Trang chủ » Nhân đọc “Chat với John Locke” của Bùi văn Nam Sơn

Nhân đọc “Chat với John Locke” của Bùi văn Nam Sơn

Tháng Sáu 2023
H B T N S B C
 1234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930  

Tìm chuyên mục

Thư viện

Tác giả: Bùi Văn Nam Sơn
Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia TP HCM & Nhà xuất bản Trẻ
Sách dày 200 trang, giá bìa 50.000 ĐVN (phiên bản 2016)
Người giới thiệu: Tôn Thất Thông

bvns_johnlocke

Nói về lý thuyết tự do và lý thuyết nhà nước không thể không nói tới hai nhân vật nổi danh của trào lưu khai sáng châu Âu thế kỷ 17 và 18, ấy là John Locke (1632-1704 người Anh) và Baron de Montesquieu (1689-1755 người Pháp). Nếu Montesquieu nổi tiếng về lý thuyết nhà nước và để lại cho hậu thế những tư tưởng vĩ đại làm nền tảng chính trị cho hàng trăm quốc gia hiện đại, thì John Locke lý giải xuất sắc cả hai lý thuyết ấy, nhất là chỉ cho chúng ta mối quan hệ mật thiết giữa tự do bẩm sinh và thể chế chính trị.

Đọc John Locke chúng ta cần vận dụng khả năng tư duy mới mong hiểu hết, thế mà Bùi Văn Nam Sơn đã viết một tác phẩm tuyệt vời, lý giải những tư tưởng khó hiểu của John Locke bằng hình thức trình bày và văn phong giản dị, có thể chuyển tải những triết lý cao siêu đến từng độc giả bình thường không chuyên môn. BVNS dùng thể loại “đối thoại tưởng tượng” để đặt ra những câu hỏi mà người đọc John Locke thường đặt ra khi gặp khó khăn, qua đó dùng câu trả lời giản dị bằng lý giải của John Locke để chuyển tải tư tưởng cốt lõi của triết gia.

Chúng tôi xin trích một đoạn ngắn (trang 173-175) để giới thiệu.

Độc giả nên tìm mua tác phẩm độc đáo này (về nội dung cũng như phương pháp diễn đạt), lại càng nên đọc chương III – Triết học chính trị (Đừng sợ ngôn từ triết học! BVNS sẽ giúp các bạn hiểu một cách dễ dàng thứ triết học phức tạp ấy). Trong chương này độc giả theo dõi những đề tài lý thú và rất cơ bản cho nền chính trị hiện đại: Hai khảo luận về chính quyền, trạng thái tự nhiên, sở hữu, nhà nước được thiết lập trên cơ sở nào, nhà nước để làm gì, vấn đề phân quyền, quyền đề kháng của nhân dân. Mỗi đề tài được gói ghém chừng 5-10 trang, nhưng đủ để chúng ta theo dõi được những tư tưởng chủ đạo của triết gia về nhà nước. Chỉ một quyển sách duy nhất về John Locke là đủ để phản biện chống lại hàng trăm lý luận gia hàng đầu của đảng CSVN về lý thuyết “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” được ghi trong hiến pháp.

Qua John Locke, chúng ta sẽ tự nhận thức rằng, nhiều quyền tự do của dân tộc Việt Nam đã bị cướp mất mà chỉ có đề kháng, đòi hỏi mới giành lại được, chứ xin xỏ, thỉnh nguyện, kiến nghị sẽ không bao giờ có.

Người giới thiệu: Tôn Thất Thông

***

Trích từ sách, trang 173-175:
Nhà nước để làm gì?

BVNS: Nhà nước, theo quan niệm của Cụ, là chuyện có qua có lại! Nhà nước được thành lập là “vì sự bảo toàn hỗ tương cho cuộc sống, tự do và sở hữu[1]”. So với tình trạng tự nhiên, thì cá nhân mỗi công dân được những lợi gì, thưa Cụ?

John Locke: Lợi ích về ba mặt! Thứ nhất, luật tự nhiên chưa được thấu hiểu mấy trước đây sẽ được bổ sung hoàn chỉnh bằng luật pháp được xác định và được mọi người thừa nhận. Thứ hai, có cơ quan tài phán vô tư của thẩm phán. Việc thi hành án vốn bấp bênh trong trạng thái tự nhiên, nay được bảo đảm. Thứ ba, khi quyền tự nhiên của mỗi cá nhân cần được bảo toàn hoặc bị tranh tụng thì nhà nước mang lại sự bảo vệ đáng tin cậy và một sự an toàn về pháp lý mà tình trạng tự nhiên không thể đáp ứng[2].

BVNS: Một chế độ quân chủ chuyên chế với quyền lực tuyệt đối, không phân chia, có thể mang lại những bảo đảm ấy không, thưa Cụ? 

John Locke: Tuyệt nhiên không thể! Không phải là con người mà chính là luật pháp mới làm công việc cai trị. Ta gọi đó là nền pháp trị (rule of law). Và ngay cả quyền lập pháp cũng phải được kiểm soát và bị hạn định ranh giới. Nó phải hướng đến phúc lợi chung. Nó cai trị bằng những luật lệ công khai, xác định (chứ không phải bằng sắc lệnh hay những chỉ thị tùy tiện). Nó phải tôn trọng sở hữu, cụ thể là không được tăng thuế mà không có sự đồng tình, và càng không được chuyển trao quyền lực của mình vào tay kẻ khác[3]. Vì sao? Vì quyền lực bắt đầu từ nhân dân, chỉ có nhân dân mới được quyền chuyển giao quyền lực.

BVNS: Thế hình thức nhà nước nào là phù hợp với những mục tiêu ấy, thưa Cụ?

John Locke: Tôi viết chương X quá ngắn gọn để bàn về vấn đề này. Nay nhìn lại, phải thú nhận rằng đó là chương… yếu nhất của cả quyển Khảo luận thứ hai của tôi! Tôi đã chỉ liệt kê và sắp bên cạnh nhau mà chưa có sự chọn lọc giữa nào là chế độ dân chủ, chế độ đầu sỏ, chế độ quân chủ cha truyền con nối, chế độ quân chủ tuyển cử và các hình thức hỗn hợp khác. Trong điều kiện lúc bấy giờ, tôi thiên về chế độ quân chủ lập hiến, tuy nhiên cũng chưa có điều kiện để thực sự làm rõ mối quan hệ giữa vua và nghị viện. Thay cho một học thuyết rõ ràng về các hình thức nhà nước, tôi mong người đọc ngày nay quan tâm đến học thuyết của tôi về sự phân quyền!

(…)

Tác giả: Bùi Văn Nam Sơn

Ghi Chú

[1] Treatise II, §123

[2] Treatise II, §124

[3] Treatise II, §135-142

%d người thích bài này: