nhân viên bưu điện mang đến cho tôi một kiện hàng gồm 10 cuốn sách “Những nhà tư tưởng lớn” mới xuất bản bằng tiếng Việt. Trông chúng thật đẹp và tôi thật tình rất xúc động.
Bộ sách “Những nhà tư tưởng lớn” này trong thời gian gần đây cũng đã được xuất bản qua 6 thứ tiếng: tiếng Đức, Anh, Pháp, Việt, Hàn và Trung quốc. Về tiếng Nhật thì đang còn trong giai đoạn thương thảo. Duy chỉ Việt Nam – và đây là điều tôi sẽ không bao giờ quên – Việt Nam là đất nước đầu tiên trong cả vùng văn hóa Á châu đã mạnh dạn đưa toàn bộ tủ sách NNTTL này đến cho mọi người trong xã hội.
Nơi đây tôi thật lòng cám ơn Công ty sách Văn Lang và cách riêng bạn Lưu Hồng Khanh và các bạn trong Ban dịch thuật với những dấn thân của họ. Qua việc xuất bản này, Công ty sách Văn Lang đã tỏ ra cực kỳ mạnh dạn, bởi trước đây không một ai có thể biết trước được những cuốn sách này có thể được đón nhận với nhiều thịnh tình như thế, hoặc nữa chúng có thể được biên dịch một cách thích đáng hay không. Dịch sách triết học quả là khó khăn hơn rất nhiều, so với việc dịch tiểu thuyết, sách du ký hay sách dạy nấu ăn.
Bởi dịch giả sách NNTTL không những phải hoàn toàn thông thạo tiếng Việt lẫn tiếng Đức, họ còn phải hiểu thấu đáo tư tưởng cốt lõi của từng triết gia, đồng thời có khả năng diễn đạt tư tưởng nòng cốt này với những từ ngữ riêng biệt của mình. Bởi bình thường ta không thể dịch theo chân chữ, hơn nữa bởi các từ ngữ triết học trong tiếng Việt và trong tiếng Đức lại có những ý nghĩa khác nhau. Nhưng may mắn thay, trong trường hợp bộ sách của chúng ta, các dịch giả đã thành công rất tốt đẹp trong vấn đề này.
Cùng quý bạn biên dịch, tôi thật lòng cám ơn các bạn về thời gian và công việc dịch thuật rất chu đáo và thận trọng của các bạn. Những thời gian dài và quý báu mà các bạn đã đầu tư vào công việc dịch thuật này chắc hẳn không bao giờ có thể đền đáp được bằng tiền bạc, bởi các bạn đã thực hiện được điều có giá trị lớn hơn rất nhiều đồng tiền công thuê mướn. Giá trị của chúng là làm cho nhiều người từ những vùng miền văn hóa khác biệt nay được đến gần với nhau. Và sự đến gần với nhau này quả là một tiến trình hỗ tương sinh động. Các nhà triết học Âu châu cùng với tư tưởng của mình đã đến được châu Á và các nhà triết học Á châu lại đến được châu Âu. Nơi đây tôi có thể báo tin cho các bạn rằng, các tác phẩm tiếng Đức và tiếng Anh về Khổng Tử và về Đức Phật nay đã được nhiều bạn đọc ở châu Âu đón nhận một cách rất hồ hởi. Và tôi dám quả quyết rằng: mỗi người một khi đã năng nổ dấn mình vào triết học, thì họ sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường hiểu biết nhau trên tầm nhìn tổng thể thế giới, và họ sẽ không còn muốn rời bỏ con đường đó nữa.
Và như thế thì tôi đã nói đến điều cốt lõi của dự án chung của chúng tôi. Tôi nói là của chúng tôi, bởi ngay từ đầu tôi biết rõ bạn Lưu Hồng Khanh đã vững mạnh đứng bên cạnh tôi và tôi hoàn toàn tin tưởng vào bạn. Không chút ngờ vực, bạn Khanh là người cố vấn và là người cha sinh của dự án chung này. Khi bạn nói lên ý nghĩ muốn chuyển ngữ bộ sách Những nhà tư tưởng lớn này sang tiếng Việt và đi tìm một Nhà xuất bản ở Việt Nam, và khi chúng tôi cùng nhau trao đổi các điện thư đầu tiên, thì cả hai chúng tôi đều ý thức ngay được rằng, một dự án như thế sẽ phải vượt qua rất nhiều chướng ngại, đến đỗi không thể để cho các vấn đề vật chất làm lung lạc dự án của chúng tôi. Nó đã và nó hiện là một Dự án Khai minh. Nói Khai minh, thì bạn Khanh và bản thân tôi đều hiểu, đó là nhiệm vụ lớn phải đưa đến cho con người trên thế giới một nền tri thức làm cho họ có được năng lực – trong nghĩa một tương lai chung và thành tựu – làm cho họ có được năng lực quyết định và hành động với lý tính.
