Israel Mới và Israel Cổ đại
Những lý do dân phi-Do-Thái Mỹ ủng hộ Quốc gia Do Thái
Tác giả: Walter Russel Mead (Foreign Affairs, tháng Bảy/tháng Tám 2008)
Người dịch: Trần Ngọc Cư
Dẫn nhập của dịch giả: Quyết định của Chính quyền Trump chính thức công nhận Jerusalem là Thủ đô của Israel và cho dời Đại sứ quán Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ từ Tel Avi đến Jerusalem đang dấy lên một làn sóng phẫn nộ trong thế giới Hồi giáo và gặp sự phản đối từ nhiều cường quốc đồng minh Phương Tây cũng như từ Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, nếu đặt quyết định này trong bối cảnh chính trị Mỹ hiện nay, nó có thể là một hành động khôn ngoan của Tổng thống Trump nhằm củng cố hậu thuẫn của các lực lượng dân tộc chủ nghĩa Da trắng (White nationalists) và các giáo hội Tin Lành bảo thủ đã đưa ông vào Nhà Trắng — một cơ sở hậu thuẫn rất cố kết (cohesive) đã và sẽ giúp ông lèo lái qua nhiều sóng gió của chính trị nội bộ. Cũng là lẽ thường, mỗi khi phải đối đầu với quá nhiều thử thách trong nước, các lãnh đạo chính trị thường mở con đường sống, thậm chí là con đường máu ở ngoài nước, chủ yếu để chuyển hướng dư luận nội bộ …
Nhà lý luận cung đình của Trung Quốc
Sự trỗi dậy của Vương Hỗ Ninh
Tác giả: Ryan Mitchell
Người dịch: Huỳnh Hoa
DĐKP giới thiệu: Một gương mặt mới trong bộ phận chóp bu đảng Cộng Sản Trung quốc (CSTQ) là Vương Hỗ Ninh. Nhiệm vụ của Vương có lẽ là xây dựng hệ tư tưởng cho bộ máy quyền lực đảng CSTQ. Đặc tính của Vương thể hiện trong các công trình nghiên cứu mấy thập niên qua là, trên đường xây dựng học thuyết “chủ nghĩa xã hội mang đặc điểm Trung Quốc”, Vương không coi trọng Marx-Lenin, mà đặt nền tảng lý luận trên hệ tư tưởng phương Tây trong buổi đầu của thời hiện đại (tức khoảng thế kỷ 16-18), với mục đích là tìm kết luận về sự cần thiết của nhà cai trị mạnh mẽ, mà theo nhận định chủ quan của Vương, là một yếu tố quan trọng đã đưa Tây Phương lên tột đỉnh của sự thống trị hoàn cầu, điều mà Tập Cận Bình đang cần.
Nhận thức của Vương về vai trò của nhà cai trị mạnh mẽ không đúng. Có lẽ Vương chịu ảnh hưởng tư tưởng của Niccolo Machiavelli trong thế kỷ 16 đã từng chờ đợi một lãnh tụ đầy quyền uy để thống nhất nước Ý, bất chấp những gì sẽ xảy ra cho các nước chung quanh, bất chấp cả nền văn hóa Cơ Đốc có thể bị ảnh hưởng. Nhà cai trị mạnh mẽ trong quan niệm của Vương không phải là điều cốt lõi của nguồn gốc văn minh phương Tây. Nó có thể quan trọng trong thời cổ đại và trung cổ, nhưng trong lịch sử cận đại, mọi nhà cai trị mạnh mẽ với mộng bá vương cuối cùng đều tiêu tan sự nghiệp: Napoléon của Pháp, Mussolini của Ý, Hitler của Đức v.v… Tuy thế, cách tiếp cận của Vương sẽ là một cơ hội cho giới trẻ Trung Quốc có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng phương Tây, qua đó họ sẽ tự tìm thấy nhiều điều quan trọng khác về lý thuyết nhà nước hiện đại, về tự do, về dân chủ, về kinh tế thị trường, và nhất là về nguồn gốc và quá trình phát triển các cuộc cách mạng lớn thời cận đại v.v… Được như thế, cuộc cách mạng bên trong Trung Quốc sẽ tự nó diễn ra đúng qui luật như nó đã xảy ra tại phương Tây cuối thế kỷ 18. Tìm hiểu Vương Hỗ Ninh lúc này có lẽ cũng là điều thú vị.
Liệu Mỹ có còn an toàn cho Dân chủ?
Lý do tại sao Hiệp Chủng Quốc có nguy cơ rơi vào thoái trào dân chủ
Tác giả: Robert Micky, Steven Levitsky, và Lucan Ahmad Way
Người dịch: Trần Ngọc Cư
DĐKP giới thiệu: Nhân cách và chính sách hung hãn của Donald Trump đã bộc lộ rõ trong thời gian tranh cử và sau một năm cầm quyền. Cực kỳ bảo thủ về giới tính, về sắc tộc, chính sách về bảo vệ môi trường, NATO, Israel-Palestina, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, co cụm về ngoại thương v.v… và v.v… chỉ là vài thí dụ. Nội dung mang tính dân túy cực đoan của Donal Trump làm chúng ta nhớ lại hai cuộc thế chiến đầu thế kỷ 20. Hitler vào thập niên 1930 vẫn chưa thô bạo và thiếu văn hóa như Trump, thế mà chỉ vài năm sau, cả thế giới phải kinh hoàng với tội ác vô tiền khoáng hậu của Hitler. Trở về năm 1914, vị hoàng đế Đức Wilhelm II vẫn còn có văn hóa và ôn hòa hơn Trump, nhưng rồi châu Âu cũng một phen chao đảo với thế chiến I. Định chế nhà nước khi bị thay đổi đến một mức độ nào đó có thể đẩy cả dân tộc đến vực thẳm và thế giới phải chịu họa lây.
Dưới mắt nhìn của Bắc Mỹ hoặc Á Châu, có thể Donald Trump chỉ là nguy cơ về suy thoái dân chủ. Đối với người châu Âu đã thấm thía sự tàn khốc của thế chiến II, Trump còn là nguy cơ của chiến tranh không ai đoán trước. Nhất là chúng ta cũng chưa quên rằng, trong thế kỷ 20, Hoa Kỳ đã hưởng lợi lớn từ hai cuộc thế chiến: Riêng với thế chiến II, tổng sản phẩm quốc nội GDP của Mỹ tăng hơn 120% sau 6 năm chiến tranh từ 1939-1945 (Xem thống kê US Bureau of Economic Analysis – USBEA), tức bình quân tăng 20% mỗi năm, một sự kiện có một không hai trong lịch sử kinh tế nhân loại. Điều đó cực kỳ hấp dẫn đối với tư duy America First của Donald Trump.
DĐKP xin giới thiệu bài báo đặc sắc sau đây phân tích những thay đổi định chế nhà nước đã, đang và có thể tiếp tục xảy ra tại Mỹ. Đến một mức độ nào đó, những thay đổi tồi tệ đó sẽ tạo nên chế độ độc tài và thảm họa chiến tranh với hệ lụy của vũ khí nguyên tử.
Chỉ có nhân dân Mỹ mới có khả năng ngăn chận viễn cảnh đó. Nếu mức độ ủng hộ Trump không giảm xuống đáng kể, và nếu Trump còn được tái cử ba năm sau, mọi khả năng tồi tệ nhất đều có thể trở thành hiện thực.