Trang chủ » Posts tagged 'Điểm sách'
Tag Archives: Điểm sách
Pierre Bourdieu và “Sự khốn khổ của thế gian”
La misère du monde, NXB Seuil, 1993 (coll. Points), 1468 trang.
Tác giả: Nguyễn Huỳnh Mai (Xem thêm trang nhà: https://huynhmai.org/)
Pierre Bourdieu (1930-2002), xã hội học gia người Pháp.
Nếu Auguste Comte và Emile Durkheim được xem như hai bậc tiên phong của xã hội học thì Pierre Bourdieu đóng vai người cha trí tuệ của một số không nhỏ các nhà xã hội học trên thế giới hiện nay. Các khái niệm như “sự tái tạo xã hội”, “bốn loại vốn”, “tập tính”, “trường”, “bạo lực biểu tượng”, … của ông thường được bàn đến. Bài này giới thiệu một tác phẩm do Pierre Bourdieu chủ biên, La Misère du Monde – Sự khốn khổ của thế gian – xuất bản năm 1993.
Nhân đọc “CHAT VỚI JOHN LOCKE” của Bùi văn Nam Sơn
Tác giả: Bùi Văn Nam Sơn
Người giới thiệu: Tôn Thất Thông
Nói về lý thuyết tự do và lý thuyết nhà nước không thể không nói tới hai nhân vật nổi danh của trào lưu khai sáng châu Âu thế kỷ 17 và 18, ấy là John Locke (1632-1704 người Anh) và Baron de Montesquieu (1689-1755 người Pháp). Nếu Montesquieu nổi tiếng về lý thuyết nhà nước và để lại cho hậu thế những tư tưởng vĩ đại làm nền tảng chính trị cho hàng trăm quốc gia hiện đại, thì John Locke lý giải xuất sắc cả hai lý thuyết ấy, nhất là chỉ cho chúng ta mối quan hệ mật thiết giữa tự do bẩm sinh và thể chế chính trị.
Đọc sách: Tư Bản trong thế kỷ XXI
Tác giả: Thomas Piketty
Điểm sách: Nguyễn Quang
Hẳn chúng ta không ai lạ gì giáo sư Thomas Piketty, ngôi sao sáng hiện tại trong bầu trời nghiên cứu kinh tế của Pháp và cả thế giới. Tác phẩm của Piketty “Tư bản trong thế kỷ XXI” ra đời năm 2014 đã là Bestseller suốt một thời gian dài. Sử dụng một cơ sở dữ liệu khổng lồ, Piketty đưa ra luận đề mới về sự bất bình đẳng trong xã hội, một luận đề gây tranh cãi dữ dội trên toàn cầu. Cuối cùng thì cả những kinh tế gia đoạt giải Nobel như Paul Krugman cũng thừa nhận rằng, không còn gì để bàn cãi nữa. Luận đề của Piketty được đánh giá rất cao, các tổ chức tài chính quốc tế sử dụng cho thống kê của họ, các đại học đã đưa luận đề này vào các bài giảng.
Những ai quan tâm đến công bằng xã hội không thể không biết đến luận cứ của Piketty. Bài điểm sách của Nguyễn Quang đăng trên Thời Đại Mới số 31/2014 giúp chúng ta một cái nhìn rất rõ nét. Chuyên gia kinh tế thì nắm được trong tay nguồn dữ liệu quí giá. Giới độc giả không chuyên nghiệp thì chỉ việc bỏ qua những công thức toán học và những biểu đồ thống kê là đã có một cái nhìn có ích…
Đọc sách “Việt Nam 1946: Chiến tranh đã bắt đầu ra sao”
Tác giả: Stein Tonnesson, sử gia Na Uy
Điểm sách: Vũ Tường, giáo sư đại học Oregon, USA
DĐKP giới thiệu: Lịch sử Việt Nam năm 1946 có hai sự kiện quan trọng: Hiêp ước Sơ bộ ngày 6.3.1946 và chiến tranh đông dương bùng nổ ngày 19.12.1946. Nếu Hiệp ước Sơ bộ lóe ra chút ánh sáng cho hoà đàm thành công thì biến cố 19.12.1946 đã làm tiêu tan mọi hy vọng. Giới truyền thông đảng CSVN luôn luôn biện minh rằng đánh Pháp đến cùng là con đường tất yếu và tốt nhất để giành độc lập. Thế hệ trẻ Việt Nam suốt hơn 40 năm nay đều học lịch sử như thế. Nhiều trí thức yêu nước tại Việt Nam dù không là đảng viên cũng tin như thế. Một số nhà nghiên cứu đứng đắn ở hải ngọai, vốn dĩ có một ít cảm tình với phong trào Việt Minh cũng dễ dàng chấp nhận lập luận đó. Thế nhưng, nghiên cứu tình hình chính trị thế giới sau thế chiến II, xem xét quan hệ quốc tế và tương quan lực lượng lúc ấy giữa bốn nước Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô thì chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy: tiến hành chiến tranh không phải là con đường duy nhất để dành độc lập, lại càng không thể là con đường tốt nhất, mà nó chỉ thể hiện sự thắng thế của phe chủ chiến trong nội bộ đảng CSVN lúc ấy, với hàng triệu sinh mạng người Việt Nam hy sinh. Stein Tonnesson với tư liệu phương tây và Vũ Tường với tư liệu trích từ Văn kiện Đảng tập 8 cung cấp cho chúng ta một ít tư liệu để góp phần soi sáng một giai đoạn lịch sử mang tính định mệnh của dân tộc Việt Nam, một bước ngoặt oan nghiệt dẫn đến 8 năm chiến tranh, đất nước chia đôi và tiếp theo là cuộc chiến lần thứ hai khốc liệt đến tận 1975. Tổng cộng dân tộc Việt Nam mất 30 năm cho chiến lược “dùng bạo lực cách mạng để cướp chính quyền” với quyết tâm “đánh đến cùng”: mất 30 năm phát triển và xây dựng, thêm vài triệu nhân mạng, thêm mảnh đất bị cày xới bởi bom đạn và khai quang, thêm một thế hệ thanh niên bị chấn thương tâm lý vì chiến tranh. Phải chăng mất mác này có thể tránh được với tư tưởng hiếu hòa cộng thêm một ít khôn ngoan về ngoại giao?