Nói như thế nghe có vẻ cao siêu trừu tượng, nhưng quả thực thì đó là một điều rất đơn giản. Nhân loại có cơ may phát triển chính mình và cuối cùng suy tư và hành động vượt trên mọi biên giới.
Nhưng trước tình hình chiến tranh và xung đột hiện nay thì sự hợp tác hòa bình giữa các dân tộc xem ra bị đánh lùi ra xa. Thế nhưng tôi tin chắc là điều đó vẫn thực hiện được. Tất nhiên không ai nói trước lịch sử sẽ diễn biến thế nào. Trong triết học thì người ta có 3 lý thuyết khác nhau. Một, tạm gọi là lý thuyết hoàn lưu, theo đó thì lịch sử có tính chất tuần hoàn, vận hành có chu kỳ, luôn luôn trở lại điểm ban đầu, có một sự lặp lại vô tận, vô thủy, vô chung.
Thứ hai, thuyết tiến bộ tuyến tính, theo đó lịch sử là một dòng tiến bộ liên tục và nhân loại luôn luôn tiến tới một bình diện đạo đức cao hơn nhờ sự đổi mới về công nghệ và tổ chức xã hội và qua đó mà tiến đến một mục đích cuối cùng tích cực và tốt đẹp.
Thứ ba, thuyết thoái bộ tha hóa tuyến tính, theo đó ngược lại nhân loại thông qua những tiến bộ kỹ thuật và kinh tế mà rời xa dần tính chất tự nhiên của mình và suy thoái về đạo đức. Nói gọn về ba lý thuyết là: thứ nhất, thế giới quay trong một chu kỳ hình tròn và thực ra là giữ nguyên trạng. Thứ hai, thế giới ngày càng tốt đẹp hay thứ ba, thế giới sẽ xấu đi.
Thuyết thế giới tuần hoàn được nêu lên đầu tiên bởi nhà sử học thời thượng cổ Thukydides. Ông kể về các cuộc chiến giữa các quốc gia phố thị Sparta và Athen. Khi Athen nhờ thương mại mà ngày càng phát triển, thì quốc gia có thế lực hơn là Sparta tìm cách ngăn chận Athen bằng một cuộc chiến lâu dài. Theo Thukydides, điều này sẽ còn lặp lại. Trong lịch sử sẽ luôn luôn xảy ra chiến tranh trong mọi thời đại vì tranh chấp quyền lực và ảnh hưởng. Đây chính là số phận của nhân loại vì do đó mà con người không có tiến bộ thực sự. Quả nhiên từ 2500 năm nay chúng ta chứng kiến liên miên chiến tranh xảy ra vì quyền lực và ảnh hưởng.
Phải chăng thuyết này có lý? Phải chăng chúng ta chỉ quay trong một vòng tròn? Không phải, triết gia chuyên về lịch sử Hegel phủ nhận. Theo Hegel, lịch sử của loài người dù có thoái trào và chiến tranh, nhưng vẫn cho ta thấy một sự tiến bộ to lớn. Theo Hegel, lịch sử là một sự vận động tiến về phía trước liên tục, xuất phát từ hình thái bộ lạc thô sơ, luật rừng đến các hình thái chính quyền văn minh và tôn trọng tư cách của nhau. Thí dụ, chế độ nô lệ đã không còn. Con người có lý trí và lý trí sẽ giúp con người luôn tiến lên. Do đó, nhân loại thường xuyên tiến bộ về kỹ thuật cũng như các hình thái xã hội, qua thời gian con người tiến về phía trước.
Các triết gia thuộc dạng thứ ba thì ngược lại bi quan hơn. Họ nhìn vấn đề theo chiều ngược lại. Kỹ thuật ngày càng tân tiến chỉ mang lại thêm hiểm nguy. Một thí dụ là nhà nghiên cứu lịch sử và triết gia Adorno. Xin trích: „Không có lịch sử tổng quan nào đi từ man dã đến nhân văn cả, nhưng lại có chiến tranh từ ném đá đi về phía các loại bom tấn. Cuối cùng sẽ là một sự đe dọa hoàn toàn chống lại loài người […]“. Sự phát triển lịch sử theo Adorno chỉ mang thêm các mối đe dọa lớn hơn.
Riêng tôi thì tôi cho rằng ta không nên để sa vào chủ nghĩa bi quan mà cần kiên trì làm sao cho thế giới ngày càng tốt hơn và dùng lý trí để giải quyết vấn đề. Dù có nhiều lúc thoái trào, lịch sử có một hướng đi tích cực. Và chính triết học là môn có thể chỉ cho con người thấy con đường đúng đắn. Gần đây nhất tôi có liên lạc thư từ thú vị với triết gia Jürgen Habermas. Tác phẩm của Habermas cũng đã được dịch ra Việt ngữ, ông là một triết gia đương thời, đã nhiều lần lên tiếng về các vấn đề thời sự của thế giới. Ông cũng tin rằng thế giới sẽ càng ngày càng tiến gần với nhau. Trong đó ngôn ngữ sẽ đóng một vai trò quyết định. Ngôn ngữ sẽ giúp chúng ta. Vì ngôn ngữ là một yếu tố kết nối giữa con người với nhau, theo Habermas. Theo cách dùng chữ của ông, ngôn ngữ là khả năng riêng của con người, được cống hiến cho con người từ lúc nó sinh ra, và làm cho con người khác với các loài khác, thí dụ khác với thú vật.
Và thực vậy khả năng giao tiếp qua ngôn ngữ và sử dụng ngôn từ của loài người được hình thành và khai triển theo cách mà ta không thể tìm thấy nơi các loài khác. Nó có tính toàn thể. Thí dụ một đứa trẻ người Đức, cha mẹ người Đức, nhưng lớn lên tại Việt nam, sẽ nói tiếng Việt hoàn hảo, cũng như ngược lại một trẻ người Việt lớn lên tại Đức, nói tiếng Đức hoàn hảo. Tôi trích Habermas: „Điều mà làm cho chúng ta vươn lên trong thế giới tự nhiên […] chính là ngôn ngữ. Với cấu trúc của ngôn ngữ chúng ta trở nên trưởng thành. Với câu nói đầu tiên ta tỏ lộ rõ rệt ý định cho một sự hòa hoãn bao trùm và tự nhiên“.
Theo Habermas thì ngay trong cấu trúc của ngôn ngữ đã chứa đựng mong muốn một sự đồng thuận tự nhiên, tức là tìm đến một sự nhất trí trong hòa bình. Vì dù muốn nói gì thì khi ta bắt đầu nói, thì ta đã muốn người khác hiểu ta, tức là người khác chịu nghe ta. Thứ hai, tức là ta đã muốn người khác hiểu những gì ta kể lể. Thứ ba ta muốn người khác hiểu ta và quan niệm của ta và thứ tư cuối cùng mong sẽ có sự nhất trí. Tuy không phải luôn luôn được như vậy, có khi không hiểu nhau hay nói với nhau không đúng đề tài, nhưng điều mong muốn được nhất trí trong ngôn ngữ luôn luôn có sẵn. Vì thế, quan niệm lạc quan của Habermas là thế giới dù có khi thoái trào nhưng sẽ tiến gần lên với nhau. Và triết học sẽ đóng vai trò của mình.
Bởi từ xa xưa, các triết gia như Plato và Khổng Tử – bất kể những nguồn gốc văn hóa khác nhau, và vượt trên mọi biên giới các châu lục – đã đặt ra cũng cùng một câu hỏi như nhau: câu hỏi về sự thật. Kể cả khi với những viễn ảnh mà họ nhìn lên thế giới và diễn giải về thế giới hoàn toàn khác nhau, thì họ vẫn đã đi đến cũng cùng một nhận định như nhau: Chúng ta là những con người, và như thế chúng ta buộc mình phải suy tư và hành động theo nhân tính và đúng nhân đạo. Điều đó Khổng Tử đã diễn tả một cách vô cùng kỳ diệu qua chỉ một câu nói: “Cuộc sống ở một nơi nào đó sẽ là tốt đẹp, khi con người có quan hệ tình nghĩa với nhau”. Và điều này thích đáng không chỉ cho những nhóm người, những xã hội hay những quốc gia riêng lẻ, nhưng là cho toàn thể thế giới của chúng ta như là một tổng thể.