Karl Marx: Cuộc đời của thế kỷ 19
Tựa sách “Karl Marx: A nineteenth-Century Life” – 648 trang, giá 35$
Tác giả: Jonathan Sperber (Sử gia Lịch sử châu Âu cận đại, GS đại học Missouri)
Tác phẩm đồ sộ này vẽ lại chân dung của một triết gia mà những lý giải xem ra chỉ có giá trị cho xã hội thế kỷ 19. Tác giả cũng vẽ lại chân dung của một cuộc đời thường trực bất ổn định, kinh tế gia đình thiếu hụt phải sống nhờ vào nguồn tài chính của gia đình vợ và người bạn rộng rãi Engels, có lẽ từ đó tâm lý phản kháng và bạo lực là dấu ấn lên tư tưởng hàng ngày của ông. Sinh viên Việt Nam cần đọc tác phẩm này để biết rằng các bạn hàng năm phải học tập một triết gia mà tư tường và tầm nhìn không vượt quá thế kỷ 19 ông đã sống. Các nhà lập kế hoạch kinh tế của Việt Nam lại càng phải đọc để biết rằng chính sách “định hướng XHCN” xác định từ 30 năm nay là mô hình không tưởng của Marx-Lenin và tại sao nó đưa 15 nước đông Âu vào con đường tụt hậu, nhiều nước ở đó bây giờ vẫn còn là loại công dân hạng hai của cộng đồng châu Âu.
Xin mời các bạn đọc bài điểm sách:
Bản dịch tiếng Việt của Duy Đoàn
Nguyên văn tiếng Anh của John Gray đăng trên The New York Review of Books.
Đặc san Quốc Học 2016 (tóm tắt)
Đặc San Quốc Học 2016 được ấn hành nhân kỷ niệm 120 NĂM KHAI SINH TRƯỜNG QUỐC HỌC-HUẾ. Trường Quốc Học từ khi thành lập đến nay đã giáo dục những thế hệ học trò thành người có tài trên nhiều lãnh vực, trong số đó có những nhân vật lịch sử. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu với bạn đọc một đặc san với nội dung phong phú và hình thức trang nhã .
[Đọc tiếp…]
Vươn Lên Từ Vực Thẳm – Thần kỳ kinh tế Tây Đức sau 1945. Giai đoạn 1945-1950
Giới thiệu sách mới
Vươn Lên Từ Vực Thẳm
Tác giả: Tôn Thất Thông
Nhà xuất bản: Hồng Đức & Phương Nam Book
ISBN 978-604-86-6980-5
Từ một đất nước bị tàn phá khốc liệt, chủ quyền đã mất, xã hội băng hoại, trầm cảm tập thề, hoang mang và tuyệt vọng, làm thế nào mà dân tộc Đức có thể vươn lên được để trở thành cường quốc số một của châu Âu sau một thời gian ngắn? Tác phẩm Vươn Lên Từ Vực Thẳm sẽ cùng độc giả đi tìm câu trả lời.
[Đọc tiếp]
Giới thiệu “Zu Hause sein” của Minh-Khai Phan-Thi
Người điểm sách: Tôn Thất Thông
Hôm nay chủ nhật, trời lạnh, nằm trong chăn ấm đọc nốt những trang cuối cùng của cuốn „Zu Hause sein“. Gấp sách lại. Nhắm mắt để nhớ lại một bé gái 3-4 tuổi trong đêm văn nghệ đại hội thể thao năm nào (hình như 1978) tại Darmstadt cũng như vài lần họp Tết sau đó. Lớn thì ai cũng trưởng thành và khôn ra, đấy là lẽ thường, nhưng khi đọc xong cuốn sách tôi cũng không khỏi ngạc nhiên đến thú vị, thấy lòng mình êm ả với một niềm hạnh phúc đơn sơ: bé gái ngày xưa bây giờ đã thành một nhân vật đáng được ca ngợi, thán phục, và cũng xin chia vui với cha mẹ của tác giả, người bạn lâu năm của tôi ở München, Berlin.
[Đọc tiếp]
Nhân đọc “Trò Chuyện Triết Học” của Bùi Văn Nam Sơn
Người điểm sách: Nguyễn Phú Lộc
Nhận xét của nhà văn Nguyên Ngọc đã nói hết cốt lõi của tác phẩm mà chúng tôi muốn giới thiệu với bạn đọc: “Trong những năm qua Bùi văn Nam Sơn đã lặng lẽ và tận tụy làm một lúc cả hai việc: đưa triết học kinh điển và cập nhật ở tầm mức hàn lâm đến cho người đọc Việt Nam, đồng thời tài hoa đến duyên dáng thường xuyên nói một cách thật giản dị dễ hiểu với công chúng tương đối rộng rãi trong nước những vấn đề khó nhất, tinh tế nhất của triết học”.
[Đọc tiếp]