Thân ái kính chào từ thành phố München, CHLB Đức.
Walther Ziegler
./.
CEO của Văn Lang giới thiệu bộ sách
Xin đọc thêm tin tức về buổi họp báo tại đây:
Báo Dân Trí: Ra mắt bộ sách “Những nhà tư tưởng lớn”
Báo Thanh niên: Sách tinh hoa “bom tấn” của Đức đến với Việt Nam
Thư cám ơn của Văn Lang và vài hình ảnh buổi họp báo
.
Xin xem vài hình ảnh họp báo ở cuối trang
.
Xin tham khảo bản tiếng Đức của tác giả:
Grußwort und Rede vom Verfasser
Dr. Walther Ziegler
Zur Video-Presse-Konferenz am 19. November 2022 in Saigon
zur Vorstellung des Projekts „Große Denker in 60 Minuten“
mit 19 Büchern in der Vietnamesischen Sprache
Ich begrüße Sie ganz herzlich aus München und freue mich, an der Pressekonferenz in Ho-Chi-Minh-Stadt teilnehmen zu dürfen. Schon vor ein paar Tagen hatte ich ein schönes Erlebnis. Es klingelte an meiner Türe und der Postbote brachte mir das Paket mit 10 weiteren philosophischen Büchern in vietnamesischer Sprache. Sie sind wunderschön geworden und ich war emotional sehr ergriffen. Zwar erscheinen die Bücher inzwischen weltweit in sechs Sprachen, auf Deutsch, Englisch, Französisch, Vietnamesisch, Koreanisch und werden derzeit auch noch in die chinesische Sprache übersetzt. Auch Japan hat jetzt angefragt, aber Vietnam – und das werde ich niemals vergessen –ist das allererste Land, das es gewagt hat, die Buchreihe den Menschen im Asiatischen Kulturkreis zugänglich zu machen.
Dafür möchte ich mich ganz herzlich beim Van Lang Verlag bedanken und vor allem bei Herrn Luu Hong Khanh und seinen engagierten Übersetzern. Der Van Lang Verlag war mit der Veröffentlichung sehr mutig, denn niemand konnte wissen, dass diese Bücher in Vietnam auf so großes Interesse stoßen und niemand konnte wissen, ob man sie überhaupt angemessen übersetzen kann. Philosophische Bücher sind unendlich viel schwerer zu übersetzen als Romane, Reiseberichte oder Kochbücher. Die Übersetzer der Großen Denker müssen nämlich nicht nur die vietnamesische und deutsche Sprache perfekt beherrschen, sie müssen darüber hinaus den Kerngedanken des jeweiligen Philosophen verstehen und in der Lage sein, diesen Kerngedanken mit eigenen Worten wiederzugeben. Denn oftmals gibt es keine wörtlichen Übersetzungen oder die Worte haben in der deutschen und vietnamesischen Sprache unterschiedliche Bedeutungen. Aber die Übersetzer haben es geschafft.
Liebe Übersetzerinnen und Übersetzer, ich danke Ihnen herzlich für ihre Sorgfalt und Zeit. Die viele kostbare Zeit, die sie investiert haben, wird ihnen wahrscheinlich niemals komplett in Geld entlohnt werden können, aber sie leisten etwas, das vielleicht von weitaus größerem Wert ist, als es ein materieller Lohn sein könnte. Sie bringen Menschen aus verschiedensten Kulturkreisen einander näher. Und dieses Näherkommen ist ein lebendiger und gegenseitiger Prozess. Europäische Philosophen kommen mit ihren Gedanken nach Asien und asiatische Philosophen nach Europa. Ich darf Ihnen an dieser Stelle versichern: Die deutschen und englischen Bücher über Konfuzius und Buddha finden hier in Europa bereits jetzt viele begeisterte Leser. Und ich behaupte: Jeder Mensch der sich einmal intensiv mit Philosophie beschäftigt, wird den Weg der weltweiten Verständigung beschreiten und sich nicht mehr davon abbringen lassen.
Und damit bin ich beim Kern unseres gemeinsamen Projektes.Ich sage gemeinsam, weil ich von Anfang an Herrn Luu Hong Khanh fest an meiner Seite wusste und ihm voll und ganz vertraue. Kein Zweifel, Herr Luu Hong Khanh ist der Mentor und Vater des gesamten Projektes. Als er die Idee erzählte, die großen Denker zu übersetzen und in Vietnam einen Verlag zu suchen und wir die ersten Mails ausgetauscht haben, war uns beiden sehr schnell bewusst, dass ein solches Projekt so viele Hindernisse überwinden muss, dass der materielle Aspekt keine Rolle spielen darf. Es war und ist ein Projekt der Aufklärung. Mit Aufklärung meinen Herr Luu Hong Khanh und ich die große Aufgabe, den Menschen der Welt ein Wissen zu ermöglichen, das sie befähigt, im Sinne einer gemeinsamen und gelingenden Zukunft, rational zu entscheiden und zu handeln.
Das klingt vielleicht etwas hochtrabend, meint aber etwas ganz Einfaches. Die Menschheit hat die Chance, sich weiter zu entwickeln und am Ende über alle Grenzen hinweg zu denken und zu handeln.
Eine solche friedliche Zusammenarbeit aller Völker erscheint im Augenblick angesichts der aktuellen Kriege und Konflikte in weiter Ferne. Sie ist aber erreichbar – davon bin ich fest überzeugt. Natürlich kann niemand das Ende der Geschichte vorhersagen. In der Philosophie gibt es dazu drei verschiedene Theorien. Erstens, die Kreislauftheorie, wonach sich die Geschichte zyklischwiederholt und im Wesentlichen immer wieder von vorn beginnt, etwa als Wiederkehr des ewig Gleichen ohne Anfang und Ende.
Zweitens, die linear aufsteigende Fortschrittstheorie, wonach die Geschichte einen ständigen Fortschritt bedeutet und die Menschheit durch technische und gesellschaftliche Neuerungen auf immer höhere moralisch kulturelle Ebenen kommt und somit auf ein positives Endziel zusteuert.
Und drittens, die linear absteigende Entfremdungstheorie, wonach sich die Menschheitgenau umgekehrt mit jedem technischen und wirtschaftlichen Fortschritt immer weiter von ihrer ursprünglichen Natur entfremdet und moralisch verkommt. Die drei Theorien besagen in Kurzform: Erstens, die Welt dreht sich im Kreis und bleibt wie sie ist. Zweitens, die Welt wird immer besser oder drittens, die Welt wird immer schlechter.
Die Kreislauftheorie wird erstmals vom antiken Historiker Thukydides vertreten. Er berichtet vom Krieg der griechischen Stadtstaaten Sparta und Athen. Als Athen durch den Handel immer bedeutender wurde, versuchte das damals etwas mächtigere Sparta den Aufstieg Athens in einem jahrelangen Krieg zu verhindern. Dies, so Thukydides, sei kein Einzelfall. In der Geschichte würden sich auch in Zukunft in allen Epochen immer wieder Kriege um Macht und Einfluss ereignen. Das sei das Schicksal der Menschheit, weshalb es keinen wirklichen Fortschritt gäbe. Und tatsächlich haben wir seit 2500 Jahren ja immer noch Kriege um Macht und Einfluss.
Stimmt also die Kreislauftheorie? Drehen wir uns tatsächlich immer nur im Kreis? Nein, sagt der berühmte Geschichtsphilosoph Hegel. Die Geschichte der Menschheit, so Hegel, lässt trotz aller Rückschläge und Kriege sehr wohl einen großen Fortschritt erkennen. Die Geschichte, so Hegel, ist eine beständige Aufwärtsbewegung von einfachsten barbarischen Anfängen mit Faustrecht bis hin zu zivilisierten Staaten mit Rechtssicherheit, Gesetzen und gegenseitiger Anerkennung der Würde des Menschen. Sklaverei gehört beispielsweise der Vergangenheit an. Die Menschen sind mit Vernunft ausgestattet und diese Vernunft, so Hegel, wird uns helfen, die Welt immer weiter zu verbessern. Es gibt deshalb einen dauerhaften technischen und gesellschaftlichen Fortschritt, so dass es den Menschen im Laufe der Zeit immer besser geht.
Die Philosophen der dritten Theorie sind dagegen sehr pessimistisch. Sie sehen es umgekehrt. Der zunehmende technische Fortschritt würde uns eher in Gefahr bringen. So sagt der Fortschrittskritiker und Philosoph Adorno. Ich zitiere: „Keine Universalgeschichte führt vom Wilden zur Humanität, sehr wohl eine von der Steinschleuder zur Megabombe. Sie endet mit der totalen Drohung der organisierten Menschheit gegen die organisierten Menschen […].“ Die historische Entwicklung, so Adorno, bringe eine immer größere Bedrohung mit sich.
Ich persönlich denke, wir sollten nicht in Pessimismus verfallen und weiter hartnäckig versuchen, die Welt zu verbessern und unsere Probleme mit Hilfe der Vernunft zu lösen.Die Geschichte ist trotz aller Rückschläge eine Aufwärtsbewegung. Und gerade die Philosophie kann der Menschheit den Weg weisen, den Weg zu einer gelingenden Veränderung der Welt. Ganz aktuell hatte ich mit Jürgen Habermas einen schönen Briefwechsel. Habermas, den sie ja dankenswerterweise bereits in die Vietnamesische Sprache übersetzt haben, ist ja ein zeitgenössischer Philosoph, der sich seit vielen Jahren zur Weltpolitik äußert. Auch er ist überzeugt, dass die Welt weiter zusammenwachsen wird. Eine entscheidende Rolle spielt dabei die Sprache. Sie kann und wird uns helfen. Dennin der Sprache selbst liegt, so Habermas, ein verbindendes Element. Die Sprache, so Habermas wörtlich, ist eine universale Gattungskompetenz, eine Fähigkeit, die jedem Menschen auf der ganzen Welt bei seiner Geburt zukommt und die uns von allen anderen Wesen, etwa von den Tieren abhebt.
Und tatsächlich ist die sprachliche Verständigungund die Sprachfähigkeit beim Menschen in einer Weise ausgebildet und entwickelt,wie man sie sonst bei keiner anderen Gattungvorfindet. Sie ist universal. So lernt ein Kindaus Deutschland mit deutschen Eltern, das in Vietnam aufwächst,ebenso perfekt vietnamesisch zu sprechen, wie umgekehrtein vietnamesisches Kind, das in Deutschland aufwächst am Ende auch perfekt deutsch spricht. Habermas sagt wörtlich, ich zitiere: „Das, was uns aus Natur heraushebt, ist […] die Sprache. Mit ihrer Struktur ist Mündigkeit für uns gesetzt. Mit dem ersten Satz ist die Intention eines allgemeinen und ungezwungenen Konsensus unmissverständlich ausgesprochen.“
In der Struktur der Sprache ist bereits, so Habermas, der Wunsch nach einem ungezwungenen Konsens, also nach einer friedlichen Übereinkunft angelegt. Denn unabhängig davon, was wir gerade sagen, wollen wir, sobald wir zu sprechen beginnen, dass der Andere uns versteht, also zum Beispiel, dass er uns hören kann, zweitens, dass er den Inhalt, den wir erzählen, versteht, drittens, dass er mich und meinen Standpunkt versteht und viertens, dass wir uns am Ende vielleicht sogar darüber einigen können. Das ist zwar nicht immer der Fall, manchmal streiten wir auch oder reden aneinander vorbei, aber der Wunsch nach Verständigung ist in der Sprache hartnäckig angelegt. Deshalb, so die optimistische Prognose von Habermas, wird die Welt trotz aller Rückschläge weiter zusammenwachsen. Die Philosophie leistet dazu seit jeher ihren Beitrag.
So haben Philosophen von Platon bis Konfuzius, unabhängig von ihrer kulturellen Herkunft, über Kontinente hinweg genau dieselbe Frage gestellt – die Frage nach der Wahrheit. Auch wenn die Perspektiven, mit denen sie die Welt gesehen und erklärt haben, durchaus unterschiedlich sind, kommen sie doch zu einer gemeinsamen Erkenntnis:Wir sind Menschen und als solche darauf angewiesen, menschlich und menschheitlich zu denken und zu handeln. Konfuzius hat es wunderbar in einem einzigen Satz auf den Punkt gebracht. Ich zitiere: „Das Leben an einem Ort ist erst dann schön, wenn die Menschen ein gutes Verhältnis zueinander haben“. Und dies gilt nicht nur für einzelne Gruppen, Gesellschaften oder Nationen, sondern für unsere Welt als Ganzes.
Herzliche Grüße aus München.
[Walther Ziegler]
./.


